• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà phê arabica giá cao nhưng khó trồng

Nguồn tin: Kinh Tế Sài Gòn, 20/08/2012
Ngày cập nhật: 22/8/2012

Trong các loại cà-phê, cà phê chè (arabica) có giá cao gấp đôi cà phê vối (robusta) nhưng chi phí trồng và chế biến cũng cao; và do điều kiện thổ nhưỡng của nước ta không cho phép nên Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu giới hạn diện tích cà phê chè dưới 50.000 héc ta, khoảng 10% tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam.

Sức hấp dẫn từ giá và thị trường

Tại một cuộc hội thảo về phát triển cà phê chè bền vững tổ chức gần đây, Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam cho biết, tổng diện tích cà phê arabica của nước ta hiện vào khoảng 32.000 – 35.000 hécta, sản lượng 48.000 - 50.000 tấn/năm, bằng 4% tổng sản lượng cà phê cả nước.

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 3 năm 2009 - 2011 lượng cà phê arabica xuất khẩu đã tăng đáng kể, từ 24.000 tấn năm 2009 lên 50.000 tấn năm 2011, tăng gần 40% mỗi năm.

Cũng trong thời gian này giá cà phê arabica tăng gần gấp đôi, từ 2.313 đô la Mỹ/tấn lên 4.261 đô la Mỹ/tấn; đồng thời mức chênh lệch về giá giữa cà phê arabica và cà phê robusta cũng ngày càng tăng. Cụ thể năm 2009, mức chênh lệch là 880 đô la Mỹ/tấn nhưng đến năm 2011 đã tăng lên hơn gấp đôi.

Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản và Bỉ là 4 nước nhập khẩu cà phê arabica lớn nhất của Việt Nam. Riêng Tây Ban Nha năm 2009 chỉ đứng hàng thứ 10 nhưng sang đến năm 2010 và 2011 đã trở thành nước lớn thứ 5 nhập khẩu cà phê arabica Việt Nam.

Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) cho hay: “Cà phê chè để xuất khẩu rất thiếu, chúng ta có bao nhiêu là xuất khẩu được bấy nhiêu với mức giá cao và có lợi cho người dân trồng cà phê”.

Nhưng không dễ canh tác

Chính vì thế, từ năm 1980 đã có chủ trương tăng cơ cấu diện tích cà phê arabica lên 20% tổng diện tích cà phê của Việt Nam. Trong đề án quốc gia “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam năm 2005” có ghi, một lợi thế cạnh tranh của cà phê Việt Nam là khả năng mở rộng diện tích cà phê arabica, nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc, khu 4 cũ và Tây Nguyên, có thể đạt 100.000 héc ta.

Với mục tiêu nâng cao sản lượng cà phê arabica, đã có nhiều chương trình, dự án phát triển loại cây cà phê này nhằm đạt đến diện tích 100.000 héc ta nhưng cho đến nay hầu như các dự án đều không thành công.

Nghiên cứu lịch sử phát triển cà phê ở Tây Nguyên, ông Lê Ngọc Báu, Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho hay, vào những năm 1940 - 1950 đã có hàng nghìn héc ta cà phê arabica bị phá hủy do bị bệnh rỉ sắt và phải thay bằng cà phê robusta. Sau năm 1975, nhiều diện tích cà phê chè caturra amarello ở Tây Nguyên cũng bị phá bỏ do nhiễm bệnh rỉ sắt nặng sau một vài vụ thu hoạch.

Đặc biệt là sự thất bại của chương trình phát triển 40.000 héc ta cà phê arabica bằng vốn vay của Cơ quan phát triển Pháp (AFD) bắt đầu triển khai năm 1999 và kết thúc vào năm 2004. Chương trình chỉ đạt 34% kế hoạch, nhưng trong số diện tích trồng được cũng đã mất trắng 8.059,5 héc ta (tương đương 59,25% diện tích trồng). Ba tỉnh mất trắng 100% là Thanh Hóa, Yên Bái, Hà Giang và 3 tỉnh cà phê mất theo mức độ nghiêm trọng là Nghệ An, Sơn La, Điện Biên. Thất bại này đã khiến các địa phương không có khả năng hoàn trả vốn vay; các công ty chủ dự án cũng bị ảnh hưởng; đặc biệt nông hộ trồng cà phê arabica bị nợ nên đời sống khó khăn và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Tổng số nợ phải trả là khá lớn, chỉ riêng phần nông nghiệp đã lên đến 164,438 tỉ đồng.

Để phát triển bền vững cần quy hoạch tốt hơn

Theo ông Báu, một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự thất bại của các dự án trồng cà phê arabica là quy hoạch còn nhiều bất cập. Cà phê chè là loại cây trồng có yêu cầu về sinh thái hết sức khắt khe, nhiệt độ chỉ được biến động trong khoảng 20 - 22 độ C và ở độ cao trên 1.000 mét so với mặt nước biển nên để phát triển bền vững cây cà phê chè thì trước hết công tác quy hoạch phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu sinh thái của vùng chuyên canh.

Cà phê chè có ưu điểm về giá nhưng có nhược điểm chi phí trồng và chế biến cao, hơn nữa, điều kiện đất đai và thổ nhưỡng của nước ta không cho phép nên trong đề án quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020, Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhấn mạnh nên giới hạn diện tích cà phê chè dưới 50.000 héc ta, chiếm khoảng 10% trong tổng diện tích trồng cà phê của Việt Nam.

Thùy Dung

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang