• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Giang: Sau "sự cố" giống lúa lai TH3-3: Không để nông dân chịu thiệt

Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 17/07/2012
Ngày cập nhật: 19/7/2012

Trong khi nông dân toàn tỉnh Bắc Giang đang dồn sức cho sản xuất vụ mùa thì ở một số nơi đã xảy ra những "sự cố" về chất lượng giống lúa. Giống hỏng, chất lượng thấp có thể làm lỡ thời vụ sản xuất, sâu xa hơn có thể làm mất lòng tin của người nông dân, ảnh hưởng đến mục tiêu mở rộng diện tích lúa lai, lúa chất lượng của tỉnh.

Bà Nguyễn Thị Đằng, thôn Giếng, xã Khám Lạng (Lục Nam) bức xúc vì số thóc giống TH3-3 bị hỏng. Ảnh: PV

Bà Nguyễn Thị Đằng, ở thôn Giếng, xã Khám Lạng (Lục Nam) dù đang bị đau chân nhưng vẫn cố tập tễnh đưa chúng tôi ra tận ruộng mạ giữa đồng của gia đình như để chứng minh cho nỗi bức xúc của mình. Đưa tay chỉ vào đám ruộng lưa thưa mạ xen lẫn những hạt thóc đã bạc thếch hoặc thâm đen, bà Đằng nói: "Vụ mùa này, tôi đăng ký mua 6 túi thóc giống dự định cấy 6 sào. Sau khi nhận giống, tôi có đọc hướng dẫn kỹ thuật ghi trên bao bì và được cán bộ khuyến nông chỉ dẫn thêm nên tôi yên tâm ngâm ủ cả 6 kg. Nhưng khi đã ngâm đủ thời gian, tôi nhận thấy có nhiều dấu hiệu bất thường như: nước ngâm mạ trắng đục, hạt thóc chuyển sang màu thâm, hầu hết không mọc mầm, đặc biệt là thóc giống tỏa nhiệt rất cao, cầm trên tay thấy nóng rực. Tôi cố sàng ra được hơn 1 kg có nảy mầm đem gieo nhưng các anh thấy đấy, 10 hạt thì may ra có 1 hạt mọc thành cây mạ. Cùng gieo một ngày trên một thửa ruộng mà giống lúa bên cạnh (BTE-1) đã lên xanh, chuẩn bị cấy được rồi. Thời vụ sắp hết, nếu chuyển sang giống khác chắc tôi phải lựa chọn giống ngắn ngày mới kịp".

Tại thôn Bến Ba, khi chúng tôi đến, ông Nguyễn Đình Si và con trai là Nguyễn Đình Vẻ cũng đang gieo mạ giống TH3-3 trong sân nhà. Giữa trưa nắng, ông Si dẫn chúng tôi ra xem sân mạ lưa thưa rồi nói với giọng đầy băn khoăn: "Hai bố con đăng ký mua 5 kg thóc giống TH3-3 và gieo vào ngày 6-7, nhưng đến hôm nay chỉ quan sát bằng mắt thường cũng thấy tỷ lệ nảy mầm thấp hơn các giống khác, không hiểu khi mang ra cấy có bảo đảm mạ sống được không và cây lúa sau này sinh trưởng như thế nào, năng suất ra sao?".

Tìm hiểu trên địa bàn xã Khám Lạng, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Huệ, Chủ tịch UBND xã và bà Nguyễn Thị Thân Thủy, cán bộ khuyến nông xã cho biết, vụ mùa 2012, xã Khám Lạng có kế hoạch gieo cấy 325 ha, trong đó có hơn 100 ha lúa lai, chủ yếu là các giống BTE-1, XL... Riêng giống lúa TH3-3 là vụ thứ hai của địa phương đưa vào sản xuất với khối lượng giống bà con đăng ký mua hơn 220 kg. Đây là giống nằm trong đề án phát triển lúa lai của tỉnh nên được UBND tỉnh hỗ trợ 30.000 đồng/kg, huyện hỗ trợ 20.000 đồng/kg, người dân chỉ phải bỏ ra 15.500 đồng để mua 1 kg thóc giống. Những ngày vừa qua, nông dân các thôn phán ảnh về tình trạng thóc giống TH3-3 tỷ lệ nảy mầm thấp, cán bộ xã Khám Lạng đã kiểm tra và phát hiện ở thôn Giếng có 131 kg, thôn Bến Ba có 34 kg. Lãnh đạo và cán bộ chuyên môn xã Khám Lạng một mặt tiếp tục tìm hiểu nguyên nhân, động viên nhân dân yên tâm sản xuất, thay thế bằng giống khác, mặt khác đề nghị với đơn vị cung ứng xem xét, phối hợp giải quyết.

Được biết tình trạng này còn diễn ra ở thị trấn Đồi Ngô (hơn 40 kg thóc giống TH3-3) với những biểu hiện tương tự. Ông Đào Việt Phước, Giám đốc chi nhánh Công ty cổ phẩn Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Lục Nam cho biết, tính đến ngày 9-7, đơn vị đã cung ứng gần 15 tấn giống lúa lai các loại trên địa bàn huyện, trong đó có 9,5 tấn giống TH3-3. Qua kiểm tra thực tế, chi nhánh thừa nhận có hiện tượng thóc giống TH3-3 có tỷ lệ nảy mầm thấp, thóc bị thối, hỏng trong quá trình ngâm ủ và gieo mạ. Đối với thị trấn Đồi Ngô, chi nhánh đã cấp bù toàn bộ số lượng thóc giống TH3-3 cho bà con lấy giống Đắc ưu 11 (giống Đắc ưu 11 có chất lượng cao, giá thành đắt hơn, sau khi được hỗ trợ vẫn có giá bán lên đến 40.000 đồng/kg nhưng những gia đình thuộc diện được đổi thóc giống không phải bỏ thêm chi phí). Ở xã Khám Lạng, do người dân có nhiều ý kiến khác nhau nên đến ngày 10-7 mới thống nhất được việc cấp bù bằng giống Đắc ưu 11. Tìm hiểu tại xã Tăng Tiến (Việt Yên) cũng có 314 kg thóc giống TH3-3 bị hỏng, tỷ lệ nảy mầm không bảo đảm đã được chi nhánh Công ty cổ phẩn Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Việt Yên cấp đổi toàn bộ bằng giống lúa khác.

Gia đình ông Nguyễn Đình Si, thôn Bến Ba, xã Khám Lạng (Lục Nam) gieo 5 kg giống TH3-3 nhưng tỷ lệ nảy mầm rất thấp.

Thực hiện đề án phát triển lúa lai giai đoạn 2009 - 2013 của tỉnh, vụ mùa này là vụ đầu tiên lúa lai được trợ giá, mang lại niềm vui cho đông đảo nông dân các địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã không ít lần các giống lúa lai có "vấn đề" về chất lượng, ngay như tại xã Khám Lạng, "sự cố" giống lúa lai TH3-3 cũng không phải lần đầu, theo phản ánh của cán bộ cơ sở và người dân địa phương, các vụ trước đều xuất hiện rải rác tình trạng tương tự với các giống lúa lai khác. Mặc dù khối lượng thóc giống không bảo đảm chất lượng chiếm tỷ lệ không nhiều và được doanh nghiệp cung ứng khắc phục kịp thời, nhưng để lặp đi lặp lại như vậy, rõ ràng không thể bỏ qua trách nhiệm của đơn vị sản xuất, cung cấp giống.

Lý giải về việc thóc giống không bảo đảm chất lượng, đại diện đơn vị cung ứng giải thích có nhiều nguyên nhân, trước hết có thể do kỹ thuật ngâm ủ, gieo mạ và các điều kiện chuẩn bị sản xuất của nông dân không đúng yêu cầu; hoặc do chất lượng giống không đạt ngay từ khâu sản xuất hoặc do sai sót trong quá trình bảo quản, xử lý hạt giống. Mặt khác, do thời vụ sản xuất kéo dài nên nông dân các xã đăng ký mua giống không cùng một thời điểm dẫn đến việc cung ứng bị ảnh hưởng, nhỏ giọt, việc kiểm soát chất lượng của các lô hàng thóc giống gặp khó khăn. Do vậy, lãnh đạo đơn vị cung ứng giống cho rằng, muốn có câu trả lời chính xác thì phải có kiểm tra chặt chẽ, nghiêm túc, rà soát lại toàn bộ quá trình từ sản xuất đến vận chuyển và thực tế sản xuất.

Ông Vũ Trí Đồng, Trưởng phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và PTNT) cho biết, trong các vụ sản xuất gần đây đều có những hiện tượng như trên xảy ra. Để hạn chế tình trạng này, hằng năm Sở Nông nghiệp và PTNT đều tổ chức đánh giá kết quả và xây dựng kế hoạch sản xuất, trong đó chỉ đạo cụ thể về thời vụ, bộ giống và giao cho các đơn vị chức năng triển khai hướng dẫn kỹ thuật, tuyên truyền đến nông dân. Đối với các giống cây trồng đều kiểm tra thủ tục hồ sơ pháp lý và tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất, lấy mẫu giống phân tích, qua đó cho phép các giống có đủ điều kiện để cung ứng, đưa vào sản xuất. Trường hợp xảy ra giống bị hỏng, tỷ lệ nảy mầm thấp, không bảo đảm đều có chỉ đạo khắc phục kịp thời, cấp bù để nông dân sản xuất kịp thời vụ; yêu cầu đơn vị sản xuất, cung ứng cam kết về chất lượng và đền bù thiệt hại nếu cần thiết. Tuy nhiên về phía bà con nông dân cũng cần tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, chỉ sử dụng những loại giống của các công ty sản xuất, cung ứng có uy tín, đã được khẳng định chất lượng qua nhiều vụ. Đăng ký mua giống và sản xuất theo đúng khung thời vụ, kế hoạch chung của địa phương để hạn chế rủi ro, thiệt hại và phòng chống sâu bệnh tốt hơn.

Mở rộng diện tích lúa lai, lúa hàng hóa chất lượng là chủ trương lớn và đúng đắn của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, mỗi năm ngân sách tỉnh và các huyện chi hàng chục tỷ đồng để hỗ trợ nông dân phát triển lúa lai. Định hướng này cũng nhận được sự đồng thuận cao của nông dân, dần hình thành vùng sản xuất lúa lai tập trung, mang lại lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng/năm. Song với các vụ việc đáng tiếc như vừa nêu, yêu cầu đặt ra là phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước, làm rõ trách nhiệm của đơn vị sản xuất, cung ứng giống, có cam kết chặt chẽ về bảo đảm chất lượng giống, không để nông dân bị thiệt thòi./.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang