• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Đa canh trên vùng ngọt

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 17/07/2012
Ngày cập nhật: 19/7/2012

Thực hiện nghị quyết của Huyện ủy về đa canh trên cùng diện tích, những năm gần đây, ngoài việc trồng lúa, người dân Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) còn mạnh dạn cải tạo vườn tạp trồng các loại cây cho năng suất, chất lượng cao; trồng hoa màu, nuôi cá nước ngọt… Đã có không ít hộ nghèo nhờ thực hiện thành công mô hình này mà thoát nghèo bền vững.

Theo bà Nguyễn Bích Loan, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hải, đầu năm 2012, từ nguồn vốn ủy thác của Trung ương Hội, BCH Hội Nông dân xã triển khai thí điểm mô hình cải tạo vườn tạp trồng dừa xiêm cho 20 hộ dân ấp Trùm Thuật B với diện tích khoảng 18 ha.

Sau khi Hội nông dân bàn giao dừa giống được mua về từ huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, các hộ dân đã xuống giống. Bà con ai cũng phấn khởi vì dừa đang trong giai đoạn thích nghi với vùng đất mới.

Mở hướng cho nông dân

Chỉ hơn 2.000 m2 đất trồng dưa leo, bầu bí, mỗi năm gia đình anh Phạm Quốc Dững (ấp Trùm Thuật A) thu lời trên 120 triệu đồng.

Ông Võ Việt Anh, Bí thư Chi bộ ấp Trùm Thuật B, cho biết, từ lâu cây dừa đã gắn bó quen thuộc với người dân nơi đây. Tuy nhiên, do giống dừa kém chất lượng cộng với cách trồng truyền thống thiếu khoa học - kỹ thuật nên cây dừa không mang lại hiệu quả kinh tế.

“Sau chuyến đi tham quan thực tế tại Bến Tre, chúng tôi nhận thấy vùng đất Khánh Hải rất thuận lợi để cây dừa xiêm sinh trưởng và phát triển. Nếu so sánh thì vùng đất nơi đây có độ phì nhiêu cao hơn cả Bến Tre. Ngoài ra, dừa xiêm còn là loại cây có năng suất, chất lượng cao mà giá thành cũng khá ổn định. Trong khi đó, nếu người dân áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã được tập huấn thì trồng dừa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao”, ông Việt Anh cho biết.

Nằm trong dự án trồng dừa xiêm của Hội nông dân, gia đình anh Tạ Văn Khá mạnh dạn cải tạo 3.000 m2 đất sản xuất kém hiệu quả sang trồng 100 gốc dừa xiêm. Sau khi được vay 25 triệu đồng, anh lên liếp trồng dừa và trồng xen canh dưa leo, dưa gang, khổ qua và thả nuôi 2.500 con cá thác lác cườm. Anh Khá chia sẻ, thấy đất mới cải tạo nên gia đình chỉ trồng thử nghiệm 100 gốc dưa leo, vài chục gốc dưa gang và khổ qua.

Sau hơn 35 ngày dưa leo đã cho thu hoạch 3 đợt hơn 60 kg. Theo anh Khá tính toán, trước đây diện tích đất này được gia đình trồng lúa, mỗi năm 2 vụ, sau khi trừ các khoản chi phí thu lời chỉ hơn 4 triệu đồng; nhưng với diện tích này trồng dừa, hoa màu, nuôi cá thì năng suất sẽ cao gấp 3 - 4 lần.

“Nếu thành công, năm sau tôi sẽ cải tạo 2.000 m2 vườn tạp còn lại để trồng dừa xiêm và xen canh rau màu”, anh Khá phấn khởi.

“Sau 36 tháng cây dừa mới bắt đầu có tán và cho trái. Từ thành công bước đầu này nên hầu như hộ dân nào cũng tận dụng đất trống trồng xen canh dưa leo, khổ qua, trồng cam. Ngoài ra, họ còn tận dụng diện tích mặt nước thả cá thác lác cườm, sặt rằn. Bằng cách lấy ngắn nuôi dài sẽ giúp nông dân nâng cao thu nhập trên cùng diện tích đất”, ông Cao Văn Toàn, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Trùm Thuật B, phấn khởi.

Thoát nghèo từ đa canh

Đa canh giờ đây đã trở thành mô hình gần gũi với người dân Khánh Hải. Nhiều mô hình với cách làm hay, mang lại hiệu quả kinh tế cao ra đời.

“Xác định tầm quan trọng mô hình đa canh, Hội nông dân đã phối hợp với các ngành tiến hành mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông dân. Đồng thời, xây dựng các mô hình điểm để việc nhân rộng trong hộ dân dễ dàng và đạt hiệu quả cao nhất. Qua đó, cũng đã xuất hiện nhiều mô hình mang lại hiệu quả kinh tế như: nuôi heo hướng nạc kết hợp với trồng màu, nuôi cá công nghiệp kết hợp với trồng bông súng Đà Lạt hay nuôi cá đồng kết hợp với trồng lúa…”, bà Nguyễn Bích Loan cho biết thêm.

Gia đình ông Nguyễn Văn Có là một trong những hộ nghèo của ấp Trùm Thuật B. Năm 2011, nhờ áp dụng thành công mô hình chăn nuôi, trồng màu đã mang về nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông. Cuối năm 2011, gia đình ông đã thoát nghèo.

Theo ông Có, vườn chỉ trồng các loại cây tạp nên không mang lại hiệu quả kinh tế, cuộc sống cứ thiếu trước hụt sau. Nhờ Hội nông dân tạo điều kiện cho vay vốn và dự các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, ông nắm bắt được kỹ thuật nuôi gà thả vườn.

Hội nông dân còn giúp đỡ vay vốn mua gà giống, cải tạo vườn tạp trồng màu. Sau khi trừ các khoản chi phí, mô hình của ông thu lời trên 30 triệu đồng mỗi năm.

Bà Nguyễn Bích Loan cho rằng, hiện nay, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc sử dụng đất vườn, một số hộ để trống không trồng cây, hoặc có trồng cũng chỉ làm theo phong trào, không xác định được loại cây chủ lực trong vườn, nên hiệu quả kinh tế không cao. Vì thế, thành công bước đầu này sẽ góp phần giúp nông dân làm giàu trên đồng đất quê hương mình.

Phương Lài

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang