• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quyết Chiến (Hòa Bình): Thắng nghèo nhờ cây su su

Nguồn tin: Báo Hòa Bình, 06/09/2012
Ngày cập nhật: 7/9/2012

Người dân vùng cao Quyết Chiến nắm bắt cơ hội làm giàu từ nghề trồng su su lấy ngọn.

Tháng 8, tháng 9 là thời điểm vùng trồng su su ở xã Quyết Chiến (Tân Lạc, Hòa Bình) đâm nhiều ngọn nhất. Lúc này, bà con vùng cao khi ấy bước vào dịp thu hái bận rộn, tất bật nhất trong năm. Thường từ rất sớm, người dân trong xóm đã ra vườn lấy ngọn, đến 8 giờ sáng thì gom lại, xếp thành từng bó. Việc hoàn tất cũng vừa lúc lái thương ở dưới xuôi và khách chợ đến lấy hàng chuyển đi tiêu thụ ở khắp gần, xa.

Theo chị Đinh Thị Loan – hộ trồng su su ở xóm Biệng, cứ 3 – 5 ngày lại thu hái su su một lần, đó là lúc chưa vào chính vụ. Từ tháng 8 trở đi, hầu như ngày nào các gia đình cũng có ngọn su su cung ứng ra thị trường. So với một số xã vùng cao khác của huyện cùng trồng su su lấy ngọn như Nam Sơn, Ngộ Luông, Lũng Vân, sản lượng, chất lượng ngọn ở đây được xem như tiêu biểu nhất. Cũng chính vì vậy, su su Quyết Chiến được người tiêu dùng biết đến nhiều nhất, lái thương cũng trả giá nhỉnh hơn so với nơi khác. Hiện tại, giá bán buôn cho khách tại vườn ở đây 3.000 đồng/kg.

Xóm Biệng và xóm Bắc Hưng tập trung trồng nhiều su su lấy ngọn nhất. Ở 2 xóm này, có đến hơn 80% hộ gia đình tham gia trồng. Diện tích trồng su su của toàn xã lên đến 38,4 ha. Không tính diện tích của các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng, hộ dân trồng có diện tích lớn nhất là 4.000m², hộ neo người, ít đất cũng trồng vài trăm m². Ông Đinh Công Thanh là một trong số những hộ có diện tích trồng su su lớn nhất ở xóm Biệng. Ông cho biết: Nhà trồng được 3.000 m² su su. Cách đây chừng dăm năm, cũng như nhiều bà con trong xóm, kinh tế gia đình còn khó khăn lắm. Từ ngày có cây su su, đời sống dần đi lên. Bình quân cứ 1.000 m² thu được 1 - 1,2 tấn ngọn/tháng. Với giá bán buôn, ông thu về mỗi tháng ngót chục triệu đồng - thành quả của 4 năm ròng gắn bó với nghề trồng, lấy ngọn su su.

Điều đáng nói là trước đây, cũng giống như ông Thanh, hàng trăm hộ dân trong xã mới biết tới trồng cây su su để lấy quả, giá trị kinh tế vừa thấp, sản xuất lại manh mún. Năm 2008, mô hình trồng su su lấy ngọn được tỉnh lựa chọn triển khai tại các xã vùng cao của huyện Tân Lạc đã tìm ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, làm đổi thay cuộc sống của bao người dân nơi đây. Nhờ sự hướng dẫn, chỉ đạo chăm sóc, chuyển giao khoa học kỹ thuật, bà con trong xã đã hứng khởi, chí thú học tập, làm theo và nhân rộng thành công của mô hình. Làm theo cách mới là đánh luống, làm giàn và bón phân cân đối, diện tích su su của bà con cho nhiều ngọn, đều ngọn, thu hái gần như quanh năm.

Sau hơn 4 năm phát triển vùng trồng su su, kinh tế hộ ở xã Quyết Chiến đã có nhiều cải thiện, trồng su su lấy ngọn đã trở thành nghề mang lại thu nhập ổn định, thu hút đông đảo lao động nông thôn. So với trồng màu, giá trị từ cây su su mang lại cao gấp 4 - 5 lần. Hầu hết các hộ tham gia trồng su su lấy ngọn đã thắng nghèo, vươn tới cuộc sống ấm no, đầy đủ. Hàng chục hộ có kinh tế khá, giầu, thu nhập từ 100 triệu đồng đến 300 – 400 triệu đồng/năm như gia đình ông Đinh Công Thanh, Bùi Văn Thắng, bà Bùi Thị Mửu ở xóm Biệng.

Bùi Minh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang