• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cần hỗ trợ kỹ thuật cho người trồng nấm Đức Trọng (Lâm Đồng)

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 22/07/2012
Ngày cập nhật: 23/7/2012

Với trên 1.200 hộ trồng nấm mèo trong vùng, khu 6 thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng (Lâm Đồng) từ hơn 10 năm nay đã hình thành một vùng chuyên canh nấm, mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân nơi đây. Thế nhưng trong khi người trồng nấm đang rất cần hỗ trợ kỹ thuật thì các ngành chức năng địa phương vẫn đứng ngoài cuộc.

Thu hoạch nấm

Dọc theo những con đường trong khu 6, thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng xen kẽ giữa nhà dân là những trại nấm rất đặc trưng với mái lá màu thẫm nổi bật lên, xung quanh phủ bạt, trước sân ngày nắng là những giàn dài phơi nấm mèo (mộc nhĩ).

Để trồng nấm cần có trại nấm. Mỗi trại như vậy thường có bề rộng khoảng 8m, dài chừng 14m (khoảng 120 m2), cọc bê tông, khung làm bằng tre hoặc lồ ô (có nhà đã làm hẳn khung sắt), mái lợp lá dừa mua từ các tỉnh miền Tây lên. Mái sẽ được thay trong khoảng 3 năm một lần. Trong trại người dân thiết kế hệ thống tưới với giàn cây trên cao có thể đi lại, nước từ các giếng được bơm lên và tưới tay vì người tưới sẽ điều chỉnh theo điều kiện phát triển của nấm trong trại. Giá đầu tư cơ bản cho một trại nấm như vậy không lớn, khoảng 15 triệu đồng. Trại được dựng trên đất vườn quanh nhà, có thể sản xuất quanh năm. Mỗi trại như thế treo được 10 “thiên” (10 nghìn) bao nấm. Hầu như mỗi nhà nơi đây đều có từ 1 đến 3 trại nấm như vậy, tùy theo đất vườn rộng nhiều hay ít. Không ít những gia đình trong vùng như hộ ông Bùi Văn Nhọt có đến 5 trại, ông Đinh Văn Đệ 12 trại, ông Nguyễn Văn Chung 14 trại.

Để sản xuất nấm mèo người trồng nấm mua nguyên liệu từ Đồng Nai. Nguyên liệu là các túi nấm, bên trong túi là mùn cưa, phân bón, meo giống trộn sẵn. Túi mua về được cột thành hàng, treo lên trong trại, tưới đẫm nước hằng ngày. Trại được phủ bạt kín. Khoảng 1 tuần đến 15 ngày, rạch các túi ra, meo bắt đầu phát triển thành nấm, khoảng 1,5 tháng là có thể thu lứa đầu. Sau lứa đầu nếu nguyên liệu tốt có thể thu lứa hai và sau đó toàn bộ túi được thải, thay thế túi mới. Mỗi năm một trại nấm như thế có thể làm 4 vụ.

“Trồng nấm thì không có gì nhàn hơn, chỉ cần biết kỹ thuật, có kinh nghiệm là được. So với làm nông lúc trước thì giờ quá nhàn, mưa nắng gì cũng làm ” - ông Bùi Văn Nhọt cho biết. Là một trong những hộ tiên phong trồng nấm nơi đây, ông lập trại từ năm 2000 và đến nay trên mảnh đất nửa sào với 5 trại nấm quanh nhà, mỗi lứa ông treo đến 40 - 50 thiên. Năm rồi nguyên liệu khan hiếm ông có làm ít hơn, chừng 22 thiên, thu cũng được khoảng 9 tạ nấm khô. Với giá bán 88 nghìn đồng/kg, trừ chi phí năm qua ông thu được trên 30 triệu đồng. “Nếu làm vườn, trồng rau thì cực hơn nhưng thu không bằng nấm” - ông Nhọt cười. Cũng nói thêm là người trồng nấm nơi đây có cách làm rất hay: vần đổi công cho nhau. Tốn công nhất là lúc thu hoạch còn hằng ngày các nhà trong xóm chỉ tưới rồi tranh thủ đi làm đổi công, khi thu hoạch sẽ có người đến làm lại cho mình.

Nỗi lo nhất của người trồng nấm mèo Đức Trọng hiện nay là tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Túi nấm hiện được mua từ các trại sản xuất ở Đồng Nai, được mang lên giao tận nhà và nguyên liệu chính bên trong theo những người trồng nấm cho biết, chính là bột gỗ từ thân cây cao su. Những năm trước đây, khi còn ít người trồng, nguồn nguyên liệu này khá dồi dào, cần bao nhiêu có bấy nhiêu. Thế nhưng khi diện tích trồng nấm ở Đức Trọng ngày càng mở rộng, nguyên liệu cung cấp như ngày càng cạn dần, giá lại được đẩy lên cao. Một túi nguyên liệu trước kia chỉ 1.700 đồng nay đã tăng thêm mỗi túi hơn 1.000 đồng, trong khi đó do tranh mua tranh bán nên giá nấm thành phẩm khô lại giảm dần.

Và cũng do thiếu nguyên liệu nên các túi nấm thu hoạch xong trước đây thường vứt đi thì nay lại được các trại sản xuất giống lên thu mua lại để “tái chế”. Việc tái chế thế nào không biết nhưng trong vài năm trở lại đây theo những người trồng nấm cho biết, chất lượng những túi nấm này đang ngày càng đi xuống: nấm thu không đạt, bệnh nhiều, khó chăm sóc. Đã có những người địa phương đứng ra sản xuất nguyên liệu làm giống, tránh lệ thuộc và thao túng quá lớn của các chủ trại sản xuất giống Đồng Nai nhưng chất lượng sản xuất nơi đây quá thấp, nếu không nói là không đạt khiến người trồng nơi đây vẫn phải tiếp tục mua giống từ tỉnh ngoài. Giá nguyên liệu tăng, giá sản phẩm không cao, làm ăn khó có lời nên nhiều nhà hiện nay phải dần thu hẹp sản xuất, bỏ trống rất nhiều trại nấm.

“Chúng tôi đang rất cần lời khuyên của cán bộ kỹ thuật” - ông Nhọt, chủ của 5 trại nấm cho biết. Những người trồng nấm ở Đức Trọng họ đang rất cần cán bộ nông nghiệp địa phương hỗ trợ về mặt kỹ thuật, vì sao nấm trồng không đạt, khi có sâu bệnh nên trị loại thuốc gì. Nhưng nỗi lo lớn nhất cho mọi người nơi đây là nguyên liệu. “Khi mua tôi cứ mua, đâu biết loại nào là tốt loại nào không đạt, có lời khuyên của cán bộ kỹ thuật thì hay quá. Còn nếu Lâm Đồng chủ động sản xuất được nguyên liệu thì người dân chúng tôi rất nhờ” - ông Ánh mong mỏi.

Một đề nghị khác của người dân nơi đây là nhờ chính quyền hỗ trợ để thành lập hiệp hội trồng nấm mèo trên địa bàn. Một hiệp hội như thế sẽ có sức mạnh hơn trong việc đứng ra mặc cả về chuyện đầu vào nguyên liệu, giá cả bán ra, tránh được sự ép giá của thương lái như hiện nay. Hiệp hội này lâu nay nơi đây địa phương vẫn nói đến nhiều nhưng chờ mãi vẫn không thành hình được.

GIA KHÁNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang