• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vì sao ngành Nông nghiệp khuyến cáo không sử dụng phân bón Ami Ami một lần từ 1.500 - 2.000 lít/héc-ta

Nguồn tin: Báo An Giang, 21/08/2012
Ngày cập nhật: 23/8/2012

Chuẩn bị sản xuất vụ thu đông 2012, ngành Nông nghiệp An Giang khuyến cáo nông dân không sử dụng phân bón Ami Ami một lần từ 1.500 – 2.000 lít/héc-ta cho đợt bón phân lần đầu vì sẽ dư thừa lượng đạm theo mức khuyến cáo của các cơ quan chuyên ngành và sẽ làm cho sâu, bệnh, nhất là bệnh đạo ôn phát sinh, phát triển và gây hại nặng cho lúa...

Kế hoạch sản xuất vụ thu đông 2012, toàn tỉnh xuống giống 150.000 héc-ta. Ông Bùi Văn Khai, Phó Chi cục trưởng kiêm Chánh Thanh tra Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) giải thích lý do ngành Nông nghiệp khuyến cáo nông dân như trên, bởi vụ lúa hè thu vừa qua, bệnh đạo ôn hại lúa đã thành dịch, gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Có nhiều nguyên nhân như sử dụng một số giống lúa kháng bệnh đạo ôn kém, khâu làm vệ sinh đồng ruộng chưa đảm bảo cắt đứt mầm bệnh từ vụ trước, kỹ thuật chăm sóc bón phân thừa đạm, nhất là việc sử dụng phân hữu cơ sinh học Ami Ami bón một lần cho cả vụ với khối lượng từ 1.500 - 2.000 lít/héc-ta, dẫn đến thừa đạm, làm phát sinh bệnh sớm và nặng, khiến một số nơi phải xử lý bằng cách đưa máy cày vào trục bỏ lúa như ở xã Vĩnh Lợi (huyện Châu Thành) nhằm cắt đứt mầm bệnh phát tán, lây lan sang các ruộng khác.

Theo ông Khai, Chương trình “1 phải, 5 giảm” của Chi cục BVTV khuyến cáo nông dân sử dụng phân bón với hàm lượng đạm nguyên chất cho mỗi héc-ta lúa, vụ đông xuân từ 90 - 100N và vụ hè thu từ 80 - 90N nhưng phải chia ra làm 3 đợt bón. Trong khi tỷ lệ đạm nguyên chất trong phân hữu cơ sinh học Ami Ami từ 4 - 5%, nếu nông dân bón từ 1.500 – 2.000 lít/lần/héc-ta sẽ làm thừa đạm. Thống kê diện tích bị nhiễm bệnh đạo ôn toàn tỉnh vụ hè thu 90.407 héc-ta, trong đó, nhiễm nặng 862 héc-ta, nhiễm trung bình 21.592 héc-ta và diện tích còn lại nhiễm nhẹ. Cá biệt, huyện Thoại Sơn và Châu Thành có diện tích lúa bị nhiễm đạo ôn nhiều, do có nhiều nông dân sử dụng phân bón hữu cơ sinh học Ami Ami. Theo báo cáo của Trạm BVTV Thoại Sơn, có 27.416 héc-ta bị nhiễm đạo ôn lá và 1.580 héc-ta bị nhiễm đạo ôn cổ bông. Kỹ thuật viên Ngô Hữu Toàn của Trạm BVTV Thoại Sơn cho biết, diện tích nông dân sử dụng phân hữu cơ sinh học Ami Ami khoảng 3.500 héc-ta tập trung ở vùng Vĩnh Chánh, Vĩnh Khánh, Vĩnh Trạch, Phú Hòa, Phú Thuận… nơi có lúa bị nhiễm đạo ôn nặng trong vụ lúa hè thu vừa qua.

Bón phân Ami Ami, lúa 21 ngày đã xuất hiện bệnh đạo ôn (chấm kim) nên ông Nhanh phải phun thuốc điều trị.

Chúng tôi đến tìm hiểu việc nông dân sử dụng phân hữu cơ sinh học Ami Ami trong sản xuất lúa tại các vùng sản xuất được cho là nguyên nhân phát sinh bệnh đạo ôn nặng trong vụ hè thu 2012. Anh Trương Minh Triết, nông dân ngụ ấp Thanh Niên, thị trấn Phú Hòa (Thoại Sơn) cho biết, đây là vụ thứ 10 sử dụng phân Ami Ami cho sản xuất lúa. Với diện tích 1,5 héc-ta, anh mua từ 2,2 - 2,5 m3, tức 2.200 – 2.500 lít phân Ami Ami/vụ và bơm trực tiếp vào ruộng thời điểm lúa 12 - 14 ngày tuổi. Giá mua phân Ami Ami vụ thu đông này 1.150.000 đồng/m3 (1.000 lít). So sánh hiệu quả kinh tế, nếu sử dụng phân vô cơ gồm 6 bao DAP (300 kg), 6 bao Urê (300 kg), 2 bao kali (100 kg) và 1 bao NPK (50 kg) cho 1,5 héc-ta. Còn sử dụng phân Ami Ami chỉ cần bón thêm 3 bao (150 kg) phân hỗn hợp Đầu Trâu TE cho đợt đón đòng, tiết kiệm 50% tiền mua phân. Tuy nhiên, trong 10 vụ lúa, chỉ có vụ hè thu vừa qua phát sinh bệnh đạo ôn nặng, làm tăng 2 đợt phun thuốc trị nấm và 2 đợt phun thuốc dưỡng cây, tăng thêm chi phí sản xuất 2.240.000 đồng và giảm năng suất với sản lượng khoảng 1,2 tấn lúa tươi. Kinh nghiệm sử dụng phân Ami Ami 6 vụ sản xuất lúa, ông Lê Văn Nhanh, nông dân ấp Tây Bình A, xã Vĩnh Chánh (Thoại Sơn) cho biết, bón phân Ami Ami cho lúa 14 ngày tuổi, đến ngày thứ 36 bón thêm mỗi công tầm cắt (1.296 m2) 20 kg phân hỗn hợp Đầu Trâu TE và phun 4 đợt thuốc dưỡng cây, lúa tốt và ít sâu bệnh.

Anh Trần Danh Y, nông dân xã Vĩnh Chánh (Thoại Sơn) giải thích lý do sử dụng phân Ami Ami thay cho phân vô cơ, bởi vùng Vĩnh Chánh nhiều năm liền sản xuất 3 vụ/năm nên phải tăng lượng phân bón và phun thuốc dưỡng cây mới giữ được năng suất lúa. Do đó, anh chuyển sang sử dụng phân Ami Ami cho 10 héc-ta, bình quân tiết kiệm được 3 triệu đồng/héc-ta/vụ. Do sản xuất diện tích khá lớn nên anh tự mua máy bơm (loại máy bơm nước tưới cà phê ở vùng Tây Nguyên), ống dẫn (phi 27) và sử dụng ghe nhà tự đi mua phân về sử dụng. Nhiều người sản xuất lân cận có nhu cầu nên anh trở thành đại lý cấp II cung ứng phân Ami Ami cho các vùng sản xuất lúa của huyện Thoại Sơn, Cái Sao (Long Xuyên), Tân Hội (Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang)… Giá bán 1.150.000 đồng/m3, bao gồm tiền thuê nhân công cầm ống bơm tưới đều trên mặt ruộng 100.000 đồng. Công thức bón 1,5 m3/héc-ta lúa và bơm một lần lúc lúa từ 12 - 14 ngày tuổi. Như vậy, bón một lần 1.500 lít/héc-ta/vụ sẽ làm thừa đạm, lúa quá tốt dẫn đến việc dễ phát sinh sâu bệnh hại lúa, sao không chia ra 3 đợt bón theo khuyến cáo của ngành Nông nghiệp? Anh Y giải thích sẽ làm tăng chi phí nhân công gấp 3 lần và khó có thể tưới đều 500 lít phân cho 10.000 m2 đất bằng máy bơm công suất 9 mã lực.

Anh Nguyễn Văn Thành, kỹ thuật viên nông nghiệp xã Vĩnh Chánh cho biết, do giảm đến 50% chi phí tiền mua phân nên có trên 30% nông dân ở địa phương sử dụng phân Ami Ami thay phân vô cơ trong sản xuất lúa. Tuy nhiên, ruộng lúa sử dụng phân Ami Ami phải bằng phẳng và bơm nước ngập gốc lúa mới bón được. Những gò cao hay lung trũng ngập đọt lúa, bơm phân không đều, những chỗ quá nhiều phân cũng gây ngộ độc làm lúa chết.

HÒA BÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang