• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tỉ phú chăn bò

Nguồn tin: TTCT, 10/12/2006
Ngày cập nhật: 10/12/2006

- Phóng khoáng, hồn nhiên và rất “chịu chơi”, ngày ngày lang thang rong ruổi sống đời du mục khắp những đồng cỏ cùng với những đàn bò cả trăm con, cuộc sống của họ tựa như những chàng cao bồi miền Viễn Tây trong phim Mỹ.

Nhưng họ đều có cơ ngơi bạc tỉ, có người được phong là “triệu phú đôla”, sở hữu những trang trại chăn nuôi bò, dê, heo rừng... khép kín qui mô lớn. Người ta gọi họ là những tỉ phú “cao bồi” mới nổi lên ở vùng biên giới Tân Biên, Tân Châu... (tỉnh Tây Ninh).

Qua khỏi thị xã Tây Ninh, đi về phía khu vực biên giới Tân Biên, Tân Châu... chừng hơn chục cây số là người ta có thể bắt gặp hàng loạt trang trại chăn nuôi bò mọc lên khắp nơi của những tỉ phú “cao bồi” vốn xuất thân là những nông dân địa phương. Trang trại nối tiếp trang trại. Những trang trại qui mô rộng từ vài chục đến cả trăm hecta với mô hình chăn nuôi, trồng trọt khép kín trải dài dọc theo các vùng đồi núi.

Trời vừa hừng sáng, hàng ngàn con bò rống vang trời, túa khắp nơi ra từ các trang trại, nhởn nha, thong dong dạo bước trên những đồng cỏ xanh mướt. Đi phía sau là những người đàn ông đội nón lá hay mũ rộng vành, mang ủng, quần da vừa đi vừa huýt sáo trông rất “ngang tàng”, “bất cần đời”.

Anh bạn người địa phương đi cùng nói với tôi rằng đừng vội nghĩ đó là những người chăn bò thuê cho chủ. “Họ đều là những ông chủ trang trại đồ sộ cả đấy. Nhưng họ lại vẫn thích làm những “cao bồi” nông dân đích thân đi chăn, dắt đàn gia súc của mình”. Mỗi người sở hữu một vài trang trại nhưng đều có một đặc điểm giống nhau là những nông dân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Có người xuất phát chỉ có một, hai con bò làm vốn. Có người từng đi chăn bò thuê, sống rong ruổi trên lưng bò, lưng ngựa vùng đồi núi rừng rậm biên giới này.

Sau một thời gian tích lũy, dành dụm, bây giờ họ đã có được một trang trại riêng, cơ ngơi vài tỉ đồng. Họ vừa là chủ lại vừa tiếp tục đi chăn bò, thả bò trên những cánh đồng như ngày trước bởi quen với cuộc sống phóng khoáng, thoải mái của cuộc đời du mục.

Gió thổi thốc từng cơn xua đi cái nắng oi bức trên vùng thảo nguyên biên giới. Ông Nguyễn Văn Nghi, chủ một trại bò trên 100 con gần cửa khẩu Xamát, ngồi nhóm lại bếp lửa được kê tạm bợ bằng ba cục đá cạnh mái lều nơi đàn bò đang gặm cỏ dưới chân núi, nướng một cái đùi heo chuẩn bị cho bữa cơm trưa.

Khui chai rượu... XO mang lủng lẳng trong túi quần da, vừa rót mời tôi, ông cười khà khà, nói: “Nhiều người nói rằng cơ ngơi của tôi hiện nay đồ sộ như vậy sao còn đi chăn bò làm gì cho nhọc thân. Nhưng tôi yêu cuộc sống “cao bồi”, sống hồn nhiên giữa thiên nhiên, yêu cái thú rong ruổi trên những đồng cỏ mênh mông, những vùng núi, đồi hoang dã cùng với đàn bò như thế này mất rồi”.

Cũng giống như các trang trại bò thịt của các tỉ phú “cao bồi” khác, trại bò rộng trên 20ha của ông Nghi lúc nào cũng có trên 100 con bò được nuôi tại trại. Đàn bò được thả trên các cánh đồng trong trang trại và vùng núi, đồi xung quanh. Mỗi tháng trại bò của ông cung ứng vài chục con bò cho các lò mổ địa phương và thương lái khắp các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam bộ.

Đó là chưa kể số bò từ Campuchia được ông mua về thuần dưỡng rồi bán lại cho thương lái trong nước cũng đem lại cho ông một mớ đôla hằng tháng. Ông Nghi cho biết chưa bao giờ thị trường mua bán bò thịt ở vùng biên giới Việt Nam - Campuchia tại khu vực Tây Ninh lại sôi động như hiện giờ. Chỉ riêng mỗi việc buôn bò thịt, bò giống xuyên biên giới, các chủ trại bò cũng kiếm được một khoản ngoại tệ kha khá rồi.

Vài tuần, ông Nghi lại khăn gói sang Campuchia chọn mua bò rồi dẫn về Việt Nam bổ sung vào trại. Cứ mỗi con bò đưa về Việt Nam, sau khi trừ các chi phí, ông lãi mỗi con 300.000-400.000 đồng. Ông còn sở hữu một trại bò khác trên đất... Campuchia. Chỉ riêng việc buôn bò, cung cấp bò cho thương lái ở vùng biên giới mỗi năm đem lại cho ông nguồn thu nhập bạc tỉ. Có người nói tính tài sản của ông bây giờ phải gọi ông là “triệu phú đôla” mới đúng. Nhồm nhoàm nhai cái đùi heo to tướng, tu chai rượu ừng ực, ông cười lớn, không công nhận cũng không phủ nhận lời nhận xét này.

Ít ai biết được cách đây năm năm, ông Nghi khởi nghiệp chỉ từ một con bò thịt. Ông phải vay mượn bạn bè để có tiền làm chuồng nuôi bò. Vừa nuôi bò, ông vừa nhận chăn bò thuê cho các chủ trại khác. Sau vài năm, qua mấy đợt cúm gia cầm, bò thịt ngày càng có giá. Nhờ biết xoay vòng đồng vốn, tăng dần số lượng bò, lại biết đường đi nước bước buôn bò xuyên biên giới, cơ ngơi của ông cứ phát triển dần lên như hiện nay. Bây giờ chỉ riêng số vốn bất động sản và cơ sở hạ tầng tại trại bò của ông cũng đã ngót nghét hơn 10 tỉ đồng.

Trong giới tỉ phú “cao bồi” ở vùng biên giới Tây Ninh, hầu như ai cũng nghe danh “đại gia” Lê Quang Thực, chủ trang trại Thanh Bình rộng trên 60ha ở xã Tân Đông, huyện Tân Châu. Ông Thực là nông dân lập nghiệp ở vùng Tân Châu từ khi nơi đây vẫn còn là rừng rậm. Ông tình nguyện dẫn vợ con đi khai phá đất rừng ở vùng biên giới. Cắc củm tiền bạc ông mua hai con bò thịt chăn nuôi dọc bìa rừng rồi đắp đường, lấp suối trồng cao su, măng lục trúc... Chỉ hơn sáu năm nhờ biết nhân giống đàn gia súc, khai phá trồng trọt trên đất hoang, ông đã có một trang trại với cả trăm con bò, đồng thời còn nuôi thêm cả đà điểu, heo rừng, dê... Chỉ riêng trang trại chăn nuôi, trồng trọt của ông đã có người trả giá 30-40 tỉ đồng.

Đã gần 70 tuổi nhưng ông Thực vẫn còn rất khỏe, “rất chịu chơi”, cũng thích được phóng khoáng, tự do rong ruổi trên đồng cỏ như những tỉ phú “cao bồi” khác. Hằng ngày, đội chiếc nón lá, bộ đồ “cao bồi”, ông lang thang khắp trang trại cùng với đàn gia súc. Sau khi xong việc, tỉ phú này lại thay bộ đồ “cao bồi” rất mướt, tự lái chiếc xe hơi bốn chỗ mới cáu đi thăm bạn bè.

Trong trang trại của ông có cả tủ rượu, phòng karaoke để thư giãn với những bản tình ca du mục. Ông Thực bảo với tôi rằng niềm hạnh phúc lớn nhất của cuộc sống “cao bồi” nơi thảo nguyên của ông là đã dành dụm được ít vốn cho mấy người con đi du học nước ngoài.

Theo số liệu của UBND tỉnh Tây Ninh, phong trào chăn nuôi bò, chủ yếu là bò thịt, tăng nhanh trong khoảng năm năm trở lại đây. Tổng đàn bò của tỉnh hiện đạt khoảng 100.000 con. Các huyện có đàn bò thịt phát triển nhanh theo dạng qui mô trang trại là Tân Biên, Tân Châu, Trảng Bàng, Dương Minh Châu..., vốn từng được mệnh danh là những “vùng đất chết” trong những năm chiến tranh với hàng trăm trang trại thi nhau mọc lên ở mỗi huyện.

Qui mô mỗi trang trại rộng từ 5, 10 đến cả trăm hecta, nuôi từ 100-200 con bò và các loại gia súc khác cùng với việc trồng các loại cây ăn trái. Chủ những trang trại này phần lớn đều là nông dân nghèo ở địa phương đã vươn lên trở thành tỉ phú trong những năm gần đây.

Phương thức chăn nuôi bò thịt ở Tây Ninh được triển khai là người nông dân bỏ vốn lập các trang trại vừa làm nơi thả bò, trồng cỏ, làm cơ sở hạ tầng. Nhờ qui trình trang trại khép kín nên con bò thịt đã đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nông dân.

Hầu hết những người nuôi bò thịt ở Tây Ninh đều “trúng” lớn. Bò ở Tây Ninh do được nuôi dưỡng tốt, lai lịch rõ ràng nên được các chủ trang trại, thương lái tận Ninh Thuận, Bình Thuận, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp... đến “săn lùng”, đẩy giá bò thịt ở đây tăng cao.

Trong năm 2005, tổng sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng của tỉnh đạt trên 3.500 tấn, ước đến cuối năm 2006 sản lượng lên đến 4.100 tấn; trong đó hơn một nửa được xuất ra ngoài tỉnh và xuất khẩu. Nhiều chủ trang trại bước đầu đã đứng ra ký kết xuất được thịt bò sang các nước châu Âu và Đông Nam Á.

Đồng thời, nhờ sát biên giới với Campuchia, việc mua bán, trao đổi con giống, bò thịt của các chủ trang trại giữa hai bên khá nhộn nhịp. Ông Nghi bảo khá nhiều tỉ phú đã nghĩ đến chuyện hợp tác với người Campuchia đầu tư những trại bò qui mô lớn tại Campuchia như ông. Ông biết có người đã đầu tư cả hai trại bò lớn trị giá hơn 1 triệu đôla ở bên kia biên giới nhưng không công khai “thừa nhận” vì sợ bị dòm ngó và cũng không muốn ai biết tài sản thật của mình.

Lẽ đương nhiên, người chăn nuôi lãi gấp ba, gấp bốn lần so với số vốn bỏ ra lúc đầu nên ngày càng có nhiều tỉ phú xuất hiện. Nhưng không giống như những nơi khác, khá nhiều tỉ phú “cao bồi” là nông dân ở vùng biên giới này lại vẫn thích gắn bó với công việc tự chăn thả đàn bò của mình như một niềm vui, đam mê của những “cao bồi” thực thụ.

Nguyễn Hoàng Đức - anh bạn đi cùng tôi là dân địa phương, cũng có một trại bò 40 con ở Tân Biên do anh tự chăn thả mỗi ngày - nói rằng ngoài thế hệ “cao bồi” thành đạt lớn tuổi, còn có một lớp “cao bồi” trẻ cũng đang gắn với đàn bò, với trang trại giống như anh. “Đừng lấy làm lạ khi ban đêm ghé vào một quán bar nào đó ở vùng cửa khẩu bên kia biên giới, bạn bắt gặp những chàng “cao bồi” ban ngày chăn thả gia súc, tối tối cũng mũ rộng vành, giải trí nhâm nhi bên ly rượu, thả hồn theo những điệu nhạc digan sôi động”. Bởi vì dù là “cao bồi” ở đâu đi chăng nữa nhưng một khi đã gắn với đồng cỏ, với đàn bò thì phải biết sống hồn nhiên và lãng mạn.

VŨ BÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang