• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Có ngăn được vỡ quy hoạch diện tích sắn, tiêu?

Nguồn tin: Kinh Tế Nông Thôn, 04/09/2012
Ngày cập nhật: 7/9/2012

Nông dân các tỉnh Tây Nguyên ồ ạt phá rừng trồng sắn.

Hết ồ ạt rủ nhau trồng sưa, nay các tỉnh Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung lại rộ lên chuyện trồng sắn, hồ tiêu. Không biết đến bao giờ, ngành nông nghiệp Việt Nam mới thực sự yên tâm về quy hoạch?

Hệ lụy từ phát triển "nóng" cây sắn

Theo thống kê của Cục Trồng trọt, cây sắn gần như được trồng rộng khắp ở cả 7 vùng sinh thái nông nghiệp của cả nước, với tổng diện tích gần 600.000 ha, trong đó, Tây Nguyên đang là vùng trồng nhiều nhất, chiếm tới 28,32% diện tích, tập trung chủ yếu ở Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và Đắk Nông.

Trong 5 năm qua, diện tích sắn tại các tỉnh Tây Nguyên không ngừng tăng, đến cuối năm 2011 đã đạt 158.500 ha, tăng 28.600 ha so với năm 2007; năng suất bình quân 167,8 tạ củ tươi/ha, sản lượng 2,66 triệu tấn củ tươi, chiếm 26,93% sản lượng sắn cả nước. Theo Cục Trồng trọt, nhu cầu về sắn dùng cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, nhiên liệu sinh học đã đẩy giá sắn tăng và điều này góp phần gia tăng nhanh chóng diện tích sắn ở Tây Nguyên. Ngoài ra, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nên đã có nhiều giống sắn mới cho năng suất cao; cây sắn lại có thể lưu lại một thời gian trong vườn nếu chưa thu hoạch, hoặc có thể tồn trữ dưới dạng khô, do đó, đây được xem là cây trồng khá hấp dẫn với bà con nông dân.

Điều đáng nói là, hiện nay, có rất ít công ty, nhà máy chế biến đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu nên việc sản xuất, chế biến sắn chưa đi vào quy hoạch; việc tiêu thụ sản phẩm sắn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, do đó gây nên những biến động khôn lường về thị trường. Vào những lúc nhu cầu cao, giá sắn tăng, nông dân tự phát mở rộng diện tích, làm ảnh hưởng đến các cây trồng khác, thậm chí bà con còn phá cả rừng để lấy đất trồng sắn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái, khiến đất đai ngày càng nghèo kiệt.

Cái chính là việc phát triển trồng sắn không theo quy hoạch đã dẫn tới những hậu quả vô cùng cay đắng. Chị Nguyễn Thị Thu, thương lái thu mua sắn lát tại Quảng Ngãi cho biết: "Những năm trước đây, ngày nào tụi tui cũng thu mua sắn tươi về xắt lát phơi khô, sau đó chuyển vào Bình Định để đưa xuống cảng Quy Nhơn xuất đi Trung Quốc. Nay thì sức mua sắn của các doanh nghiêp để xuất đi Trung Quốc rất yếu, nhiều đơn vị không tiêu thụ được hàng, hoặc nếu được thì chỉ bán với giá thấp nên phải hạ giá mua vào. Tại những nơi gần đường giao thông, dễ vận chuyển, giá sắn tươi đạt 1.500 - 1.600 đồng/kg, nhưng tại vùng sâu, xa thì chỉ đạt 1.000 - 1.100 đồng/kg. Trong khi vào năm 2010 - 2011, giá sắn dao động ở mức 2.400 đồng/kg".

Thấy chúng tôi hỏi han về tình hình tiêu thụ sắn, chị Bùi Thị Liên ở xã Ea Kênh (Krông Pắk - Đắk Lắk) mặt méo xệch nói: "Khổ lắm, nhà em những năm trước đây chỉ trồng ngô, vừa rồi thấy người ta trồng sắn lãi quá nên đã bỏ ngô trồng sắn. Nào ngờ năm nay giá sắn quá rẻ, bán tươi chỉ 1.000 đồng/kg mà cũng chẳng ai mua nên đành phơi khô chờ thương lái. Cứ 3kg sắn tươi thì được 1kg sắn lát khô, nếu không bán được sắn thì nhà em thiệt đơn thiệt kép, bởi mất nhiều công xắt, phơi và bảo quản".

Còn ông Hồ Tấn Thành ở thôn 4, xã Thượng Long (Nam Đông, Thừa Thiên - Huế) chán nản nói: "Hiện, tư thương chỉ thu mua sắn tươi với giá 600 - 800 đồng/kg, bằng 1/3 so với năm 2010. Giá sắn thấp nhưng vẫn khó bán. Hộ nào gần đường giao thông thì may ra còn bán được, nếu không đành phải nhìn cảnh sắn dầm mưa dãi nắng, thối dần. Lợi dụng tình hình này, tư thương lại càng ép giá nên chúng tôi lỗ nặng".

Nguy cơ với hồ tiêu?

Câu chuyện trồng sắn ồ ạt, không cần biết đầu ra thế nào của nông dân chưa kịp lắng xuống thì lại đến việc nhiều gia đình phá bỏ càphê để trồng hồ tiêu do thấy giá hồ tiêu tăng. Ông Nguyễn Bá Khẩn ở xã Tân Tiến (Buôn Đôn - Đắk Lắk) cho biết, gia đình có 5 sào càphê đã canh tác được 17 năm, đến nay hầu hết diện tích đã già cỗi nên sản lượng thu về chẳng được bao nhiêu, trong khi tiêu đang có giá (120.000 - 124.000 đồng/kg tiêu đen; 185.000 đồng/kg tiêu trắng) nên đã chặt bỏ càphê, chuyển sang trồng tiêu. Cũng chung "chí hướng" trồng tiêu thay càphê, ông Nguyễn Văn Hải ở xã Ea Nhôn (Buôn Đôn) đang đưa trên 400 trụ tiêu vào trồng dày đặc trong 4 sào càphê đã bị lão hóa, trong khi chúng tôi hỏi về việc sẽ tiêu thụ tiêu ở đâu, ông Hải chỉ nói: "Dân làng bán ở đâu, thì tôi bán theo ở đó".

Diện tích tiêu đang tăng đột biến, có nguy cơ phá vỡ quy hoạch.

Việc trồng theo phong trào đã khiến diện tích tiêu ở Đắk Lắk tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, diện tích tiêu tại đây không dừng lại ở con số 5.700 - 5.800 ha, mà sẽ tăng gấp đôi so với quy hoạch, khoảng 10.000 ha. Các vùng trồng tiêu ngoài quy hoạch ở Ea H'Leo, Krông Buk, Buôn Hồ, Krông Pắk, Krông Năng… hiện đã lên đến 300 - 400 ha sẽ là mối lo cho ngành nông nghiệp tỉnh này. Còn ở Lâm Đồng, trước đây không hề có cây tiêu, thì nay bà con cũng đang rủ nhau trồng, bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, quy hoạch hồ tiêu của cả nước chỉ có 50.000 ha nhưng nay đã đạt 62.000 ha và có thể tăng lên 80.000 ha trong thời gian tới, trong đó, năm 2011 đã có thêm 4.400 ha được trồng mới. Điều này khiến nguồn cung hồ tiêu của Việt Nam tăng vọt, nguy cơ bị hạ giá như các mặt hàng nông sản khác bắt đầu hiển hiện.

Đáng nghiêm trọng ở chỗ, có hàng nghìn hecta tiêu vẫn đang tiếp tục được trồng mới, nhưng bà con nông dân lại không hề tuân thủ quy trình kỹ thuật, sử dụng giống tiêu từ vườn nhà, giống trôi nổi, không chọn lọc..., khiến hàng loạt diện tích bị mắc bệnh chết nhanh, chết chậm, tụ tuyến trùng... Thực tế là không ít nông dân Tây Nguyên bỗng chốc trắng tay, lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì tiêu.

Chưa hết, việc ồ ạt chặt phá càphê để trồng tiêu ở Tây Nguyên còn là mối đe dọa lớn đối với việc phát triển bền vững cây càphê tại đây. Ông Nguyễn Văn Sinh, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh đang thực hiện đề án phát triển càphê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, nhằm duy trì ổn định 150.000 ha càphê. "Nhưng điều này rất khó thực hiện, bởi 85% diện tích càphê do người dân tự trồng và quản lý, do đó, chúng tôi không thể kiểm soát được việc bà con chuyển đổi cây trồng tự phát như hiện nay", ông Sinh nói.

Cần quy hoạch cụ thể với chế tài nghiêm khắc

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, chuyện nông dân ồ ạt trồng sắn, hồ tiêu, hay cây sưa, rồi khoai lang, cao su…, dẫn tới vỡ quy hoạch và phải gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề là do nông dân vẫn mạnh ai nấy làm, tư duy sản xuất lạc hậu, hễ thấy có lợi là rủ nhau trồng mà không cần biết, sau này khi thu hoạch sẽ bán cho ai, giá cả thế nào. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, một số địa phương chưa thực sự tuân thủ nghiêm túc, tức là đưa ra quy hoạch nhưng không có sự kiểm tra, kiểm soát, không có đánh giá, khuyến cáo thường xuyên… nên mới dẫn tới tình trạng nông sản của bà con ế ẩm, ngành chức năng mới biết.

"Để sản xuất sắn phát triển bền vững, trong thời gian tới, chúng ta cần ổn định và khắc phục các tồn tại trong thời gian qua, theo đó, cần tập trung rà soát quy hoạch; hình thành các vùng trồng sắn tập trung trong cả nước, giảm dần diện tích xuống còn 500.000 ha vào năm 2015 và ổn định ở mức 450.000 ha vào năm 2020, tập trung vào các biện pháp tăng năng suất, sản lượng để đạt sản lượng 11 - 12 triệu tấn/năm. Các tỉnh cần xây dựng quy hoạch trồng sắn tập trung, ổn định, kiên quyết loại bỏ những diện tích phân tán, nhỏ lẻ, không hiệu quả. Đặc biệt là cần tiến tới thành lập Hiệp hội Sắn Việt Nam để gắn kết các nhà máy chế biến, nhà máy sản xuất ethanol với nông dân, vùng nguyên liệu và thị trường", ông Ngọc nói.

Tương tự, với cây hồ tiêu, do hiện nay chưa có giải pháp đồng bộ để hạn chế sâu bệnh hại, nhất là bệnh do tuyến trùng hại rễ và một số loài nấm nên chúng ta cần có những giải pháp thiết thực, trong đó, từ nay đến năm 2020, cần giữ ổn định diện tích khoảng 50.000 ha, các vùng trồng chủ yếu là Đông Nam Bộ 26.800 ha, Tây Nguyên 17.800 ha, Bắc Trung Bộ 3.700 ha, Nam Trung Bộ 1.200 ha, ĐBSCL 500 ha. Căn cứ quy hoạch chung, các địa phương cần rà soát lại quy hoạch trồng tiêu trên địa bàn, từng bước giảm diện tích tiêu ở những vùng không có lợi thế để chuyển sang cây trồng khác, nhằm hạn chế tình trạng dội chợ, rớt giá. Ngoài ra, cần hình thành các vùng sản xuất tiêu tập trung để có điều kiện đầu tư xây dựng hạ tầng, gắn kết với các nhà máy chế biến cũng như phát triển các hình thức HTX, nhóm hộ nông dân để kịp thời hỗ trợ nhau trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

Ông Hoàng Phước Bính, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) bày tỏ mong muốn các bộ, ngành xúc tiến ngay việc thành lập viện nghiên cứu chuyên ngành hồ tiêu để giúp nông dân về kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trị bệnh, nhanh chóng xây dựng thương hiệu "Hồ tiêu Việt Nam", đồng thời từng địa phương có cây tiêu phải xây dựng chỉ dẫn địa lý và tổ chức sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp có được nguồn nguyên liệu tốt, chế biến ra những sản phẩm cao cấp, từ đó ổn định thị trường, tăng giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho nông dân.

Minh Huệ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang