• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sơn La: Ngô trượt giá, "hai nhà" cùng gặp khó

Nguồn tin: Báo Sơn La, 09/07/2012
Ngày cập nhật: 11/7/2012

Tỉnh Sơn La được coi là vựa ngô lớn nhất cả nước. Với sản lượng trên 600.000 tấn ngô, chiếm gần 80% sản lượng lương thực có hạt của tỉnh.

Người dân xã Noong Lay thu hoạch ngô.

Tuy năng suất và sản lượng ngô không ngừng tăng lên, nhưng việc phát triển cây ngô chưa thật sự bền vững, do thị trường tiêu thụ bấp bênh và phụ thuộc vào khả năng thu mua của các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi, vì thế giá ngô lên xuống thất thường. Kết thúc vụ thu hoạch ngô hè thu năm 2011, hiện nay sản lượng ngô vẫn chưa tiêu thụ hết, ngô mất giá, cả doanh nghiệp thu mua lẫn người trồng ngô đều gặp khó khăn.

Người trồng ngô vẫn chưa thoát nghèo

Những năm qua, ở Sơn La, việc phát triển cây ngô đem lại giá trị kinh tế cao, thế nhưng người trồng ngô vẫn chưa thoát khỏi cái nghèo. Bởi nếu tính tất cả các chi phí từ giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho đến công chăm sóc, tiền lãi ký nợ thì người dân trồng ngô thu lãi không nhiều.

Mùa này, từ thành phố Sơn La xuôi theo quốc lộ 6 về Mai Sơn toả đi các xã có diện tích ngô lớn như Cò Nòi, Chiềng Lương, Chiềng Pằn, Chiềng Sung... đâu đâu cũng thấy màu xanh trải dài của những nương ngô. Để cây ngô đảm bảo năng suất, sản lượng, người nông dân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất từ việc sử dụng ngô lai chất lượng cao đến việc bón phân theo kỹ thuật, đầu tư không ít công sức, tiền của những mong được vụ bội thu. Tuy nhiên, vụ ngô có được mùa hay không còn phụ thuộc vào "ông trời", năm nào mưa thuận gió hoà, được mùa ngô thì người nông dân mới có lãi. Còn nếu thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, khô hạn kéo dài, điển hình như vụ ngô hè thu năm 2010, hàng hai tháng trời không mưa thì cây ngô có ra bắp cũng không có hạt, ngô mất mùa, bà con vừa không trả được nợ, vừa đứng trước nguy cơ thiếu đói.

Vụ hè thu là vụ sản xuất chính trong năm, mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, vào mùa thu hoạch, không khí trên từng nương ngô đến những tuyến đường chuyển chở cũng nhộn nhịp, những bắp ngô vàng óng được tấp thành đống để bốc lên xe chở về kho phơi sấy. Ông Hà Văn Hoang, bản Mòn, xã Chiềng Lương (Mai Sơn) cho biết: gia đình tôi có 5 khẩu, trồng gần 2 ha ngô vụ hè thu được gần 10 tấn ngô bắp, giá bán 4.000 đồng/kg được khoảng 40 triệu đồng. Tuy nhiên, từ khi trồng cho đến lúc thu hoạch, bình quân, 1 ha phải đầu tư chục triệu đồng tiền vật tư phân bón, chưa kể hàng trăm công lao động. Mặc dù thu 20 triệu đồng/ha nhưng cũng không được lãi là bao, bởi sau khi bán ngô, gia đình phải trả trên 30 triệu đồng tiền nợ lấy vật tư nông nghiệp.

Bà con nông dân trồng ngô hiện nay do thiếu vốn tái sản xuất, thường xuyên trong tình trạng làm vụ sau trả nợ vụ trước, không có tiền mua giống, phân bón, trang trải sinh hoạt, vì thế họ phải nợ các đại lý, cơ sở thu mua ngô với lãi suất từ 2 - 3%/tháng, chưa kể vật tư mua tại đại lý đều cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Dường như thành quy luật, năm được mùa thì giá ngô rẻ, năm mất mùa thì giá tăng. Song với cách sản xuất hiện tại thì giá có cao, người dân cũng không đủ trả nợ cũ. Chưa kể nhiều yếu tố bất lợi khác do đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi thu mua nên bấp bênh. Tuy là vựa ngô lớn nhất cả nước nhưng đầu ra bị động. Đấy là chưa kể địa bàn vùng núi, vùng sâu, vùng xa đường sá khó khăn, người dân bỏ nhiều công lao động nhưng giá ngô lại rẻ. Thế nên, mặc dù năng suất và sản lượng có tăng nhưng đời sống của người trồng ngô vẫn gặp khó.

Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cũng chịu thiệt vì trượt giá

Để tiêu thụ ngô cho bà con, nhiều doanh nghiệp, đại lý thu mua nông sản mọc lên. Theo thống kê sơ bộ, toàn tỉnh hiện có gần 2.000 cơ sở thu mua nông sản, trong đó có trên 100 doanh nghiệp hoạt động tập trung trong lĩnh vực này. Ngay từ khi chuẩn bị vào vụ sản xuất, các tư thương đã thay các tổ chức tín dụng cho người trồng ngô vay vốn sản xuất, bán vật tư cho họ để rồi khi cây ngô được thu hoạch, tư thương cũng là lực lượng có mặt tại chân đồi thu mua ngô. Nhiều tư thương còn mở đường lên tận nương ngô để vận chuyển thu mua ngô. Có thể nói, thị trường ngô ở Sơn La được các tư thương nắm trọn gói từ lúc gieo hạt đến khi bán sản phẩm và thu lãi qua từng công đoạn. Tuy nhiên, nếu như trước đây, kinh doanh nông sản vẫn là lĩnh vực đầu tư hấp dẫn, thì nay, các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh nông sản cũng gặp không ít khó khăn do giá ngô giảm mạnh. Nhất là vụ ngô hè thu thu hoạch từ cuối năm 2011, đến nay nhiều doanh nghiệp vẫn chưa tiêu thụ hết sản phẩm, do sức mua giảm mạnh. Lý do ngô Sơn La vừa bị mất giá, vừa không bán được một phần do nhập khẩu nông sản nước ngoài như: ngô Ấn Độ rẻ hơn nhiều so với giá ngô địa phương. Đặc biệt, hai năm trở lại đây nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức mua trên thị trường giảm hẳn, cung vượt cầu. Lãi suất ngân hàng tăng, ngành chăn nuôi hoạt động chưa hiệu quả, nhiều nơi đã thu hẹp sản xuất hoặc chuyển hướng kinh doanh nên nhu cầu nông sản bị giảm hẳn. Thêm vào đó, dịch bệnh xảy ra tràn lan khiến đàn gia súc, gia cầm giảm mạnh nên nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi giảm, kéo theo việc thu mua nông sản cũng gặp nhiều khó khăn ở khâu bao tiêu.

Ông Nguyễn Khắc Thành, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vinafood 1, cho biết: Vụ ngô vừa rồi, công ty đã nhập 15.000 tấn ngô khô, từ đầu vụ giá ngô nhập vào là 6.700 đồng/kg, sau đó giảm xuống 6.200 đồng/kg, tính bình quân công ty phải nhập ngô ở mức 6.550 đồng/kg. Trong vụ này, công ty phải vay 70 tỷ đồngg từ các tổ chức tín dụng cộng với gần 30 tỷ đồng vốn sẵn có của công ty để thu mua ngô. Tuy nhiên, sang đầu năm nay, giá ngô liên tục giảm, công ty phải bán cắt lỗ với giá bán ra 6.100 đồng/kg, trừ chi phí và lãi ngân hàng công ty lỗ trên 10 tỷ đồng. Hiện nay, trong kho vẫn còn 1.500 tấn, với mức giá như hiện nay là 5.500 đồng/kg, công ty còn bị lỗ nặng. Bà Nguyễn Thị Tình, DNTN Linh Đan, huyện Mai Sơn, cho biết: Vụ ngô vừa rồi, doanh nghiệp đã thu mua khoảng trên 500 tấn ngô hạt với giá 6.300 đồng/kg, hiện đã suất hết kho nhưng tính bình quân 100 tấn, doanh nghiệp chịu lỗ trên 100 triệu đồng. Theo bà Tình, năm nay, những cơ sở nào xuất ra sớm còn lỗ ít, còn lại cứ chờ được giá mới xuất thì càng lỗ nặng.

Vụ hè thu vừa rồi, người nông dân phấn khởi vì được mùa, nhưng ngược lại thị trường tiêu thụ lại gặp nhiều khó khăn khiến giá ngô giảm mạnh. Với tình hình thị trường nông sản như hiện nay thì không những người trồng ngô và cả các cơ sở thu mua ngô cho bà con cũng gặp không ít khó khăn. Do vậy, đề nghị các cơ quan chức năng tham mưu cho tỉnh rà soát lại quy hoạch sản xuất, chuyển một phần diện tích đất trồng ngô sang trồng cây công nghiệp và rừng kinh tế vừa bảo vệ môi trường vừa ổn định sản xuất và đời sống cho người dân.

Bích Hằng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang