• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Trồng cao su xen với cà phê: Hiệu quả thấy rõ

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 15/09/2012
Ngày cập nhật: 17/9/2012

Cây cao su đã khẳng định vị thế trên vùng đất Sông Hinh (Phú Yên), và để tận dụng tối đa tài nguyên đất, nhiều hộ đã trồng xen loại cây này vào vườn cà phê. Cách làm này bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế.

Nông dân huyện Sông Hinh trồng xen cây cao su trong vườn cà phê, dần dần cây cao su sẽ thay thế cây cà phê - Ảnh: V.THÙY

Thực tế cho thấy lợi nhuận từ cây cà phê không thực sự rõ nét, do năng suất cây trồng năm được năm mất, giá cả bấp bênh. Đất trồng cà phê thường là đất đỏ, màu mỡ… nên không để lãng phí tài nguyên đất đai, nhiều người đã tìm hướng đi mới bằng cách chuyển đổi cây trồng hợp lý, trong đó phần lớn được chọn là chuyển sang trồng cao su. Ông Phan Xuân Hồng ở thị trấn Hai Riêng có hơn 1 ha cà phê chè, năm 2005 ông Hồng quyết định trồng xen cây cao su với cây cà phê. Mục đích lúc đầu trồng để lấy bóng mát nên quy cách cũng có sự thay đổi. Bình thường trồng cao su hàng cách hàng 6m, cây cách cây 3m, còn ông Hồng trồng hàng cách hàng 8m, cây cách cây 3m. Đến nay 1 ha cao su với khoảng 400 cây mỗi lần cạo mủ cho năng suất khoảng 40 kg mủ đông, với giá bán 16.000 đồng/kg, lợi nhuận thu về trung bình 8 triệu đồng/tháng. Theo ông Hồng, nếu thực hiện đúng quy trình, chăm sóc kỹ, cây cao su sẽ có tác dụng hỗ trợ cho cây cà phê khi gặp nắng hạn, thiếu nước tưới. Bên cạnh đó, thời điểm cây cao su rụng lá nghỉ đông cũng là lúc cây cà phê có nhu cầu cao về quang hợp. Hạn chế của mô hình xen ghép này là thời gian thu hoạch cà phê kéo dài hơn do quả chín không đều; việc bón phân cũng như phòng trừ nấm hồng, rệp sáp yêu cầu khắt khe hơn.

Còn ông Nguyễn Ngọc Hạnh ở khu phố 5, thị trấn Hai Riêng cho biết, với hơn 1 ha cà phê 5 năm tuổi của mình, ông cũng trồng xen cao su nhưng với mật độ thưa, hàng cách hàng 12m, cây cách cây 3m. Theo ông Hạnh, trồng như vậy lượng mủ mỗi cây cao su cho nhiều hơn, trong khi đó vẫn đảm bảo năng suất cà phê, quan trọng hơn là hạn chế được rủi ro sau này.

Việc đưa cây cao su xen với cà phê diễn ra phổ biến ở các xã có diện tích cà phê lớn trên địa bàn huyện, như: Ea Trol, Ea Ly, Ea Bar… Ông Phan Công Quyền, Trưởng thôn Chứ Sai, xã Ea Trol cho biết, trong 300 ha cà phê của thôn đã có gần 90% diện tích được người dân trồng xen cao su, đến nay một số diện tích gần đến tuổi khai thác mủ. Điều đáng nói là phần lớn diện tích này được trồng nhằm chuyển đổi cây trồng từ cà phê sang cao su, mật độ trồng dày, từ 500 đến 550 cây/ha. Ngay cả vùng trọng điểm cây cà phê là Nông trường cà phê Ea Bá, việc trồng xen cao su với cà phê cũng được khuyến khích. Ông Vũ Đức Phong, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cà phê Ea Bá cho biết: Hiện đơn vị đang quản lý 1.000 ha đất, trong đó hơn 500 ha trồng cao su và khoảng 450 ha cà phê kinh doanh. Trong đó hơn một nửa diện tích cà phê đã được trồng xen cao su, số diện tích cà phê này gần thời kỳ kinh doanh, khi cây cao su cho mủ cũng là lúc kết thúc chu kỳ khai thác của cây cà phê. Vì vậy, công ty khuyến khích người trồng cà phê chuyển mạnh sang đầu tư cho cây cao su.

Ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh cho biết: Chủ trương của huyện là đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chú trọng đầu tư phát triển các loại cây công nghiệp có hiệu quả kinh tế cao. Ngoài cây cà phê, cao su, các cây công nghiệp khác được khuyến khích mở rộng trên những diện tích đất phù hợp như hồ tiêu, mắc ca, ca cao… Với những vườn cà phê già cỗi, hoặc không chủ động được nguồn nước, năng xuất thấp thì chuyển đổi sang cây trồng khác phù hợp hơn. Đối với cây cao su là cây công nghiệp dài ngày có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với thổ nhưỡng địa phương nên đã mang lại thu nhập khá cho nhiều hộ gia đình. Hiện tổng diện tích trồng cao su của huyện hơn 2.300 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Ea Bar, Ea Ly, Ea Trol, trong đó có khoảng 700 ha đang kỳ cho mủ, và theo quy hoạch đến năm 2015 sẽ trồng 6.000 ha cao su.

Để phát triển loại cây trồng này trên vùng đất Sông Hinh, UBND huyện đang triển khai mô hình trình diễn trồng cây cao su tại các xã Ea Bia, Đức Bình Đông, Đức Bình Tây và Sơn Giang trên 4 ha. Kinh phí thực hiện mô hình trên 83 triệu đồng, trong đó huyện hỗ trợ không hoàn lại trên 34 triệu đồng. Mục tiêu của dự án nhằm xác định loại cây trồng trên vùng đất mới, chế độ sinh trưởng, phát triển và giá trị kinh tế mang lại so với các loại cây trồng khác.

VĂN THÙY

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang