• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hãy xắn tay áo giúp nông dân

Nguồn tin: TT, 18/12/2006
Ngày cập nhật: 19/12/2006

Máy diệt rầy - Ảnh: H.Đ.

“Có đổ mồ hôi trên đồng ruộng người ta mới thật sự hiểu được giá trị của hạt lúa, mới thấy xót xa trước những thiệt hại nặng nề của người nông dân trồng lúa khi dịch bệnh xảy ra” - “nhà khoa học” nông dân Lâm Văn Thắng, đồng tác giả của máy diệt rầy nâu, mở đầu câu chuyện như thế khi gặp gỡ đầu tuần với Tuổi Trẻ.

* Vì sao ông viết thư gửi Thủ tướng? Ông có hi vọng những gửi gắm của ông được Thủ tướng quan tâm?

- Ông LÂM VĂN THẮNG: Đọc báo và xem truyền hình mỗi ngày, tôi được biết dịch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá đang lây lan rất nhanh, gây thiệt hại nặng nề cho người trồng lúa. Có nông dân cho biết làm 12 công (1,2 ha) lúa mà chỉ thu được... 8 giạ, không đủ tiền giống.

Rồi ông Bùi Chí Bửu (viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam) cho biết chỉ mới 2% diện tích lúa bị vàng lùn, lùn xoắn lá đã gây thiệt hại 500.000 tấn lúa! Thời điểm đó, diện tích lúa nhiễm vàng lùn, lùn xoắn lá đã lên tới 10%, tôi nhẩm tính nông dân trồng lúa bị mất ít nhất cũng 2-2,5 triệu tấn lúa. Một con số quá lớn. Nghe con số đó xót xa lắm. Có đổ mồ hôi trên đồng ruộng chúng ta mới hiểu giá trị của hạt lúa. Thất mùa, không chỉ lo cái đói mà nông dân sẽ thất vọng lắm, bao nhiêu mồ hôi và công sức đổ ra. Hơn 30 năm làm lúa, tôi hiểu tâm trạng đó.

Theo dõi thời sự, tôi được biết Thủ tướng đã có chỉ thị cho các ngành, địa phương phải huy động lực lượng tham gia chống dịch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá. Tôi nghĩ mình có loại máy diệt rầy nâu hiệu quả nhưng chỉ mới sử dụng cho riêng diện tích lúa nhà mình thì quá hoang phí.

Ý tưởng gửi thư cho Thủ tướng với hi vọng công trình nghiên cứu của mình nhận được sự quan tâm, được hỗ trợ để đưa đến tay nông dân. Tôi đem ý tưởng này bàn với gia đình, người thân và bạn bè, được mọi người ủng hộ nên tôi viết thư gửi. Tôi khẳng định rằng việc gửi thư cho Thủ tướng không phải là hành động “chơi nổi” hay vì động cơ cá nhân, mà tôi thật sự muốn giúp đỡ nông dân trồng lúa.

Nông dân Lâm Văn Thắng

Thiệt hại nặng nề do lúa bị dịch rầy nâu tấn công, ông Lâm Văn Thắng (sinh 1950, xã Tiên Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh) nảy ý tưởng tạo ra một thiết bị diệt côn trùng gây hại (rầy nâu, bướm, sâu ăn lá) sau khi gia đình ông mua về cây vợt muỗi. Cùng với anh Trần Quốc Trung (em ruột của ông Trần Quốc Hải - “hai lúa” chế tạo máy bay trực thăng), ông Thắng đã chế tạo thành công máy diệt rầy. Nguyên lý hoạt động của máy rất đơn giản, hai bóng đèn (ánh sáng cực tím và huỳnh quang) dụ rầy và côn trùng khác, khi các loại côn trùng này bay vào sẽ bị cháy. Máy hoạt động hoàn toàn theo cơ chế tự động, chỉ vận hành khi trời tối - thời điểm rầy nâu hay các loại côn trùng gây hại hoạt động, và tự ngắt nguồn điện khi trời sáng hoặc có mưa. Giá một máy khoảng 2 triệu đồng.

* Là một nông dân, khi bắt tay vào nghiên cứu máy diệt rầy, ông có tin mình sẽ thành công?

- Tôi đúng là dân “hai lúa” chính hiệu, nhưng việc nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm này vào cuộc sống không phải là lần đầu, nên tôi hoàn toàn tự tin mình sẽ thành công. Tôi lấy ví dụ như thiết bị cấp nhiệt lò sấy thuốc lá bằng than đá tổ ong thay cho than củi do tôi tự nghiên cứu, hiện đang được gia đình tôi ứng dụng, từng được tỉnh Tây Ninh trao giải 3 Hội thi sáng tạo kỹ thuật (2000-2001) và giải khuyến khích của Hội Nông dân VN (2005).

Nếu thiết bị cấp nhiệt lò sấy thuốc lá bằng than đá được áp dụng rộng rãi, tôi nghĩ tình trạng phá rừng sẽ giảm đáng kể. Chỉ riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có khoảng 2.000 lò sấy thuốc lá, mỗi năm đốt gần... 30.000ha cây trồng, chưa kể các lò gạch. Rất tiếc, thiết bị lò sấy bằng than đá đến nay chỉ có gia đình tôi ứng dụng, không có điều kiện để áp dụng rộng rãi.

Ngoài đam mê và kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, tôi cũng từng tham gia giảng (cho nông dân) chương trình IPM (quản lý dịch hại tổng hợp) trong ba năm nên cũng tích lũy được nhiều kiến thức, hiểu biết về đời sống của nhiều loại sâu và rầy dịch hại. Tuy nhiên, công trình máy diệt rầy nâu này cũng rất trầy trật, thời gian kéo dài và được sự hỗ trợ của rất nhiều người thân, bạn bè mới hoàn tất.

* Máy diệt rầy nâu có phát huy được hiệu quả như ông mong đợi?

- Sao lại không! Cả vụ hè thu vừa qua đến vụ mùa hiện nay, gần 3ha lúa của gia đình tôi vẫn “bình an vô sự” dù không sử dụng một giọt thuốc nào. Trong khi đó, hơn 150ha lúa hè thu và gần như toàn bộ diện tích lúa mùa trên địa bàn hiện nay đều bị rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá tàn phá, gây thiệt hại nặng cho nông dân. Mới đây, khi tôi đưa loại máy này xuống trình diễn tại huyện Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), nhiều nông dân rất thích khi “mục sở thị” khả năng của thiết bị này.

Sau khi chứng kiến, một cán bộ xã Láng Biển, huyện Đồng Tháp Mười đã có thư ngỏ đề nghị tôi đưa máy xuống trình diễn tại địa phương này cho nông dân xem. Nếu nhiều nông dân đồng ý, địa phương này sẽ hợp tác với tôi sản xuất và cung cấp cho nông dân sử dụng. Ngoài ra, tôi cũng nhận được khá nhiều đơn đặt hàng của một số bà con ở Tây Ninh cũng như các địa phương khác, sau khi họ xem hoạt động của máy. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa thể đáp ứng, một phần là giấy tờ (bản quyền) chưa làm được, nhưng chủ yếu là do... thiếu tiền!

Trong bức thư gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 28-10, ông Thắng viết: “Qua phương tiện thông tin đại chúng, được biết dịch rầy nâu gây hại trên những đồng lúa làm ảnh hưởng đến 10% diện tích lúa... Tôi đã sáng chế thành công lưới diệt rầy nâu, muỗi, bướm và côn trùng. Đã được thực nghiệm trên những đồng ruộng tại ấp Tân Lập (Tiên Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh), cho đến nay chưa phát huy tác dụng rộng rãi. Tôi là nông dân nghèo, không có điều kiện để phát huy công trình này. Nay tôi viết thư này kính trình Thủ tướng xem xét, mong lãnh đạo quốc gia quan tâm”.

* Ông hi vọng gì khi dốc tiền của và công sức vào nghiên cứu những thiết bị mà nguy cơ bị “xếp xó” rất lớn?

- Tôi đã từng ngất xỉu ngay tại ruộng lúa khi phun thuốc cho đám ruộng. Nông dân phần lớn đều tin tưởng vào các loại thuốc bảo vệ thực vật do hiệu quả tức thời của nó. Khi lúa không có bệnh, phải phun thuốc để ngừa sâu bệnh. Lúa có bệnh, thuốc càng được phun nhiều hơn. Nhưng càng phun thuốc, dịch bệnh trên cây lúa càng nhiều, do những loại thiên địch có lợi cũng bị tiêu diệt.

Dịch rầy nâu bùng phát hiện nay cũng đã cho thấy điều này. Nông dân đâu phải ai cũng biết, cứ ra đại lý chọn mua những loại thuốc đắt tiền nhất, nhiều đại lý cứ giới thiệu loại thuốc tồn kho nhiều là thuốc tốt, nông dân “tiền mất nợ mang”. Không chỉ tốn chi phí, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường...

Điều trăn trở của tôi, mà cũng của nhiều nông dân khác, là ngành nông nghiệp và các địa phương hãy thật sự xắn tay áo giúp đỡ nông dân bằng những việc làm thiết thực thay cho những lời hô hào hay kêu gọi. Tôi cũng hi vọng những nghiên cứu của mình giúp được nông dân, trong đó có bản thân gia đình tôi.

Chẳng hạn như máy diệt rầy, nếu được ứng dụng người trồng lúa sẽ không phải chứng kiến cảnh mồ hôi công sức đổ trên đồng ruộng để rồi trắng tay. Ngay cả khi rầy nâu hay vàng lùn và lùn xoắn lá không trở thành dịch, nó cũng giúp ích cho nông dân trồng lúa giảm được chi phí, bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như môi trường... Còn nếu không có điều kiện ứng dụng rộng rãi, ít nhất gia đình tôi cũng đỡ phải lo toan hơn.

HẢI ĐĂNG thực hiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang