• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nỗi lo của nông dân

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 15/08/2012
Ngày cập nhật: 16/8/2012

Nông dân ở vựa lúa, cá, tôm, trái cây ĐBSCL đang trong cảnh lúng túng, đau đầu với bài toán đầu ra cho sản phẩm của mình. Ám ảnh trúng mùa rớt giá, thua lỗ, bị chiếm dụng vốn, giật nợ… vẫn đeo dai dẳng trên những người “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, nhưng chưa có lối ra!

Niềm phấn khởi của 4 triệu nông dân trồng lúa ở ĐBSCL khi mùa gặt bội thu liên tục bị chùng xuống khi thương lái và các công ty lương thực không thu mua hoặc tiêu thụ nhỏ giọt. Điều hiển nhiên là giá mua lúa quay đầu giảm mạnh, nông dân bất lực đứng nhìn, trong lòng canh cánh trước mối lo trả tiền phân bón, thuốc trừ sâu, nợ ngân hàng, con cái học hành, trang trải cuộc sống gia đình.

Trong vòng 4 tháng, nông dân ĐBSCL có thể làm ra 4 - 5 triệu tấn gạo nhưng bán ở đâu, cho ai là cả một vấn đề. Nông dân trồng lúa góp phần quan trọng đưa Việt Nam lên ngôi vị thứ 2 xuất khẩu gạo trên thế giới và đang có nhiều khả năng qua mặt Thái Lan, chiếm vị trí số 1. Nhưng chính những người trồng lúa lại không có tiếng nói trong việc quyết định giá cả của sản phẩm mình làm ra.

Các chuyên gia nông nghiệp, nhà khoa học, quản lý cùng nhận định: Nông dân không được hưởng lợi hoặc hưởng rất ít từ chính sách thu mua gạo tạm trữ hiện nay. Thực tế, đối tượng hưởng lợi chính là các doanh nghiệp và thương lái. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều năm qua, chính sách thu mua tạm trữ gạo của Chính phủ vô tình lại trở thành “miếng bánh ngon” cho các thương lái và nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo có cơ hội kiếm tiền.

Hơn 1 năm qua, ĐBSCL triển khai, nhân rộng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tưởng chừng đây sẽ là giải pháp bền vững trong việc cải thiện, nâng cao thu nhập cho nông dân trồng lúa. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nhiều địa phương ở ĐBSCL thừa nhận: Cái khó lớn nhất hiện nay của nông dân tham gia mô hình này là bí đầu ra. Hầu hết các doanh nghiệp đầu tư giống, thuốc trừ sâu, phân bón, kỹ thuật cho nông dân nhưng không chịu bao tiêu sản phẩm. Vì thế nông dân vẫn phải bán lúa của cánh đồng mẫu lớn cho thương lái. Cảnh trúng mùa rớt giá cứ diễn ra.

Trong khi đó, hàng loạt nông dân trồng dừa, khoai lang ở ĐBSCL cũng đang “sống dở chết dở” vì sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ, dù giá giảm 5 - 10 lần. Sau thời gian kích cầu, khuấy động, thương lái Trung Quốc thao túng, rút lui, nông dân ăn “trái đắng”. Nặng nề hơn nông dân nuôi cua ở Cà Mau, Bạc Liêu bị thương lái Trung Quốc giật nợ hàng chục tỷ đồng.

Nhưng có lẽ đắng cay nhất là nông dân nuôi cá tra. Nhiều tháng qua, người nuôi cá tra phải thua lỗ 3.000 - 4.500 đồng/kg (từ 1 tỷ đồng trở lên/ha/vụ nuôi). Giá cá thấp cộng với giá thức ăn cho cá không ngừng tăng khiến nhiều hộ nuôi cá tiếp tục treo ao, bởi qua nhiều năm thua lỗ nặng, phần lớn người nuôi đã hết vốn để tái đầu tư sản xuất. Sản phẩm cá tra là thế mạnh của khu vực ĐBSCL, đem về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, thế nhưng, người nuôi cá luôn gặp khó.

Nguyên nhân chính do tình trạng bán phá giá liên tục xảy ra. Nhiều doanh nghiệp chào bán với giá thấp nên đẩy giá xuống tận đáy. Hiện nay, vùng ĐBSCL có 136 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cá tra. Trong số này chỉ 64 doanh nghiệp có nhà máy chế biến, xuất khẩu nhưng có đến 72 công ty thương mại. Trong các doanh nghiệp chế biến, chỉ có 15 doanh nghiệp có công suất từ 100 tấn/ngày trở lên; còn lại hầu hết có công suất nhỏ. Trong các doanh nghiệp chế biến đã có sự phân hóa rất lớn nên dẫn đến chuyện phá giá để cạnh tranh và có tiền xoay xở khi ngân hàng không cho vay…

Nhiều doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để “treo”, chiếm dụng tiền mua cá của nông dân từ vài tháng đến vài năm. Để có cá tra bán cho doanh nghiệp, nông dân phải chịu lãi suất cao với các đại lý cung cấp thức ăn, thuốc thú y, cơ sở sản xuất giống; thế chấp nhà cửa, đất đai cho các ngân hàng, thậm chí vay nóng bên ngoài. Hiện nhiều người đang bị phát mãi tài sản, siết nợ phải trốn chui trốn nhủi.

Các chuyên gia nông nghiệp, nhà khoa học nhận định: Đến lúc các quy hoạch, chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp cần phải được xây dựng mới, rà soát, điều chỉnh cho phù hợp hơn, chú trọng vai trò liên kết, phải sát thực tế và đặc biệt tính đến lợi ích dài hạn, bền vững cho người nông dân!

HUY PHONG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang