• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thận trọng với cây trồng biến đổi gien

Nguồn tin: Thanh Niên, 10/08/2012
Ngày cập nhật: 11/8/2012

Vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm thận trọng, tuy nhiên có thể khẳng định VN đang tiến rất gần đến với việc áp dụng công nghệ biến đổi gien (BĐG) trên cây trồng.

Xu hướng tất yếu

Ngày 9.8 tại TP.HCM, Đại sứ quán Mỹ tại VN đã phối hợp với Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo về công nghệ sinh học tại VN, trong đó tập trung vào cây trồng BĐG. Cây trồng BĐG được các nước phát triển như Mỹ và một số nước châu Âu nghiên cứu, ứng dụng từ cuối những năm 80, và được thương mại hóa giữa các năm 90 của thế kỷ trước. Đến nay, đã có gần 30 quốc gia (phần lớn ở khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu) triển khai sản xuất cây trồng BĐG. Cuối năm 2010, diện tích cây trồng BĐG trên thế giới đã lên gần 150 triệu ha, trong đó các sản phẩm chủ yếu là đậu tương (chiếm 51,7%), ngô (hơn 30%), bông (hơn 9%), sau đó là cải dầu, khoai tây.

Tại VN, chương trình trọng điểm phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp đến năm 2020 đã nêu rõ: Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015: đưa một số giống cây trồng BĐG (như bông, ngô, đậu nành) vào sản xuất. Tầm nhìn đến năm 2020: diện tích trồng trọt các giống cây BĐG chiếm 30 - 50%. Theo TS Dương Hoa Xô - Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TP.HCM, thành viên Hội đồng An toàn sinh học (Bộ NN-PTNT), đến nay cả nước đã có 7 trường hợp được khảo nghiệm hạn chế và khảo nghiệm diện rộng; 6 trường hợp đã được công nhận tạm thời làm thức ăn chăn nuôi.

Trao đổi với Thanh Niên, TS Bùi Chí Bửu - Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp VN - cho biết: “Lợi ích cây trồng BĐG được chứng nhận, năng suất cao, thích hợp vùng khó khăn, kháng sâu bệnh, đồng nghĩa không phải phun nhiều thuốc bảo vệ thực vật gây tác động xấu đến môi trường. Sau hơn 11 năm triển khai cây trồng BĐG trên thế giới, đến nay chưa có chứng minh khoa học nào cho thấy công nghệ này gây tác hại”.

Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Trí Ngọc thăm ruộng ngô biến đổi gien trồng khảo nghiệm tại Vĩnh Phúc - Ảnh: Quang Duẩn

Kiểm soát nguy cơ bằng cách nào?

Theo TS Paulade Andrade, thành viên Ủy ban An toàn sinh học quốc gia Brazil, nước này hiện đang phát triển mạnh cây trồng BĐG do đó khâu phân tích, rủi ro được thực hiện hết sức nghiêm nhặt. TS Andrade cho biết: “Ở Brazil, việc đánh giá rủi ro về môi trường, an toàn thực phẩm được thực hiện bởi một cơ quan duy nhất nhưng ở một số nước khác như Argentina, có 3 cơ quan khác nhau đánh giá về các rủi ro này”.

Tại VN, các biện pháp quản lý rủi ro được thực hiện rất chặt chẽ bao gồm việc quản lý thất thoát sinh vật BĐG hoặc vật liệu di truyền của sinh vật BĐG ra ngoài khu vực khảo nghiệm, bảo vệ an toàn đối với cán bộ thực hiện khảo nghiệm, quản lý rủi ro, sự cố xảy ra trong khu vực khảo nghiệm, tiêu hủy sinh vật BĐG và sản phẩm của sinh vật BĐG sau khi kết thúc khảo nghiệm. Theo TS Dương Hoa Xô, công tác khảo nghiệm đồng ruộng của cây ngô BĐG trên diện hẹp cũng như diện rộng đã được tiến hành nghiêm túc, đảm bảo đúng quy định khảo nghiệm của Bộ NN-PTNT. Các kết quả cho thấy cây ngô BĐG không có những nguy cơ trở thành cỏ dại, dịch hại; không ảnh hưởng xấu đến sinh vật không chủ đích; không có nguy cơ làm thay đổi bất lợi đến hệ sinh thái xung quanh và các tác động bất lợi khác.

Quang Thuần

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang