• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng sông Cửu Long: Đối mặt với dịch cúm gia cầm bùng phát

Nguồn tin: BCT, 22/12/2006
Ngày cập nhật: 23/12/2006

Dịch cúm gia cầm (CGC) đã bùng phát tại Bạc Liêu và Cà Mau. Điều đáng quan ngại là đàn vịt ở các tỉnh này đang vào thời điểm chạy đồng. Hôm qua, 21-12-2006, các ngành chức năng Cà Mau bước vào ngày thứ 2 tiêu hủy gia cầm tại ổ dịch thuộc 2 ấp Rạch Lùm A và Rạch Lùm B (xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời). Tái phát dịch CGC ở 2 tỉnh này đang báo động thực trạng phòng chống dịch CGC tại các tỉnh thành ĐBSCL...

Cố gắng chưa hiệu quả

Không riêng gì hộ ông Huỳnh Văn Khoa, ấp Kế Phòng, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình (Bạc Liêu), mà nhiều hộ dân lân cận khu vực này cũng lâm vào hoàn cảnh đàn thủy cầm nuôi đã chết rải rác từ cả tháng nay. Điều đáng nói là từ đầu năm 2006, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm (PCDCGC) tỉnh đã tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn bà con thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia PCDCGC, nhưng xem ra nhiều địa phương còn lơ là đối với công tác này. Mặc dù ổ dịch đã được cơ quan chức năng công bố chính thức nhưng tại xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình, một số hộ dân vẫn thả rong vịt ngoài đồng cho ăn lúa như hồi chưa có dịch.

Trong năm 2006 này, Bạc Liêu đã tiến hành tiêm vắc-xin phòng dịch cho tổng đàn gia cầm, nhưng chuyện cấm người dân ấp, nuôi mới gia cầm vẫn chưa được một số cơ sở chấp hành. Đàn vịt mà các hộ ở Vĩnh Thanh, Vĩnh Bình, Minh Diệu “hốt” nuôi là của các lò ấp vịt tại địa phương. Tháng 10-2006, cơ quan chức năng đã tiến hành tiêu hủy trên 3.000 con vịt ấp mới tại một lò ấp vịt ở xã Vĩnh Mỹ B, huyện Hòa Bình. Tuy nhiên, công tác ngăn chặn các lò ấp vịt tự phát lén lút ấp nở bán cho người dân mua về nuôi vẫn tiếp diễn, mặc cho cơ quan chức năng ra sức tuyên truyền. Chính quyền địa phương biết, nhưng cho rằng dịch CGC đã qua lâu, nên chẳng mặn mà gì đối với công tác này. Tai hại hơn khi số gia cầm chết lại được người dân bán “chạy” ra ngoài. Chủ yếu bán cho trăn ăn và “bán đổ bán tháo” ra thị trường. Ông Phạm Văn Nhàn, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Bình cho biết: “Chúng tôi hoàn toàn không lơ là, nhưng dân phát hiện đàn vịt của mình chết lại không báo cho chính quyền địa phương biết để phối hợp kịp thời”. Xã Vĩnh Bình là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất của 2 đợt dịch CGC vừa qua, công tác tiêu hủy đàn gia cầm được thực hiện khá tốt, tuy nhiên dịch vẫn bùng phát tại đây. Thời điểm này Vĩnh Bình có đến 11.500 con vịt tái lập đàn trái phép. Tất cả không qua tiêm phòng theo quy định.

Ông Dương Hoàng Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) cho biết: “Suốt ngày 20-12, với gần 80 người vẫn chỉ tiêu hủy được 207 gia cầm. Hết buổi sáng 21-12, chỉ mới tiêu hủy thêm được khoảng 600 gia cầm. Trong khi đó, số gia cầm ở hai ấp Rạch Lùm A và Rạch Lùm B phải tiêu hủy lên đến gần 20.000 con. Nguyên nhân là người dân không nhiệt tình hưởng ứng, do không có chính sách hỗ trợ”. Điều đáng lo ngại, do không được hỗ trợ tiền tiêu hủy gia cầm nên vẫn còn trường hợp người dân cố tình không khai báo đàn gia cầm bệnh; có người còn quăng xác gia cầm bệnh xuống sông, rạch...

Người dân còn chủ quan

Điều làm cho các cấp chính quyền ở Bạc Liêu lo lắng là hiện nay ngành chức năng không kiểm soát hết được đàn vịt chạy đồng tại các huyện Hòa Bình, Vĩnh Lợi, Phước Long. Các hộ chăn nuôi lén lút nuôi và thả lan đàn vịt từ cánh đồng này sang cánh đồng khác để ăn lúa sót sau khi nông dân thu hoạch. Trong khi đó, tại các chợ đầu mối trên địa bàn thị xã Bạc Liêu, vịt, gà làm sẵn được bày bán công khai nhưng không có dấu kiểm định của thú y...

Tiêu hủy gia cầm tại xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau. Ảnh: TRẦN VŨ

Sau dịch CGC năm 2005, tỉnh Bạc Liêu xây dựng 3 khu giết mổ gia cầm tập trung, nhưng hiện nay tất cả đều ngưng hoạt động, vì không ai vào đây giết mổ. Được biết, tỉnh có kiểm tra, kiểm soát, nhưng không cách nào ngăn chặn được tình trạng giết mổ ngay tại chợ, dường như những người này không hề biết mầm bệnh đang chực chờ tấn công. Đợt CGC năm 2005 đã gây thiệt hại về kinh tế đối với người chăn nuôi và nền kinh tế tỉnh Bạc Liêu gần 10 tỉ đồng, trên 40.000 con gia cầm chết được tiêu hủy.

Do dịch CGC đã được “xóa sổ” một thời gian dài, nên phần lớn người chăn nuôi, mua bán, sử dụng thịt gia cầm ở Hậu Giang có tâm lý xem thường sự nguy hiểm của dịch bệnh này. Tại chợ Cây Dương (huyện Phụng Hiệp), Rạch Gòi, Cái Tắc (huyện Châu Thành A)... tình trạng mua bán gia cầm sống vẫn diễn ra rôm rả ngay giữa chợ. Trên địa bàn tỉnh này hiện chỉ mới có 3/7 huyện, thị xây dựng được điểm giết mổ gia cầm tập trung. Mỗi ngày tại 3 điểm này chỉ giết mổ hơn 200 con gia cầm; trong khi nhu cầu sử dụng thịt gia cầm hàng ngày cao hơn gấp nhiều lần. Điều này, đồng nghĩa tình trạng giết mổ, mua bán gia cầm chưa qua kiểm dịch ở Hậu Giang còn rất phổ biến.

Chi cục Thú y tỉnh Hậu Giang cho biết, ngành thú y chỉ mới kiểm soát được hoạt động giết mổ, mua bán gia cầm ở một số chợ đầu mối. 50 chợ trên địa bàn hiện vẫn chưa quy hoạch được khu vực chuyên biệt mua bán gia cầm sống. Do vậy, gia cầm sống được bày bán xen lẫn với nhiều loại hàng hóa khác ở các chợ là phổ biến. Tình trạng vi phạm quy định ngừng ấp nở ở các lò ấp trứng diễn ra tinh vi hơn. Ông Thạch Ngọc Thành, nhân viên trạm kiểm dịch ngã ba Cái Tắc, cho biết: “Qui định của ngành chỉ cho bán trứng lộn chớ không cho ấp nở. Để có thể bán gia cầm giống đi xa, nhiều chủ lò ấp đã cho vận chuyển trứng lộn gần ngày nở đến địa điểm giao hàng, nhằm qua mặt các chốt kiểm dịch. Trên địa bàn tỉnh hiện có 70 lò ấp trứng, đa phần những cơ sở này đều có mở điểm ấp nở gia cầm ở các vùng xa xôi hẻo lánh nhằm né tránh sự kiểm soát của ngành chức năng”.

Chính vì thời gian qua ngành chức năng chưa kiểm soát được tình trạng ấp nở, tái đàn nên tổng đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã vượt con số 2,2 triệu con, tăng hơn 200.000 con so với cuối năm 2005( chủ yếu là vịt đàn).

Triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống

Ông Nguyễn Phúc Tài, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y Bạc Liêu tỏ ra lo lắng: “Chúng tôi đã liên tiếp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng đề phòng dịch CGC vào mùa lạnh, nhưng sự hưởng ứng này chưa nhiều. Dịch đã tái phát, chúng tôi đã huy động toàn lực của mạng lưới thú y cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, phối hợp nhằm dập dịch có hiệu quả, không cho lây lan ra diện rộng”.

Theo dự báo của Cục Thú y, dịch bệnh có khả năng bùng phát nhanh và lan rộng do ảnh hưởng thời tiết và sự lơ là của người dân. Trong đó phổ biến nhất tình trạng người dân xử lý gia cầm bệnh bằng cách vứt bỏ xuống kinh rạch, không tuân thủ quy trình giết mổ, công tác tiêm phòng chưa đạt yêu cầu. Trước tình hình này, Ban chỉ đạo PCDCGC tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị các Ban chỉ đạo cơ sở tăng cường công tác phòng dịch; cương quyết tiêu hủy đàn gia cầm không tiêm phòng. Đồng thời, nghiêm cấm việc mua bán, vận chuyển gia cầm chưa qua kiểm dịch; tịch thu và tiêu hủy gia cầm bày bán tại chợ không rõ nguồn gốc, không có dấu của thú y.

Từ ngày 20-12-2006, UBND tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo cho các Sở, ngành và các cơ quan hữu quan trực chiến tại vùng có dịch để bao vây, dập dịch. UBND tỉnh đã quyết định sẽ tiêu hủy bất kỳ đàn gia cầm nào trên phạm vi toàn tỉnh nếu có hiện tượng chết hàng loạt, ngay cả trước khi có kết quả xét nghiệm. Đến chiều qua, 21-12-2006, Ban chỉ đạo PCDCGC tỉnh Cà Mau đã khẳng định: Số gia cầm chết tại hai ấp Rạch Lùm A và Rạch Lùm B đều thuộc số gia cầm mới tái đàn, chưa được tiêm phòng vắc-xin chống cúm gia cầm. Tổng số gia cầm chết kể từ đầu tháng 12-2006 đến nay là 2.057 vịt và 554 gà. Tất cả 4 mẫu huyết thanh lấy từ gia cầm nuôi của 4 hộ dân thuộc ấp Rạch Lùm B xét nghiệm đều cho kết quả dương tính với CGC.

Riêng về hai điểm có gia cầm chết tại hai ấp Bình Minh 2 và Nhà Máy B (xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), ông Dương Hoàng Vũ, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng cho biết, cơ quan thú y đã đến tìm hiểu. Tuy nhiên, kết luận ban đầu của cơ quan này cho rằng, đó là số gà chết gió, không do nhiễm vi rút cúm gia cầm.

PHÚ KHỞI - NHẬT HỒ - TRẦN VŨ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang