• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì sao vựa lúa ĐBSCL chậm phát triển?

Nguồn tin: NLĐ, 22/12/2006
Ngày cập nhật: 23/12/2006

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém; chất lượng nguồn nhân lực, chỉ số về giáo dục, đào tạo thấp hơn so mức bình quân cả nước... là những yếu tố “kìm chân” sự phát triển của khu vực ĐBSCL

Đóng vai trò là vựa lúa của cả nước, đóng góp 90% số lượng gạo xuất khẩu và 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước, cung cấp 70% sản lượng trái cây... nhưng vựa lúa của cả nước vẫn còn nhiều tiềm năng chưa khai thác và phát triển chậm so các vùng kinh tế khác. Đó là nhận định chung của các nhà khoa học tại hội nghị “Phát triển khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong giai đoạn mới” do Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam tổ chức ngày 22-12, tại TPHCM.

Gấp rút quy hoạch

Các nhà khoa học cần gấp rút quy hoạch, có chiến lược phát triển đồng bộ vùng ĐBSCL chứ không thể mạnh ai nấy làm như trước đây. TS Phạm Hồng Kỳ, Vụ trưởng - Giám đốc Trung tâm Đầu tư nước ngoài phía Nam, cho rằng cần có phát triển hạ tầng cơ sở. Bởi thực tế, theo ông Kỳ, ĐBSCL hiện phát triển rất rời rạc, đầu tư còn yếu kém. Điển hình là những dự án xây dựng cụm, khu dân cư vượt lũ chỉ ở mức tránh lũ chứ chưa bảo đảm chất lượng để phát triển thành khu dân cư, thị trấn, thị tứ sau này. Ngoài ra, cần quy hoạch hệ thống khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung để thu hút đầu tư nước ngoài.

TS Đào Công Tiến, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cũng cho rằng đầu tư cơ sở giao thông ĐBSCL còn khập khiễng, gần như chỉ có Quốc lộ 1A là con đường duy nhất và luôn trong tình trạng quá tải. Trong khi giao thông thủy, đường biển, đường sắt ngay cả đề án phát triển cũng chưa có. Còn sân bay Cần Thơ đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động. Cùng với ý kiến này, có đại biểu cho rằng cần mở cửa khu vực ĐBSCL ra biển, khai thông các cửa khẩu giáp ranh Campuchia.

Tận dụng ưu thế

Nhiều đại biểu cho rằng việc phát huy thế mạnh, khai thác tiềm năng cũng là hết sức cần thiết. Cụ thể là phát triển du lịch, tận dụng ưu thế miệt vườn, sông nước phát triển du lịch. Vì theo ông Nguyễn Chơn Trung, Chủ nhiệm Ủy ban Người VN ở nước ngoài TPHCM, hầu hết khách du lịch nước ngoài đến VN đều rất thích mô hình du lịch này. Có đại biểu đặt vấn đề cần “kéo” người dân nơi đây trở thành nhà cung cấp dịch vụ du lịch để từ du lịch sẽ phát triển thương mại. Lý giải việc hàng chục năm qua, người dân ĐBSCL chưa thoát khỏi cảnh “được mùa rớt giá, được giá thì mất mùa”, ông Phạm Chánh Trực, Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM, do sản xuất nhỏ lẻ, không liên kết và chưa tìm đầu ra, trong khi công tác chế biến chưa có định hướng. Đây là nguyên nhân làm giảm giá trị nông sản trong khi năng suất luôn cao.

Tạo nguồn nhân lực

TS Đào Công Tiến nhận định, sự bất cập về cơ sở hạ tầng giao thông và giáo dục đào tạo, nhất là hạ tầng giao thông đang diễn ra tại khu vực ĐBSCL. Cụ thể là thực trạng đào tạo theo kiểu hàn lâm, không thực tế. Trong khi một số tỉnh hiện lại rộ lên việc thành lập trường ĐH, trong khi chưa chú trọng đến chất lượng giảng dạy, nhất là chất lượng giảng viên. Ông Tiến cũng đưa ra con số 45% lực lượng lao động nông thôn chưa hoàn tất bất kỳ bậc học nào. Theo ông, đào tạo ở ĐBSCL cần sát thực tiễn, dạy những ngành nghề mà khu vực ĐBSCL cần. Tại hội thảo, TS Đào Công Tiến nói như kêu gọi là đừng để ĐBSCL, khu vực được đánh giá là dẫn đầu về thâm canh nông nghiệp ở khu vực Đông Nam Á, trở thành lạc hậu và dần dần trở nên lạc lõng. Mà các khu vực lân cận, đặc biệt là TPHCM, nơi lấy ĐBSCL làm điểm tựa, cần liên kết để thúc đẩy khu vực này phát triển.

Sơn Nhung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang