• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân được mùa: Niềm vui chẳng được tày gang

Nguồn tin: Báo Hải Phòng, 14/07/2012
Ngày cập nhật: 21/7/2012

Nông dân Hải Phòng vừa được mùa vụ lúa xuân với năng suất cao nhất từ trước đến nay, sản lượng lúa đạt gần 270 nghìn tấn. Tuy nhiên, bà con không vui vì giá thóc đột ngột giảm mạnh. Cùng với đó, hàng loạt các sản phẩm chăn nuôi cũng giảm giá dưới mức giá thành.

Giá thóc giảm 50%

Bà Lê Thị Ản, nông dân xã Hùng Thắng (Tiên Lãng) cho biết: “Năm nay, nông dân được mùa lớn, ruộng xấu cũng đạt năng suất hơn 65 tạ/ha. Nhưng chưa kịp vui vì được mùa, nông dân chúng tôi đã thấy lo vì giá thóc xuống thấp. Hiện giá thóc tại địa phương là 5000 - 6000 đồng/kg, giảm 50% so với vụ lúa xuân năm ngoái. Giá các loại gạo ngon cũng chỉ khoảng 9000 - 10 nghìn đồng/kg, giảm 40% so với thời điểm 2 tháng trước. Trong khi năm ngoái, năng suất lúa có hơn 50 tạ/ha thì giá thóc hơn 10 nghìn đồng/kg.

“Giá xuống, phí lên như thế này thì nông dân càng sản xuất sẽ càng lỗ - anh Phạm Hồng Hải, nông dân xã Thuận Thiên (Kiến Thụy) khẳng định - Theo tính toán, để làm một sào lúa chúng tôi đầu tư tổng chi phí khoảng 1.040.000 đồng, trong đó giống: 70 nghìn đồng, thuê làm đất: 150 nghìn đồng, phân bón: 300 nghìn đồng, công chăm sóc: 250 nghìn đồng, thuê máy gặt: 160 nghìn đồng, công vận chuyển: 50 nghìn đồng, thuốc bảo vệ thực vật: 30 nghìn đồng. Với giá lúa như hiện nay, trung bình một sào thu được 1,35 triệu đồng, sau khi trừ các khoản chi phí nông dân còn lãi 310 nghìn đồng/sào. Một vụ lúa xuân kéo dài khoảng 5 tháng, với mức lãi này, nếu hoạch toán thu chi thì lợi nhuận của người nông dân làm 1 sào lúa trong vòng 5 tháng chỉ tương đương giá trị 2 công làm thợ”.

Được mùa nhưng nông dân không vui vì giá thóc quá thấp.

Sản phẩm chăn nuôi dưới giá thành

Nông dân đang thêm khó khăn khi cùng thời điểm này giá các sản phẩm chăn nuôi tiếp tục lao dốc. Chị Nguyễn Thị Thoa người chăn nuôi ở xã lại Xuân, huyện Thủy Nguyên cho biết: “Sau thời gian dài giảm liên tục, đến đầu tháng 7, giá lợn và gà, vịt vẫn tiếp tục giảm xuống dưới giá thành. Hiện giá gà công nghiệp chỉ còn 20.000 – 25.000 đồng/kg trong khi giá thành ở mức 30.000 đồng/kg; gà ta thả vườn 60.000 – 65.000 đồng/kg giảm 2.000 - 5.000 đồng/kg so với tuần trước. Giá thịt lợn hơi giảm chỉ còn 32.000 - 35.000 đồng/kg, mỗi kg lợn xuất chuồng người chăn nuôi lỗ 8.000 đồng. Trong khi đó, giá thứ ăn chăn nuôi lại tăng 3 - 5%. Chúng tôi đang rất lo lắng vì giá bán ra không đủ bù chi phí và tình trạng giảm giá chưa có dấu hiệu dừng lại”.

Theo ông Phạm Văn Vũng, Trưởng phòng Chăn nuôi (Sở Nông nghiệp - PTNT) mức thiệt hại cho người chăn nuôi đang rất nghiêm trọng do giá lợn, gà tại các trại chăn nuôi đang xuống thấp dưới giá thành. Do lỗ kéo dài nhiều tháng qua nên ước tính mỗi tháng tổng thiệt hại ngành chăn nuôi cả nước lên đến 2.000 - 2.500 tỉ đồng. Nhiều khả năng tình trạng này còn kéo dài đến tháng 9 và thiệt hại sẽ tăng gấp đôi.

Nhiều chủ trại lợn bỏ chuồng nuôi do giá xuất sản phẩm quá thấp.

Hỗ trợ nông dân thế nào?

Theo ông Dương Đức Tùng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - PTNT, việc giá cả nông sản biến động phụ thuộc trước hết vào quan hệ cung - cầu của thị trường. Điều chúng ta phải hướng tới là hỗ trợ cho nông dân tận dụng tối đa cơ hội khi giá lên và tránh hoặc giảm thiểu tối đa các thiệt hại khi giá cả giảm, kể cả trong trường hợp giá giảm quá sâu. Sở Nông nghiệp - PTNT đang tập trung làm 2 việc để hỗ trợ nông dân trong hoàn cảnh hiện nay. Một là, ngành tổ chức theo dõi sát sao diễn biến thị trường, thông tin kịp thời cho bà con nông dân, giúp họ hiểu được xu thế của thị trường, từ đó có những lựa chọn đối tượng sản xuất phù hợp với đồng đất của mình, điều kiện hoàn cảnh của mình. Hai là tập trung chuyển giao công nghệ, khoa học kỹ thuật để nông dân có thể sản xuất ra nông sản với giá thành thấp hơn trước đó, khi giá xuống vẫn có lãi, có thu nhập để ổn định đời sống.

Về lâu dài, ngành tìm cách khắc chế những bất lợi do giá cả nông sản lên xuống bấp bênh bằng sự chuẩn bị tốt hơn ở cả khâu sản xuất và thương mại. Đối với các nông sản đang có ưu thế về thị trường, ngành phối hợp với các địa phương xem xét lại quy hoạch, tính toán xem sản xuất quy mô thế nào là phù hợp, tránh phát triển “nóng”. Cùng với đó, ngành chú ý kêu gọi các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất nông sản hàng hóa với nông dân, đồng thời tích cực vận động nông dân liên kết sản xuất với nhau để dễ dàng tiếp cận được với tiến bộ kỹ thuật mới, các giống cây trồng, vật tư, phân bón và biện pháp thâm canh mới để từ đó nâng cao năng suất và chất lượng nông sản…

Hoàng Yên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang