• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bảo hiểm nông nghiệp chưa hấp dẫn nông dân An Giang

Nguồn tin: Nhân Dân, 24/07/2012
Ngày cập nhật: 25/7/2012

Nông dân An Giang thu hoạch lúa.

Ngay khi có Quyết định 315/QÐ-TTg, tỉnh An Giang đã tổ chức rất quyết liệt bằng việc phân công nhiệm vụ cho các ngành, các cấp có liên quan một cách cụ thể, nhằm triển khai tốt việc thí điểm bảo hiểm cây lúa. Thế nhưng, đến nay, tỉnh An Giang chỉ có 105 ha/50 nghìn ha lúa vụ đông xuân 2011 - 2012 tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

Chưa sát thực tế

Từ khi triển khai thí điểm bảo hiểm đối với cây lúa theo chỉ đạo chung của Chính phủ, UBND tỉnh An Giang ban hành hàng loạt chủ trương chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND huyện thực hiện quyết liệt bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa trên địa bàn tỉnh. Nhưng do thời gian triển khai gấp rút, khiến công tác tuyên truyền vận động và thuyết phục nông dân gặp nhiều khó khăn.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ðoàn Ngọc Phả nhìn nhận: Do sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp là sản phẩm hoàn toàn mới, cộng thêm các hướng dẫn thực hiện ban hành chậm làm cho địa phương lúng túng, chưa hiểu biết đầy đủ các quy trình thủ tục, tính toán hợp đồng bảo hiểm. Trong khi đó, nhận thức về loại hình bảo hiểm nông nghiệp đối với dân còn quá mới, do đó trong thời gian ngắn, công tác tuyên truyền cho nông dân hiểu đúng, đủ về mức phí phải đóng bảo hiểm nông nghiệp là bao nhiêu, mức bồi thường bao nhiêu, trường hợp nào bồi thường... vẫn còn lúng túng. Thống kê sơ bộ của ngành chức năng và các địa phương được chọn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy, phần lớn nông dân đều cho rằng, nếu có tham gia bảo hiểm nông nghiệp thì có thể áp dụng ở vụ hè thu và thu đông do có tỷ lệ rủi ro cao hơn so vụ đông xuân.

Bên cạnh đó, do chính sách bảo hiểm là chỉ bồi thường trên diện tích được Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thiên tai, dịch bệnh với mức độ, phạm vi rộng lớn. Trong khi đó, tại tất cả các xã có diện tích sản xuất nông nghiệp của An Giang nhiều tiểu vùng có diện tích thấp hơn 20% tổng diện tích của xã. Bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa được thực hiện cả năm, nhưng An Giang không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, không có rét đậm, rét hại như miền bắc, không có mưa bão lớn như miền Trung, tần suất thiên tai xảy ra thấp... cũng là nguyên nhân khiến nông dân thờ ơ với loại hình bảo hiểm này.

Do đó, tuy đầu vụ đông xuân 2011 - 2012, An Giang có 140 chủ thể đăng ký bảo hiểm 50 nghìn ha lúa, nhưng khi vào vụ chỉ có nông dân huyện Châu Phú tự nguyện ký hợp đồng bảo hiểm 110 ha.

Giải pháp tháo gỡ

Triển khai bảo hiểm nông nghiệp được xem là một trong những phần việc rất quan trọng nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hiện đại, giảm rủi ro cho nông dân, giúp họ yên tâm canh tác. Do đó, nhanh chóng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại An Giang được xem là một trong những nhiệm vụ ưu tiên quan trọng để phát triển sản xuất nông nghiệp tại một trong những tỉnh có diện tích, sản lượng lúa đứng đầu cả nước. Từ thực tế triển khai thí điểm bảo hiểm cây lúa tại An Giang cho thấy, nhiều vấn đề lớn đã đặt ra cần nhanh chóng tháo gỡ như: Ðặc thù chung của thời tiết trong sản xuất nông nghiệp khu vực ĐBSCL (trong đó có An Giang) là ít thiên tai, dịch bệnh cho nên nông dân ít quan tâm đến việc bảo hiểm nông nghiệp. Theo Thông tư 47/2011/TT-BNN&PTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên tiểu vùng nếu không được Chủ tịch UBND tỉnh công bố dịch sẽ không được bồi thường. Trong khi đó, cấp tỉnh chỉ công bố thiên tai, dịch bệnh với mức độ và phạm vi có tính chất rộng lớn và nguy hiểm, điều này làm ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, thuyết phục địa phương và người dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Công tác tuyên truyền tham gia bảo hiểm đến với người dân chưa đủ sâu và rộng cho nên việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn, vẫn còn tư tưởng cho rằng việc thực hiện bán bảo hiểm nông nghiệp là vì quyền lợi của đơn vị bảo hiểm.

Ðể triển khai thực hiện tốt thí điểm bảo hiểm nông nghiệp trên cây lúa trong thời gian tới, thì song song với việc nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc nêu trên, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng: Việc tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp trên lúa vẫn là biện pháp cốt yếu, trong đó chủ yếu tuyên truyền đi vào quyền lợi của nông dân, ý nghĩa của việc tham gia bảo hiểm nông nghiệp bằng nhiều hình thức, nhiều phương tiện thông tin khác nhau. Phổ biến nội dung triển khai bảo hiểm nông nghiệp đến tận ấp, đến từng hộ gia đình những thông tin cần thiết để mọi nông dân ở địa bàn thí điểm bảo hiểm nông nghiệp hiểu rõ trách nhiệm và quyền lợi khi mua bảo hiểm nông nghiệp để tích cực tham gia hưởng ứng, nhất là chính sách hỗ trợ phòng trừ dịch hại khi tham gia bảo hiểm - hỗ trợ 2% giá trị bảo hiểm.

HẢI THƯ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang