• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khi giống lúa nội chưa đủ nhu cầu: Miền Bắc phải sử dụng giống lúa lai Trung Quốc: An ninh lương thực có nguy cơ bất ổn?

Nguồn tin: Lao Động, 06/09/2012
Ngày cập nhật: 7/9/2012

Lúa lai là thành tựu xuất sắc của nhà khoa học “chân đất” Viên Long Bình từ Trung Quốc (TQ) với các ưu thế vượt trội. Tuy nhiên, việc phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu giống lúa lai TQ đặt ra không ít quan ngại về việc thiếu chủ động trong đảm bảo an ninh lương thực.

Ông Hoàng Văn Hoa (xã Nam Toàn, Nam Trực, tỉnh Nam Định) chăm sóc lúa (giống lúa lai TQ) trên mảnh ruộng gia đình. Ảnh: T.T

“Thiếu, đành nhập!”

Nhiều năm nay, bà con nông dân Đồng bằng sông Hồng đã quá quen thuộc với giống lúa lai trên các cánh đồng chiêm trũng Bắc Bộ. Đã có thời gian lúa lai TQ “làm mưa, làm gió” tại tỉnh Nam Định. Đó là quãng từ năm 1998 - 2003, khi lúa lai chiếm tới 70% tỉ trọng gieo trồng lúa, trong khi giống lúa lai trong nước chỉ có thể đáp ứng 1/3 nhu cầu. Thời điểm này, đã xảy ra tình trạng người dân tranh giành nhau để mua được giống lúa này.

Ông Đỗ Hải Điền - Trưởng phòng trồng trọt (Sở NNPTNT tỉnh Nam Định) - cho biết: “Tất nhiên, hiện tại tỉnh không còn quá phụ thuộc vào giống lúa lai nhập khẩu như trước, song tỉ trọng giống lúa này vẫn chiếm 40% cơ cấu gieo trồng, trong đó 2/3 nhập từ TQ”. Với ưu thế sinh trưởng nhanh, đẻ khỏe, chịu thâm canh cao và khả năng thích ứng siêu phàm với khí hậu lạnh khắc nghiệt của miền Bắc, giống lúa lai TQ tuy giá thành cao hơn lúa thuần 30 – 40%, nhưng vẫn được bà con ưu ái chọn trồng.

Tại huyện Nam Trực, lúa lai chiếm hơn một nửa tổng diện tích lúa, trong đó 70 - 80% lúa giống xuất xứ TQ. Ông Hoàng Văn Hoa - nông dân xóm 3, xã Nam Toàn - cho hay: “Nhà tôi có 8 sào lúa, trong đó gieo tạp giao (lúa lai của TQ) 3 sào. Tôi trồng giống lúa này để phù hợp với đất chua, tránh bệnh bạc lá cho lúa, mặc dù giá khá đắt: 90.000 đ/kg, trong khi bắc thơm 7 chỉ 25.000 đ/kg”.

Còn tại tỉnh Thái Bình, tỉ trọng giống lúa lai vụ xuân chiếm từ 16 - 20%, trong đó 80% xuất xứ TQ. Ông Trần Xuân Định - PGĐ Sở NNPTNT tỉnh - nói: “Lúa lai sản xuất tại VN chưa đáp ứng được nhu cầu, do sản xuất lúa lai khó, năng suất sản xuất ra lúa giống thấp, giá thành cao, nên phần lớn đành phải nhập từ TQ”. Ông Định cho biết thêm, tỉnh khuyến cáo nông dân mở rộng lúa lai vụ xuân, bởi lúa lai trong vụ này có khả năng chống chịu khá tốt, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu, cho năng suất ổn định hơn lúa thuần.

Không chỉ là câu chuyện cung - cầu

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), vụ đông xuân 2010 - 2011 diện tích sản xuất các giống lúa lai thương phẩm khoảng hơn 395.000 ha, trong đó vùng tăng diện tích chủ yếu là Đồng bằng sông Hồng với khoảng 10.000 ha. Điều này cho thấy nhu cầu của nước ta về các giống lúa lai ngắn ngày, chất lượng khá ngày càng tăng cao. Trong khi đó, nguồn cung giống lúa của VN hiện không đáp ứng được nhu cầu mở rộng diện tích lúa lai nhanh chóng ở miền Bắc và miền Trung. Hệ quả là nhiều Cty giống phải chi ngoại tệ để nhập khẩu hạt giống lúa lai từ nước ngoài, chủ yếu là hạt giống lúa lai từ TQ. Theo tính toán của Bộ NNPTNT, trung bình mỗi năm hạt giống lúa lai VN chỉ đáp ứng được khoảng 18% nhu cầu trong nước và tỉ lệ này còn tiếp tục giảm trong những năm sau với nhiều lý do, trong đó chủ yếu là sự cạnh tranh về chất lượng.

Tuy nhiên, câu chuyện về giống lúa không đơn thuần chỉ là cung – cầu. Năm 2011 cũng là năm gánh chịu sự khắc nghiệt của ông trời khi rét đậm rét hại kéo dài, độ ẩm không khí cao, số giờ nắng trong ngày quá ít. Chỉ những yếu tố trên đã đủ để các giống lúa thuần “chào thua” trước giống lúa lai vốn rất thích hợp với tiết trời giá lạnh. Ngoài ra, nhiều nhà khoa học cho rằng không thể phủ nhận kinh nghiệm tạo giống lúa lai ở TQ vẫn hơn nước ta, do đó sản lượng lúa lai của họ vẫn thường cao hơn.

Và thực tế là tại nhiều tỉnh phía Bắc, dù vẫn có nguồn cung giống lúa lai trong nước chọn tạo, song nông dân vẫn ưa giống của TQ hơn. Dù muốn hay không, mỗi năm miền Bắc vẫn phải nhập hàng ngàn tấn lúa lai nhập khẩu để tiêu thụ cho nhu cầu nội địa và tích trữ nguồn lúa an ninh lương thực cho toàn miền Bắc. Điều mà dư luận đang quan tâm, rằng nếu không nhập được giống lúa lai, liệu đồng bằng Bắc Bộ có đủ giống để phục vụ gieo trồng?

Nhập khẩu 70% giống lúa lai TQ. Theo Bộ NNPTNT, hiện tổng diện tích trồng lúa lai cả nước khoảng 700.000 ha, trong đó về lúa giống, VN tự sản xuất được 30%, còn lại nhập khẩu 70% từ TQ. Diện tích lúa lai chỉ phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa, lúa xuất khẩu là lúa thuần từ ĐBSCL. Giống lúa lai của TQ khá phù hợp với điều kiện khí hậu phía bắc.

Tất Thảo – Dương Hà

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang