• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Liệu có giữ nổi diện tích 12.000 ha điều?

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 12/08/2012
Ngày cập nhật: 14/8/2012

Cho đến lúc này, so với kế hoạch phát triển chung thì diện tích cây điều của Lâm Đồng vẫn còn cao hơn diện tích dự kiến trong tương lai. Tuy nhiên, với cây điều, vấn đề không phải ở diện tích mà điều đáng quan tâm nhất hiện nay là chất lượng vườn cây có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng khiến cho người nông dân không mấy ai còn mặn mà với loại cây trồng từng một thời được xem là cây “xóa đói giảm nghèo” này. Và đây cũng chính là dấu hiệu để nhận biết rằng ngay cả diện tích điều cả tỉnh chỉ còn 12.000 ha theo quy hoạch vào năm 2020 cũng khó mà giữ nổi.

Một vườn điều ở huyện Đạ Tẻh nguy cơ bị xóa bỏ bởi già cỗi, năng suất thấp

Thời cao điểm, diện tích cây điều của cả tỉnh Lâm Đồng lên đến trên dưới 20.000 ha. Đến nay, con số này còn lại khoảng 15.000 ha. Thực hiện việc chuyển đổi giống cây trồng, trong tương lai, diện tích này sẽ còn tiếp tục được rút xuống. Theo quy hoạch phát triển KT-XH Lâm Đồng đến năm 2020 thì trong 280.000 ha đất sản xuất nông nghiệp, diện tích cây điều chỉ chiếm 12.000 ha (trong khi cà phê là 135.000 ha, chè 30.000 ha, rau hoa 60.000 ha, cây lương thực 55.000 ha…). Như vậy, diện tích cây điều của Lâm Đồng hiện vẫn còn cao hơn 3.000 ha so với diện tích 12.000 ha vào năm 2020 theo quy hoạch phát triển KT-XH Lâm Đồng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tại một hội nghị về phát triển cây điều vừa được tổ chức tại Bình Phước, Bộ NN-PTNT đã nêu ý kiến cho rằng trong thời gian đến, cần quy hoạch lại vùng điều theo hướng tập trung phát triển loại cây trồng này ở 8 tỉnh trong cả nước (hiện cây điều có mặt ở 22 tỉnh) là Bình Phước, Đồng Nai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Thuận và Bà Rịa Vũng Tàu. Trong đó, Bình Phước và Đồng Nai là hai địa phương trọng điểm sản xuất điều của cả nước với diện tích 150.000 ha (Bình Phước) và 50.000 ha (Đồng Nai). Như vậy, tuy không nằm trong các địa phương được xác định là vùng trọng điểm cây điều (2 tỉnh) nhưng Lâm Đồng vẫn thuộc nhóm các tỉnh phát triển cây điều tập trung (8 tỉnh) theo hướng “nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất; từ đó, giữ vững diện tích và cơ bản cung cấp phần lớn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu” như chương trình của Bộ NN-PTNT đã đề ra.

Theo quy hoạch riêng cho vùng điều của tỉnh, như trên vừa nêu, diện tích loại cây trồng này đến năm 2020 sẽ chỉ còn khoảng 12.000 ha. Tuy nhiên, với xu thế “triệt hạ” cây điều như hiện nay, liệu diện tích này vào năm 2020 có thể dừng lại ở con số 12.000 ha hay thấp hơn? Theo các nhà chuyên môn, nếu không có chiến lược phát triển một cách hợp lý thì khó mà “dừng” lại việc chặt phá cây điều để thay thế các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn trên đất Lâm Đồng. Hiện tại, trong 15.000 ha điều còn lại của tỉnh, thật khó mà tìm thấy vườn điều nào được đầu tư một cách bài bản. Nói cách khác, lúc này, không mấy nhà nông ở Lâm Đồng lấy vườn điều làm nguồn kinh tế chính của gia đình; cũng không có mấy địa phương lấy cây điều làm cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của địa phương mình. Trong thực tế, cây điều cứ thế bị “bỏ mặc cho nắng mưa” là vấn đề rất đáng quan tâm khi nghĩ đến vùng điều 12.000 ha vào năm 2020 với năng suất không dưới 1,5 tấn/ha của tỉnh Lâm Đồng. Số liệu gần đây nhất của Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho thấy, trong 15.000 ha điều hiện còn lại của địa phương, có đến không dưới 5.000 ha thường xuyên bị dịch bệnh hoành hành như thán thư, xì mủ… Đồng thời, năng suất cây điều Lâm Đồng cũng đã giảm từ 1 tấn xuống còn trên dưới 500 kg/ha hiện nay (thấp hơn nhiều so với các địa phương khác) cũng là điều đáng quan tâm khác. Việc phá bỏ cây điều để thay thế các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn là một thực tế cần phải chấp nhận. Bởi lẽ, không ai lại duy trì vườn điều của mình trong khi nếu trồng các loại cây trồng khác sẽ mang lại nguồn lợi kinh tế cao hơn rất nhiều lần (cây cà phê cao gấp 10 lần, cao su gấp 15 lần, hồ tiêu gấp 17 lần…). Tuy nhiên, không phải bất kỳ vùng đất điều nào cũng có thể thay thế bằng những cây trồng khác. Qua quan sát, điều dễ nhận thấy là hầu hết diện tích trồng cây điều đều nằm ở vùng đất dốc, có độ phì nhiêu không cao, khó khăn về nguồn nước tưới… Nếu ở những vùng đất ấy, việc thay thế cây điều một cách ồ ạt sẽ dẫn đến những hệ lụy khác trong tương lai là điều không thể tránh khỏi.

12.000 ha điều còn lại vào năm 2020 của Lâm Đồng là con số không quá lớn trong tổng diện tích 280.000 ha đất canh tác nông nghiệp của tỉnh, và cũng không quá lớn trong tổng diện tích điều của cả nước theo quy hoạch chung là 350.000 ha. Tuy nhiên, diện tích này cũng khó mà giữ được nếu như 1 ha điều tiếp tục chỉ mang lại nguồn thu không quá 10 triệu đồng như hiện nay!

Khắc Dũng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang