• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hải Dương: Thu lợi từ trồng tre chắn sóng

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 18/07/2012
Ngày cập nhật: 21/7/2012

Việc làm của những người trồng, chăm sóc, bảo vệ hàng tre chắn sóng tuy bình dị nhưng rất quan trọng vì bờ đê an toàn hơn nhờ những hàng tre này.

Khu vườn tre của chị Tính được bố trí gọn gàng, khoa học

Vừa qua, chúng tôi đến bãi sông ở thôn Mạc Động, xã Tân Dân (Chí Linh - Hải Dương) để tìm hiểu mô hình trồng tre chắn sóng, bảo vệ đê của chị Nguyễn Thị Tính. Từ trên đê sông Kinh Thầy nhìn xuống, hai khu trồng tre Bát Độ xanh tươi, có quy mô khá rộng. Khu vườn tre được bố trí gọn gàng, khoa học. Trong vườn có lối đi rộng khoảng 3 m để tiện chăm sóc, thu hoạch. Các khóm tre được sắp xếp thành từng hàng thẳng tắp. Giữa các hàng tre có rãnh để cung cấp nước tưới. Các cây tre đều xanh tốt, cao 10 - 15 m.

Theo chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, kiểm soát viên đê điều Hạt Quản lý đê thị xã Chí Linh, những năm trước đây, đoạn đê tả sông Kinh Thầy qua xã Tân Dân có nhiều lỗ rò rỉ, đê xung yếu. Do vậy, năm 2004, tỉnh có dự án trồng tre Bát Độ tại thôn Mạc Động. Trồng tre Bát Độ vừa có tác dụng chắn sóng, bảo vệ đê, vừa cho thu hoạch măng non để bán, giúp người trồng thêm thu nhập. Nhận thấy trồng tre Bát Độ có nhiều lợi ích, chị Tính đã mạnh dạn tham gia dự án. Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí mua giống, phân bón, trả tiền công trồng lúc đầu. Chị Tính có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ, hưởng lợi từ thu hoạch măng non. Năm 2010, chị Tính tiếp tục tham gia dự án trồng tre Bát Độ của tỉnh ở một địa điểm khác (cũng ở thôn Mạc Động). Đến nay, chị có khoảng 700 khóm tre Bát Độ, trồng trên diện tích khoảng 1,4 ha.

Trong những năm qua, chị Tính đã tích cực đầu tư chăm sóc, bảo vệ để có những hàng tre phát triển tốt, đều đặn cho lấy măng. Theo chị Tính, trồng tre Bát Độ không khó, nhưng phải tích cực chăm sóc thì tre mới cho nhiều măng. Thông thường, vào tháng 11, chị thuê nhân công để đốn tỉa cây tre già và lựa chọn cây măng đẹp làm giống. Trong thời gian này phải cuốc đất ở mỗi ụ tre, dọn sạch gốc tre đã chết, bón phân cho ụ, sau đó đắp lại ụ. Từ tháng 5 đến tháng 10 hằng năm, tre sẽ cho thu hoạch măng. Vào thời vụ trồng mới hoặc thu hoạch, chị Tính phải thuê nhiều nhân công để làm. Hàng năm, chị thuê riêng một người để chăm sóc, bảo vệ. Chị Tính cho biết: "Mỗi năm, tôi thu hoạch 10 - 15 tấn măng để bán. Các thương lái từ Hải Phòng về đây mua khá nhiều. Sau khi trừ chi phí đầu tư, tôi thu lãi khoảng 100 triệu đồng/năm". Đây là một khoản lợi nhuận không nhỏ để chị Tính cải thiện cuộc sống gia đình. Không chỉ trồng tre Bát Độ, chị Tính còn nhận bảo vệ hàng tre chắn sóng (tre gai) dài khoảng 700 m ở sát chân đê. Chị đã dựng hàng rào để bảo vệ hàng tre này, tránh để trâu, bò phá hoại.

Chỉ cách vườn tre của chị Tính vài km là vườn tre của ông Nguyễn Văn Thịnh (76 tuổi) ở xã Đồng Lạc. So với một số vườn tre của những người khác ở gần đó, vườn tre của ông Thịnh nổi bật hơn hẳn. Do được chăm sóc, bảo vệ chu đáo nên các hàng tre ở đây vươn cao, thân khá thẳng, khóm tre to. Ở nhiều chỗ, ông Thịnh trồng 2 - 3 hàng tre.

Năm 1991, sau khi nghỉ công tác tại xã, ông Thịnh làm trưởng điếm canh số 1 ở thôn Trụ Thượng. Nhiệm vụ của ông là canh gác một đoạn đê tả sông Kinh Thầy, gần cầu Bình. Khu vực này thường xuyên có tàu, thuyền qua lại, sóng mạnh liên tục vỗ vào bờ. Mặt sông khá rộng trong khi bãi sông còn ít. Ở một số nơi, lòng sông đã gần sát chân đê. Do vậy, việc trồng tre chắn sóng rất quan trọng để chống sóng, bảo vệ đê. Trước năm 1993, bãi sông chưa có tre chắn sóng, chủ yếu người dân canh tác rau màu. Năm 1993, Nhà nước đầu tư cho người dân trồng tre chắn sóng ở đây. Ông Thịnh đã tích cực tham gia trồng tre. Ông Thịnh kể lại: "Ban đầu, số mống tre được cấp phát không nhiều nên tôi phải đi xin thêm ở nơi khác về trồng. Lúc đầu, số mống tre chỉ đủ trồng một đoạn ngắn. Sau đó, khi tre phát triển, tôi lấy mống ở đó để nhân ra diện rộng. Tới năm 1999, hàng tre do tôi nhận khoán đã được khép kín. Sau này, một số người nhận khoán bảo vệ tre nhưng không giữ được nên tôi đã nhận thêm". Hiện nay, ông Thịnh bảo vệ gần 300 m tre chắn sóng. Ở những ụ tre quá tốt, thỉnh thoảng ông Thịnh tỉa thưa một số cây tre, lấy măng để bán. Tuy số tiền bán măng, tre không nhiều nhưng cũng giúp ông thêm gắn bó với những hàng tre. Đến nay, ông Thịnh đã có 19 năm bảo vệ hàng tre của mình.

Những con người trồng, chăm sóc, bảo vệ hàng tre chắn sóng như ông Thịnh, chị Tính vẫn âm thầm làm công việc hằng ngày của mình. Việc họ làm bình dị nhưng rất quan trọng vì bờ đê an toàn hơn nhờ những hàng tre này.

MINH ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang