• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển hồ tiêu bền vững: Khó từ khâu giống

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 27/08/2012
Ngày cập nhật: 28/8/2012

Gia Lai có tổng diện tích hồ tiêu đạt 7.310 ha, trong đó đưa vào kinh doanh là 5.440 ha với tổng sản lượng tiêu năm 2011 đạt 24.610 tấn, chiếm gần 20% tổng sản lượng tiêu toàn quốc. Đây là địa phương được Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam xếp vào danh sách 6 tỉnh trọng điểm cây hồ tiêu của cả nước.

Vị thế cây hồ tiêu của tỉnh đã được xác định, song thực tế phát triển hồ tiêu còn thiếu điều kiện đảm bảo sự sinh trưởng ổn định cũng như sản lượng và chất lượng hạt tiêu. Nguyên nhân, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT là do giống tiêu nông dân đưa vào trồng hiện nay đang mất dần khả năng kháng bệnh. Biểu hiện cụ thể là tình trạng sâu bệnh hại trên cây tiêu.

Ảnh: Đức Thụy

Cách nay chưa lâu, tại xã Ia Vê (huyện Chư Prông) có trên 50 ha tiêu gần đến thời kỳ thu hoạch bỗng dưng vàng lá, thân khô mà hệ quả là một vụ tiêu mất trắng hoặc năng suất tiêu giảm, nhiều hộ trồng tiêu thất thu hàng trăm triệu đồng. Tại vùng trọng điểm cây hồ tiêu như: Chư Pưh, Chư Sê, sâu bệnh hại tiêu năm nào cũng xảy ra ở mức độ khác nhau gây mất mùa, người trồng tiêu bị thất thu và chất lượng hạt tiêu cũng giảm.

Khảo sát của cơ quan chuyên môn thì các giống tiêu: Lộc Ninh, Vĩnh Linh, Sẽ Mỡ, Tiêu Trâu, Ladabalentoeng, Ấn Độ, Phú Quốc đang giữ vai trò chủ lực trong cơ cấu giống tiêu trên địa bàn tỉnh hiện nay; trong đó giống tiêu Lộc Ninh, Vĩnh Linh chiếm tỷ lệ 50 - 70% vì nhờ ưu thế chín tập trung, năng suất tương đối ổn định. Thế nhưng, hầu hết giống tiêu hiện tại đều nhiễm bệnh tuyến trùng rễ; rệp sáp gốc, thối thân; vàng lá, thối rễ tơ theo hướng tăng dần diện tích bị nhiễm bệnh và cấp độ nhiễm bệnh.

Ước tính năm 2010, tổng diện tích hồ tiêu nhiễm bệnh trên 2.763 ha, mức độ nhiễm ở thể nhẹ; đến năm 2011 diện tích đã tăng lên 3.546 ha. Năm 2012 diện tích tiêu bị nhiễm bệnh gần 3.543 ha, trong đó có trên 602 ha tiêu bị nhiễm bệnh thối gốc, thối thân ở thể nặng.

Cũng theo tính toán của cơ quan chuyên môn, tiêu nhiễm bệnh ở thể nhẹ, năng suất giảm 5 - 10%; thể trung bình giảm 10 - 20%; thể nặng giảm 20 - 70%. Nếu tính năng suất tiêu bình quân 42 - 45 tạ/ha thì đủ thấy sản lượng tiêu trên địa bàn tỉnh bị mất do tác động sâu bệnh hại mỗi năm không hề ít. Và nếu áp giá tiêu đen nội địa có lúc lên đến 200 ngàn đồng/kg trong vài năm gần đây vào sản lượng tiêu bị mất thì số tiền thất thu mỗi năm lên đến vài chục tỷ đồng.

Đối mặt với vấn nạn sâu bệnh hại trên cây tiêu gia tăng hàng năm, cơ quan chuyên môn tích cực vào cuộc hướng dẫn người trồng tiêu cách phòng ngừa như cắt những cành tiêu sát gốc, cành khô, già cỗi và bị sâu bệnh để tiêu hủy; trồng cây chắn gió; cách bón phân… Tuy nhiên, những giải pháp trên vẫn chưa loại trừ tận gốc dịch bệnh trên cây tiêu vì cơ cấu giống tiêu còn hạn chế, lại không có nguồn gốc rõ ràng. Đa phần giống tiêu nông dân đưa vào trồng do các cơ sở nhỏ lẻ và người dân tự ươm, chưa có cơ sở sản xuất giống tiêu đảm bảo chất lượng.

Trong khi đó, quy trình nghiên cứu, tìm các giải pháp phòng trừ sâu bệnh trên cây tiêu lại chưa có kết quả cụ thể vì kinh phí đầu tư cho lĩnh vực này quá ít so với nhu cầu. Cũng do khó khăn về kinh phí, việc xây dựng mô hình thí điểm trồng tiêu có khả năng kháng bệnh, tăng năng suất, chất lượng hạt tiêu cũng rất hạn chế. Đến nay, mới có huyện Chư Sê hỗ trợ kinh phí cho Trạm Bảo vệ Thực vật huyện xây dựng 2 mô hình IPM trên cây tiêu từ năm 2010.

Hiện trạng phát triển tiêu trên địa bàn tỉnh đang gặp khó ở khâu giống kéo theo chất lượng và sản lượng bấp bênh là thực tế đã được xác định. Vì vậy, việc sớm xác định các giải pháp hữu hiệu để khắc phục khó khăn trên, tạo điều kiện cho hồ tiêu phát triển bền vững về diện tích, sản lượng và chất lượng hạt tiêu trở nên cấp thiết. Làm rõ vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pưh - ông Lưu Trung Nghĩa phân tích: Hiện tại, có đến 90% nông dân trồng tiêu trên địa bàn tỉnh không nắm bắt được các quy trình kỹ thuật trồng tiêu nên cơ quan chức năng sớm mở các lớp tập huấn để giúp họ có kỹ năng trồng loại cây này.

Bên cạnh đó, cần triển khai thực nghiệm giống tiêu để tìm ra bộ giống phù hợp với chất đất từng vùng. Liên quan đến vấn đề giống, tại Hội nghị đánh giá hiện trạng tình hình sản xuất hồ tiêu năm 2011 và định hướng phát triển sản xuất trong thời gian tới do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Gia Lai mới đây, nhiều người cho rằng: Để giúp nông dân Gia Lai xác định đúng hướng và phát triển cây hồ tiêu hợp lý, đảm bảo hiệu quả sản xuất, Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, hỗ trợ kinh phí giúp địa phương thực hiện việc tuyển chọn tạo giống tiêu tốt, nhân rộng giống tiêu sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô để cung cấp kịp thời cho nông dân cải tạo vườn tiêu hoặc tái canh các vườn tiêu đến thời kỳ thanh lý. Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật canh tác tổng hợp và biện pháp quản lý dịch hại, tiến tới xây dựng quy trình sản xuất tiêu theo tiêu chuẩn GAP.

Quang Văn - Quang Tấn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang