• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ca cao không phải là cây dễ tính

Nguồn tin: Khoa Học Phổ Thông, 06/07/2012
Ngày cập nhật: 14/7/2012

Suốt nhiều năm nay, cây ca cao luôn được ưu ái với hàng loạt sự kiện quảng bá, hội thảo, diễn đàn tổ chức khắp nơi. Phong trào trồng ca cao lan đi nhanh chóng, tận vùng sâu, vùng xa, nhiều địa phương chộn rộn lên quy hoạch, nông dân hăng hái đón chờ với mong muốn “đổi đời” nhờ ca cao. Thế nhưng, qua thực tế sản xuất mới thấy loài cây ngoại lai này không phải như mong đợi.

Ông Nguyễn Văn Hòa, cục phó Cục trồng trọt nhìn nhận, dù cây ca cao đạt một số kết quả đáng khích lệ, có thể trồng xen tăng hiệu quả trên đơn vị diện tích. Tuy nhiên, hiện nay việc phát triển cây ca cao ở các địa phương còn gặp không ít khó khăn. Cây ca cao bị cây trồng khác cạnh tranh, một số nơi nông dân đốn bỏ ca cao trồng cao su, tiêu, cây ăn trái… Ca cao là cây trồng rất nhạy cảm với sự chăm sóc và áp dụng kỹ thuật canh tác. Thực tế diện tích trồng ca cao được đầu tư chăm sóc không nhiều, diễn biến thời tiết bất thường như khô hạn, ngập úng, nhiễm phèn, mặn… làm cho diện tích ca cao bị tỷ lệ cây chết cao, cây phát triển kém, sâu bệnh phát sinh nhiều… dẫn đến năng suất thấp, hiệu quả kém. Sáu tháng đầu năm 2012, giá hạt ca cao giảm xuống chỉ còn 40.000 - 45.000 đồng/kg (đã tính cả tiền thưởng) trong khi giá vật tư nông nghiệp tăng cao làm người dân e ngại đầu tư trồng ca cao. Với năng suất trung bình 700 kg/ha hiện nay thì 1 ha ca cao chỉ thu nhập được khoảng 27 - 28 triệu đồng, chưa trừ chi phí sản xuất có thể 30 - 50%. Một số người chỉ bán được 2.500 - 3.500 đồng/kg trái tươi cho thu nhập càng thấp hơn.

Cục trồng trọt cho rằng, cây ca cao không phải là cây trồng dễ tính, không phải đất nào cũng trồng được. Mặt khác, sau một thời gian phát triển, cây ca cao chứng tỏ khả năng mang rất nhiều bệnh như bọ xít muỗi, các loại sâu, bọ cánh cứng, rệp sáp, bệnh phytophthora, khô thân, khô cành, nấm hồng… Cây ca cao không chỉ đơn giản như một số cây trồng khác hễ đến kỳ thu hoạch là hái trái bán cho thương lái mà phải áp dụng cả một quy trình chăm sóc, thu hái, tiến hành ủ lên men đạt tiêu chuẩn rồi vận chuyển đến nơi thu mua. Thời gian qua, nhiều cơ sở sản xuất giống kém chất lượng, cây giống đưa ra sản xuất không đạt yêu cầu. Bộ giống ca cao trong sản xuất hiện nay cần được đánh giá lại.

Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư Bến Tre cho biết, diện tích trồng mới ca cao không đạt theo kế hoạch vì nông dân lo ngại tình hình xâm nhập mặn, một số nơi không có nước tưới vào mùa nắng, nắng nóng vườn ca cao không cho năng suất cao nên nông dân lo ngại. Ngoài ra, cây ca cao bị sự cạnh tranh của cây trồng xen khác như chuối già, cây có múi… Một điều đáng phải nhìn nhận là năng suất, bình quân năng suất toàn tỉnh Bến Tre ước đạt 600 kg hạt khô/ha. Bà Rịa Vũng Tàu cũng là địa phương hưởng ứng trồng cây ca cao, theo Trung tâm khuyến nông tỉnh, trồng ca cao phải chăm sóc thường xuyên vì sâu bệnh nhiều. Mặt khác, tình hình giá cả thu mua hạt ca cao khô hiện nay không hấp dẫn người trồng, một số nhà vườn mạnh dạn đốn bỏ cây ca cao chuyển sang cây trồng khác. Giá hạt ca cao khô không tăng so với một số nông sản khác như cà phê, tiêu, trong khi giá vật tư đầu vào tăng cao.

Ông Phạm Văn Chánh (xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, Bình Phước) ngán ngẩm với cây ca cao vì mỗi tuần phải xịt sâu ăn lá, thời gian thu hoạch trái kéo dài. Ông Chánh phân tích, hiện nay có khuyến cáo trồng xen ca cao trong vườn điều, tuy nhiên không phải đất nào cũng trồng điều được mà đất phải tốt, có nguồn nước tưới. Tuy nhiên, đất tốt, có nước tưới thì cũng thích hợp trồng xen cây khác chứ không nhất thiết là ca cao. Hiện ông Chánh trồng xen cà phê trong vườn điều, vườn điều “hưởng lợi” nên cho năng suất 2,5 tấn hạt, còn cà phê cho hơn 2 tấn nhân trong khi ca cao thì không thể nào được 2 tấn hạt khô/ha, giá bán thì gần như nhau. Ông Chánh cho rằng đầu tư trồng ca cao đắt hơn cà phê, phun thuốc nhiều hơn cà phê… nhưng thu vào chỉ bằng một nửa so với xen cà phê.

THANH TÂM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang