• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Giang: Chăm sóc lúa mùa cuối vụ - Chủ động, đừng chủ quan

Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 12/09/2012
Ngày cập nhật: 13/9/2012

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, lúa mùa năm nay sinh trưởng và phát triển tốt, khả năng tiếp tục được mùa. Tuy nhiên nông dân không nên chủ quan mà cần chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa ở giai đoạn cuối vụ.

Cán bộ khuyến nông xã Tân Thanh (Lạng Giang) hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa.

Đã gần trưa, trời nắng gắt nhưng bà Luyện Thị Hồng, thôn Mải Hạ, xã Tân Thanh (Lạng Giang) vẫn có mặt ở thửa ruộng 1,5 sào của gia đình. Bà Hồng cho biết, vụ mùa này gia đình bà cấy giống KD18, do điều kiện thời tiết thuận lợi nên lúa phát triển tốt, đến nay đã bắt đầu xuôi quả. Được cán bộ khuyến nông cơ sở hướng dẫn, trước đó bà đã phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân và rầy nâu. Nhưng mấy ngày gần đây phát hiện lúa bị chuột cắn phá, vì vậy bà phải dọn sạch bờ, cắm cọc, dùng ni-lông quây quanh ruộng, ngăn chuột vào cắn lúa.

Chị Đặng Thị Sâm, cán bộ khuyến nông xã Tân Thanh cho biết, vụ mùa 2012, toàn xã gieo cấy hơn 400 ha lúa, trong đó 80% là trà mùa sớm và chính vụ. Do địa hình đồng ruộng bị chia cắt, không tập trung nên nông dân chủ yếu sử dụng các giống lúa thuần như KD18, Q5, TBR45... và khoảng 25 ha lúa lai (giống Syn6, Đắc ưu11, BTE1). Từ cuối tháng 8, khi phát hiện một số diện tích lúa mùa bị nhiễm sâu bệnh, UBND xã yêu cầu cán bộ khuyến nông hướng dẫn nông dân căn cứ vào thực tế sản xuất và chỉ đạo từ Phòng Nông nghiệp-PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật huyện để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh cụ thể. Đến nay toàn xã đã khống chế hiệu quả sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 và đang tiếp tục theo dõi, phòng trừ một số đối tượng sâu bệnh khác.

Trao đổi với các cán bộ Trạm Bảo vệ thực vật huyện Lạng Giang, được biết, vụ mùa 2012 huyện gieo cấy 7.600 ha. Qua điều tra có 820 ha nhiễm sâu cuốn lá nhỏ, 98 ha bị đốm sọc vi khuẩn, 930 ha nhiễm bệnh khô vằn và một số diện tích nhỏ bị rầy nâu, chuột phá hại. Từ trung tuần tháng 8, huyện Lạng Giang tiến hành phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ trên diện tích 4.000 ha, đồng thời theo dõi, thực hiện phòng, chống một vài đối tượng sâu bệnh khác. Qua kiểm tra lại, kết quả cho thấy sâu bệnh đã được khống chế tốt, ở một số nơi do bà con nông dân phun thuốc quá sớm hoặc áp dụng các biện pháp không đúng theo hướng dẫn nên trạm bảo vệ thực vật huyện tiếp tục chỉ đạo thực hiện phòng trừ.

Tìm hiểu tại huyện Hiệp Hoà, trên diện tích lúa mùa đã xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại, chủ yếu là sâu đục thân hai chấm, sâu cuốn lá nhỏ, tập đoàn rầy, chuột hại, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn… diện tích nhiễm gần 2.000 ha. Ngoài ra, trên lúa mùa còn có nhện gié, bệnh vàng lá, bệnh bạc lá phát sinh gây hại. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do các đối tượng sâu bệnh gây ra, thời gian qua các xã, thị trấn và bà con nông dân tập trung kiểm tra đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh có khả năng gây hại ảnh hưởng đến năng suất lúa mùa ở từng thời điểm và từng đối tượng sâu bệnh cụ thể.

Đặc biệt, các cơ quan chuyên môn đã hướng dẫn người nông dân tập trung phun trừ triệt để các đối tượng sâu hại theo hướng dẫn của trạm bảo vệ thực vật. Đến nay, hơn 3.000 ha lúa mùa đã được phun thuốc phòng trừ. Theo dự báo của trạm bảo vệ thực vật huyện, từ nay đến cuối vụ các đối tượng sâu bệnh như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân hai chấm, tập đoàn rầy và một số bệnh như bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh bạc lá do vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, bệnh hoa cúc, chuột, nhện gié, bệnh khô vằn… sẽ tiếp tục gây hại. Vì vậy, các cơ quan chuyên môn khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh và có kế hoạch phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

Bà Đỗ Thị Luyến, Phó Chi cục Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết, hiện nay toàn tỉnh có hơn 10 nghìn ha lúa mùa nhiễm sâu bệnh, trong đó diện tích nhiễm sâu cuốn lá nhỏ khoảng 5.300 ha, bệnh khô vằn hơn 4.000 ha… Để phòng trừ kịp thời và hạn chế thấp nhất thiệt hại, Chi cục Bảo vệ thực vật đã tham mưu với Sở Nông nghiệp và PTNT tăng cường chỉ đạo các phòng, đơn vị chuyên môn phổ biến kịp thời những biện pháp phòng trừ hiệu quả; đề nghị UBND các huyện, thành phố và các xã, thị trấn phân công cán bộ thường xuyên bám sát đồng ruộng, nắm bắt kịp thời tình hình phát sinh, gây hại.

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh yêu cầu các trạm bảo vệ thực vật huyện, thành phố tập trung theo dõi chặt chẽ, nắm chắc diễn biến của tình hình sâu bệnh, tăng cường kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân biện pháp phòng trừ. Tổ chức các đoàn kiểm tra để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, góp phần bảo vệ tốt lúa mùa trong giai đoạn cuối vụ.

Quốc Bảo

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang