• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hàng ngàn hecta khoai lang bị sâu lạ tấn công

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 14/08/2012
Ngày cập nhật: 15/8/2012

Theo tài liệu của Trung tâm Cây có củ thế giới mà Thạc sĩ Võ Văn Theo cung cấp thì có thể diệt trừ loại sâu này.

Không chỉ rớt giá, vụ này nhiều nông dân ở vùng khoai lang Bình Tân đang đau đầu với loại sâu lạ tấn công, làm chất lượng củ khoai giảm đáng kể. Hiện họ vẫn chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả và cho biết sẽ “giã từ” khoai lang.

50% sản lượng khoai bị dạt

Chứng kiến cảnh hàng chục tấn khoai lang tím Nhật củ no tròn nhưng bị dạt vào loại “khoai bét” của ông Nguyễn Văn Chín (ấp Tân Yên, xã Tân Thành) mà nao lòng. Ông Chín trồng được công rưỡi, thu 80 tấn nhưng trên 40 tấn bị dạt vì bị một loại sâu lạ đục lỗ lăm tăm trên củ. Ông Chín cho biết, sau khi trồng được khoảng 3 tháng đã phát hiện ruộng khoai bị sâu này tấn công. Cứ ngỡ các loại sâu bình thường như những mùa trước, ông Chín đã mua nhiều loại thuốc phun xịt nhưng không ăn thua. Sâu xuất hiện và phá hoại khoai với cấp số nhân cho tới thu hoạch. Trong khi đó, khi mua, thương lái sẽ lựa khoai tốt xếp loại 1 (củ nguyên vẹn, đủ trọng lượng) giá cao nhất (hiện 350.000 đ/tạ, 60 kg), còn khoai bị sâu đục lăm tăm trên củ sẽ bị xếp “khoai bét”, giá chỉ 10.000 - 15.000 đ/tạ. “Bán hết chắc được chừng 10 triệu nhưng chi phí lên tới 14 - 15 triệu đồng lận, vụ này lỗ chắc rồi” - ông Chín thở dài.

Củ khoai ngon lành như thế này nhưng theo ông Nguyễn Văn Chín đã bị dạt loại 3.

Gần đó, 2 công khoai lang tím Nhật của ông Nguyễn Văn Thảo cũng đang thu hoạch trong tình cảnh kém vui. Ông Thảo cho biết: Bất kể thời điểm nào, khi khoai lang trồng có củ là bị sâu này tấn công. Chúng không làm hư hại như sùng mà chỉ đục một hoặc vài lỗ nhỏ ăn sâu vào “thịt khoai”. Ông Thảo dự tính sẽ có khoảng 50% khoai bị dạt. Thương lái ngã giá mua hết 2 công khoai với giá 10 triệu đồng nhưng theo ông Thảo chi phí bỏ ra đã lên đến 15 triệu đồng. “Năm tới chắc giải nghệ khoai lang thôi, chứ bị rớt giá mà còn bị sâu tấn công, tiền đâu nữa mà trồng lại” - ông Thảo lo lắng.

Ông Phan Ngọc Sáng - cán bộ bảo vệ thực vật xã Tân Thành cho biết: Loại sâu này xuất hiện nhiều năm trước, gây hại tỷ lệ thấp, chừng 1 - 2%, nhưng năm nay bùng phát dữ dội. Toàn xã có khoảng 200/1.802 ha diện tích khoai lang trồng toàn xã bị sâu đục phá và trên 50% sản lượng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân loại sâu này tăng diện tích gây hại, theo nhận định của ông Phan Ngọc Sáng, rất có thể do giá giảm mạnh, nhiều ruộng khoai tới thời điểm thu hoạch nhưng họ “neo” lại mà không phun xịt thuốc đặc trị sâu thường xuyên.

Còn theo Thạc sĩ Võ Văn Theo - Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Bình Tân: “Tuy chưa thống kê chính xác diện tích nhưng dự báo có đến hàng ngàn hecta khoai lang toàn huyện bị ảnh hưởng, thiệt hại từ 15 - 20% sản lượng”.

Có thể diệt trừ sâu

Theo miêu tả của nhiều nông dân, loại sâu lạ này có kích thước nhỏ cỡ đầu tăm nhang, dài khoảng 2cm, trên mình có “lăm tăm” lông măng và khá dai. Ông Phan Ngọc Sáng cho biết, sau khi sâu cắn phá và xuất hiện trên diện rộng, địa phương đã báo ngành nông nghiệp huyện đến tìm hiểu nhưng đến nay vẫn chưa xác định là sâu gì. “Có người gọi là con hà kim, có người gọi là sâu cắn củ hay sâu đục củ nhưng không biết tên nào đúng!” - ông Phan Ngọc Sáng nói. Hiện địa phương đang phối hợp với ngành nông nghiệp tiếp tục theo dõi diễn biến và khuyến cáo những hộ có diện tích khoai lang chưa thu hoạch (trên 400 ha) thường xuyên chăm sóc, phun thuốc đặc trị kịp thời để giảm thiệt hại.

50% sản lượng khoai lang bị dạt, bán giá rẻ do sâu đục phá.

Thạc sĩ Võ Văn Theo cũng thừa nhận, loại sâu này xuất hiện nhiều năm trước đây, tỷ lệ gây hại thấp, nhưng năm nay diện tích gây hại tăng đột biến do nông dân trồng lưu vụ mà không thực hiện tốt khâu cải tạo đất. Theo một số tài liệu của Trung tâm Cây có củ thế giới mà Thạc sĩ Võ Văn Theo cung cấp thì loại sâu này có tên khoa học là Diabrotica spp. Ấu trùng trước khi phát triển thành sâu thường nằm sâu trong đất và nở thành sâu trong thời gian khoảng 20 - 30 ngày. Khi khoai lang có củ là sâu này bắt đầu đục phá cho đến khi thu hoạch. Do nông dân phun xịt thuốc đặc trị sâu thường trên lá nên không diệt được sâu này. Thạc sĩ Võ Văn Theo cho biết, hoàn toàn có thể diệt trừ loại sâu này bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, một trong những biện pháp mà nông dân có thể áp dụng là không nên trồng nhiều vụ khoai liên tiếp để cắt nguồn thức ăn của sâu. Sau khi thu hoạch nên ngâm đất trong nước ít nhất 20 ngày để diệt ấu trùng; vệ sinh đồng ruộng, khi sâu xuất hiện nên phun các loại thuốc lưu dẫn để tiêu diệt.

NGUYỄN HOÀNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang