• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Về nơi “rốn” trầm Phúc Trạch

Nguồn tin: TBKTVN, 6/12/2006
Ngày cập nhật: 17/12/2006

Trầm hương là một loại hương liệu quí được hình thành từ nhựa cây dó, tập trung chủ yếu ở 3 nước Đông Dương. Ngoài ra, một số vùng ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan cũng có nhưng chất lượng trầm kém hơn. Các sản phẩm từ cây dó luôn là mặt hàng quý hiếm trên thế giới bởi những giá trị về hương liệu, dược liệu, mỹ nghệ và tâm linh... Trung bình khoảng 2 tấn dó nguyên liệu có thể chưng cất được 1 lít tinh dầu trầm.

Trên thị trường thế giới, giá 10.000 - 50.000 USD/1 lít dầu trầm. Do giá cả cao ngất nên suốt mấy chục năm nay việc khai thác trầm hương luôn diễn ra một cách ráo riết. Nguồn trầm hương tự nhiên cạn kiệt, mất dần sau những cánh rừng và sách Đỏ thế giới đã phải đưa loài cây này vào danh mục quí hiếm cần phải được bảo tồn. Trong khi đó, nhu cầu về tinh dầu trầm không hề giảm. Ở Hương Khê (Hà Tĩnh) cây dó đang dần được khôi phục và đầy hứa hẹn!

Ôm giấc mộng làm giàu

Vào những năm 80 của thế kỷ trước, đi dọc dải đất miền Trung, đâu đâu cũng bắt gặp những đoàn người ba lô “con cóc” trên vai, tay cầm dao, rựa nhằm hướng đại ngàn Trường Sơn tìm trầm. Với khát vọng làm giàu, trên đường đi họ không chừa bất cứ một cây dó nào, từ cây già đến cây non đều bị đội quân tìm trầm khai thác. Chỉ hơn chục năm, dòng họ “nhà dó”, như dó bầu, dó me, dó quýt... bị khai thác gần như tuyệt chủng trên địa bàn cả nước.

Nằm ở phía đông dãy Trường Sơn, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) là một trong những “rốn trầm” của VN. Trong đội quân “ngậm ngải, tìm trầm” ngày đó, không ít người trong huyện, đặc biệt ở xã Phúc Trạch đã lo xa : rừng hết dó và đưa dó về trồng trong vườn. Đó là các ông Trần Văn Hà xóm 4, Lê Văn Vinh xóm 1, Hà Tiến Dũng xóm 7. Ngày nay lại không ai khác chính các ông là người đi tiên phong lập vườn ươm nhân giống cây này. Nhờ biết lo xa nên ở Phúc Trạch hiện nay có những vườn dó như của nhà ông Trần Văn Giai và Thái Bình Phương ở xóm 6 khách mua trả 500 triệu đồng vẫn không bán. Vào thăm vườn, ông Giai dẫn chúng tôi đến bên một cây dó to hơn cả cột nhà và giới thiệu: “Cây dó này hơn 35 tuổi, vừa rồi có người trả 50 triệu đồng tui không bán, vì mỗi năm nó cho thu nhập 7 - 10 triệu đồng từ nguồn bán hạt”. Theo giá thị trường hiện nay, 1 kg hạt dó bầu 130.000 - 150.000 đ;1 cây dó 6 -7 tuổi có khả năng cho trầm, giá 7 - 10 triệu đồng. Cây càng nhiều tuổi càng được giá. Do giá trị kinh tế cao nên nhiều người dân Phúc Trạch xem cây dó là “của để giành”. Anh Lê Văn Ba cho biết, nhà có hơn 50 cây dó trên 10 tuổi, nhiều người đến hỏi mua, nhưng anh đợi đến khi nào con vào đại học mới bán.

Ở xã Phúc Trạch dân kinh doanh trầm thường nhắc đến ông Nguyễn Trung Trực ở xóm 8. Năm 1982 ở bộ đội về, ông theo dân Huế lặn lội vào đại ngàn Trường Sơn tìm trầm. Vốn là người rất năng động, khi học được nghề ông “tách đàn”, chuyển qua kinh doanh trầm tự nhiên, rồi nhanh nhạy chuyển sang kinh doanh cây dó. Ông là một trong những người đầu tiên ở Phúc Trạch đưa cây dó từ rừng về trồng trong vườn. Ông còn đi mua cây dó trong dân, nếu nhiều thì chặt ngay, ít thì gửi lại vườn người bán 1 - 2 năm. Hiện nay ở Phúc Trạch, ông Trực là một trong 2 người tạo được cây trầm cảnh. Giá 1 cây rẻ nhất cũng 5 - 7 triệu đồng, có cây 40 - 50 triệu đồng. Khách hàng là các thương gia Đài Loan, Lào và Tp.HCM...

Người người trồng dó, nhà nhà ươm cây

Từ chỗ vào rừng sâu săn lùng trầm hương, khoảng chục năm trở lại đây, nắm bắt được nhu cầu thị trường, dân Phúc Trạch người người trồng dó, nhà nhà lập vườn ươm. Nguồn thu của chủ vườn giờ đây không phải là trầm mà chủ yếu từ việc kinh doanh cây giống. Nếu như trước năm 2000 gia đình anh Thọ ở xóm 8 là ông trùm thì nay ở xã Phúc Trạch có hàng trăm “ông trùm” như vậy.

Theo phó chủ tịch Nguyễn Trung Thành, phụ trách công tác nông lâm của xã, Phúc Trạch có 1. 450 hộ thì có gần 900 hộ lập vườn ươm cây dó. Số lượng cây giống bán ra từ 5 triệu cây năm 2004, tăng lên 10 - 11 triệu cây năm 2006. Anh Hoàng Văn Phúc ở xóm 8 với 2 sào vườn, lập nhà lưới, năm 2005 ươm 8 vạn cây dó, năm nay tăng lên 12 vạn cây. Anh tính : “Với giá từ 1.000 - 1.500 đ/cây, mỗi năm gia đình thu về trên 50 triệu đồng, dó trầm là cây siêu lợi nhuận!” Theo anh Phúc, kỹ thuật lấy giống và ươm trồng cây dó thật đơn giản. Đến mùa quả chín (quả cây dó trầm thường rất sai), người dân lấy quả, tách hạt và giâm trong cát ẩm hoặc cát pha đất. Sau khi cây được 1 lá thì “cấy” vào bầu (hoặc cũng có thể cấy hạt ngay vào bầu). Cây con lớn khoảng 4-5 tháng tuổi có thể đem ra trồng. Không chỉ riêng Phúc Trạch, mấy năm nay ở Hương Khê rất nhiều xã lập vườn ươm cây dó, nhưng họ không sợ “cung quá cầu”, mà ngược lại có niềm tin kỳ lạ vào thị trường tiêu thụ(!) Vẫn theo anh Phúc, tiếng lành đồn xa, mấy năm nay dân từ Bình Định, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, từ Tây Bắc về Phúc Trạch tham quan, rồi mua ngay cây giống dó trầm về trồng, đến nay nhiều nơi đã thành rừng. Thị trường tiêu thụ cây giống dó trầm mạnh nhất là Lào. Họ đánh ô tô sang tận nơi mua, hoặc dân Phúc Trạch chở sang theo đơn đặt hàng.

Phó chủ tịch xã Nguyễn Trung Thành cho biết thêm, nhờ kinh doanh cây giống dó trầm mà gần 10 năm nay tỷ lệ hộ nghèo ở Phúc Trạch giảm nhanh; không những vậy, hiện có hơn 50 hộ thu nhập trên 50 triệu đồng/năm từ vươn ươm cây dó. Mỗi vườn ươm thường thuê 2 -5 lao động, cơm ăn ngày 2 bữa và 30.000 đ. Năm 2005, tổng thu ngân sách của xã Phúc Trạch đạt 22 tỷ đồng, năm 2006 dự kiến tăng lên 27 tỷ đồng, trong đó gần 50% thu từ bán cây giống dó trầm. Tính ra, mức thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 4-7 triệu đồng/năm. Chắc những năm tới con số này chưa dừng lại đây!

Khát vọng dó trầm vẫn không nguôi

Ngày xưa những người“ngậm ngải tìm trầm” ai cũng ôm“giấc mộng vàng”. Ngày nay, khi rừng bị kiệt quệ đưa cây dó về trồng trong vườn khát vọng dó trầm vẫn không nguôi ngoai. Theo kinh nghiệm của những người đi tìm trầm, trầm thường xuất hiện nhiều ở các cây già cỗi, u bướu hoặc có bệnh, thường ở gốc rễ và đoạn thân trên 3 mét.

Nhiều người dân ở Phúc Trạch đã tổng kết, đúc rút kinh nghiệm tạo trầm nhân tạo, bằng cách bắt chước tự nhiên : tạo vết thương lên cây dó. Có người dùng khoan gỗ khoan các lỗ có đường kính trên 1 cm và giữ cho vết khoan không lành miệng để vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập, khoảng sau 3 năm có các tia trầm hương (gọi là tóc trầm) xung quanh vết khoan. Có người lại dùng nêm sắt đã hoen rỉ đóng vào thân cây dó, thời gian xuất hiện tóc trầm đã rút xuống còn 2 năm. Anh Phan Mỹ ở xóm 10, nổi tiếng về tạo trầm đã bật mí: “Tôi khoan vào thân cây không quá 1/3 bán kính thân, sau đó dùng một loại hoá chất (anh dấu tên) đổ vào vết khoan. Bằng phương pháp này sau 1 năm rưỡi đã thấy xuất hiện tóc trầm”. Còn có một cách tạo trầm khác. Chị Dương Thị Ngân ở Sở khoa học - công nghệ (Hà Tĩnh), chủ nhiệm dự án tạo trầm bằng phương pháp sinh học cho biết: phương pháp kích tạo trầm được tiến hành ở 25 cây dó ở địa bàn xã Tùng Ảnh. Bằng cách khoan lỗ vào thân cây (không khoan vào hướng tây), sau đó bơm chế phẩm “Lt” vào, rồi dùng bông và ống bịt lỗ khoan lại để hạn chế nước mưa chảy vào. Bằng phương pháp này, chỉ sau 1 năm thực hiện 100 % số cây đã có trầm ngưng tụ chung quanh chỗ kích thích. Trong đó, các cây trên 10 năm tuổi khả năng kích thích trầm lớn hơn. Cách làm này cũng giống như cách tạo trầm mà người dân trồng dó ở Khánh Hòa đang ứng dụng, bằng tác nhân vi sinh. Họ dùng vi sinh cấy vào thân cây dó bầu đã đủ tuổi (trên 3 năm); vi sinh sẽ phá huỷ tế bào trong thân cây, tích tụ thành chất tạo ra trầm. Như vậy, việc trồng cây dó tạo trầm cũng đã có cơ hi vọng “ôm giấc mộng... bạc”

Coi chừng cây “siêu lợi nhuận”

Có thể nói, ở vùng miền núi nhưng thiên nhiên đã ban tặng cho xã Phúc Trạch nhiều ưu ái. Vùng đất này xưa nay nổi tiếng khắp cả nước với bưởi Phúc Trạch, hơn chục năm nay lại nổi danh với cây dó (tạo trầm). Các vị lãnh đạo xã đang lo rằng dó bầu lấn sân bưởi truyền thống. Với đà mất mùa liên tục những năm tới một câu hỏi sẽ được đặt ra là: sẽ còn không cây bưởi Phúc Trạch?

Hiện nay ở Hà Tĩnh vườn ươm cây dó không chỉ có xã Phúc Trạch, mà cả 3 huyện miền núi Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang đang phát triển với tốc độ “nóng”, trong khi thị trường tiêu thụ cây con được dân dự đoán bằng cảm tính. Có thể nói, cả nơi cung ứng cây con và nơi trồng đang chạy theo phong trào, thiếu quy hoạch và một sự định hướng cụ thể. Việc quản lý cây giống đang bị thả nổi. Người mua cứ mua, người bán cứ bán. Việc mua cây dó về trồng có tạo được trầm hay không, không cần biết. Theo ông Phạm Đức Tuấn, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), dó bầu là một loại cây rất đặc biệt. Lâu nay, chúng ta, đặc biệt là người dân vẫn hiểu nó là loại cây dùng để tạo trầm, thậm chí cho kỳ nam. Thế nhưng, thực tế đây là một loại cây đa tác dụng. Ngoài tạo trầm, dó bầu còn có thể dùng làm cây lấy gỗ, làm hương, chế xuất tinh dầu. Về mặt khoa học, việc tạo trầm, kỳ nam cũng chưa được khẳng định chắc chắn. Vì vậy, Cục Lâm nghiệp khuyến cáo không nên trồng dó bầu vì một mục đích là tạo trầm, kỳ nam, nếu không hậu quả sẽ khó lường. Thực tế đã có rất nhiều bài học nhỡn tiền làm kinh tế chạy theo phong trào.

Người trả học phí rất đắt không ai khác là nông dân.

Hồ Khánh Thiện - Thời báo Kinh tế Việt Nam - No.248 [ 2006-12-06 ]

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang