• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Bình: Để không "dị ứng" với rớt giá cao su

Nguồn tin: Báo Quảng Bình, 06/07/2012
Ngày cập nhật: 8/7/2012

Theo báo cáo của UBND tỉnh, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2012 giảm so với cùng kỳ. Có nhiều nguyên nhân của sự giảm sút trên trong đó có nguyên nhân từ việc giá cao su xuống thấp...Chúng tôi đã có cuộc "thị sát" về những vùng cao su của tỉnh và quả là giá cao su đang là nỗi lo của người trồng...

Tại xã Hoà Trạch, một trong những “trung tâm” cao su của huyện Bố Trạch, chúng tôi đã đến thăm rừng cao su của chị Trần Thị Hương ở thôn Sen Bàng. Có lẽ cao su tiểu điền của Bố Trạch thành công ngoài sự mong đợi trong những năm qua nhờ... đất! Đất đai ở Hoà Trạch thật phù hợp với cây cao su, mới 7-8 năm tuổi cao su đã cao lớn xanh tốt và cho mủ đều đặn...

Theo chị Trần Thị Hương, giá cao su những lúc cao lên đến 40-45 ngàn đồng/kg mủ tươi nhưng nay chỉ còn 15 ngàn đồng/kg. Với diện tích cao su đang khai thác 6 ha, gia đình chị Hương hàng ngày (trong những tháng cao điểm cạo mủ) khai thác khoảng 150kg mủ tươi. Và với giá hiện nay chị thu được khoảng 2,2 triệu đồng, giảm sút so với trước đây khoảng 4 triệu đồng, một con số phải nói là rất lớn với một hộ gia đình nông dân thuần tuý và có nhiều con như chị Hương. Cũng chính vì sự giảm sút về nguồn thu mà làm cho việc chăm sóc rừng cao su có những lúng túng nhất định, trong đó có những khoản chi phải vay nợ.

Khi giá xuống thấp người trồng cao su có cách gì để đối phó nhằm hạn chế thiệt hại? Chúng tôi đặt ra một câu hỏi như là “phản ứng nhanh” trước tình huống giá...Có! chị trả lời, đó là hạn chế việc cạo mủ, chờ giá lên rồi cạo. Nhưng đó là với những gia đình có nguồn vốn dồi dào, và cũng là cách làm bất đắc dĩ diễn ra trong một thời gian ngắn. Còn với những gia đình khó khăn thì vẫn phải cạo mủ bình thường để có nguồn thu chi phí cho phân bón, công người làm và hàng chục thứ khác trong sinh hoạt hàng ngày...

Khai thác mủ cao su ở Hoà Trạch.

Tại một cơ sở thu mua mủ cao su tươi ở thôn Sen Bàng, nhìn cơ ngơi như một biệt thự sang trọng giữa rừng cao su chúng tôi chợt nghĩ, giá chỉ “hại” người trồng chứ không “doạ” được các hoạt động dịch vụ liên quan đến cây cao su. Chủ cơ sở Trần Văn Hiệp cho biết: Khi cao su rớt giá người dân bắt đầu tính toán hơn thiệt nên cũng có những cách ứng phó, một trong những cách đó là găm hàng ngay ở từng cây cao su, cụ thể là hạn chế cạo mủ. Vì vậy hàng ngày số lượng cao su mủ tươi của cơ sở anh giảm khoảng 20-25% so với trước đây và tất nhiên ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận.

Thị trấn Việt Trung là nơi mà như nhiều người ví von tin tức về giá cao su còn “hót” hơn cả EURO 2012. Vâng, với thị trấn có hàng trăm trang trại lớn nhỏ, gần 2 ngàn ha cao su trong đó khoảng ¼ diện tích đã đưa vào khai thác, từ cao su giải quyết việc làm cho trên dưới ngàn lao động thì giá cao su là điều quan tâm lớn nhất của người dân không có gì quá bất ngờ.

Theo tính toán của nhiều người, giá cao su xuống thấp như hiện nay mỗi ngày người dân trồng cao su ở thị trấn mất khoảng... 100 triệu đồng. Giá cao su xuống thấp đã làm cho doanh thu của các “đại gia” ở đây sụt giảm, có những khoản “dự toán” bị... trật lất, trong đó có những “xế hộp” phải lùi lại... ngày khai sinh... Và, giá cao su còn tác động đến cả những cơ sở chế biến cao su. “Đại gia” Trần Văn Lượng ở tiểu khu 9, thị trấn Việt Trung, chủ doanh nghiệp cao su Thành Long than thở: Hàng ngày chúng tôi bị giảm lợi nhuận khoảng 15% so với trước đây, sản lượng cao su mủ tươi cũng giảm sút đáng kể. Mặc dù vậy, đại gia này vẫn giữ được “phong độ”, hàng ngày thu mua hơn 14 tấn mủ tươi và luôn có 4 tấn mủ thành phẩm để xuất bán ra thị trường...

Nếu nói đến giá cao su sụt giảm mà không nói đến đơn vị này thì đó là một thiếu sót. Cùng chung “sóng” giá cao su trên thị trường, Công ty TNHH 1 thành viên Việt Trung cũng đã gặp không ít khó khăn khi cao su đột nhiên xuống dốc không phanh. Theo một vị lãnh đạo Công ty, đơn vị còn hơn 200 tấn cao su đang phải "STOP" vì giá quá thấp. Nhưng có lẽ công ty có những giải pháp khác với nhiều hộ nông dân, đó là khi giá thấp lại động viên công nhân tăng cường cạo để nâng sản lượng bù lại giá...

Chế biến mủ cao su để xuất khẩu ở cơ sở ông Trần Văn Lượng.

Mặc dù vậy, giá xuống thấp đã làm cho doanh thu đơn vị giảm đến 25%. Tuy nhiên, tình hình doanh nghiệp vẫn tiếp tục có sự tăng trưởng, những chỉ tiêu cơ bản vẫn giữ được như hàng năm và có mức tăng trưởng khá như nộp ngân sách nhà nước, thu nhập của người lao động...Không quá bi quan về sự giảm giá, ông Phạm Tiến Cảm, Giám đốc Công ty dự đoán, quý 3 năm nay giá sẽ trở lại bình thường, có thể không bằng những lúc cao điểm, lúc sốt nhưng sẽ cao trở lại...

Vâng, sản xuất nông nghiệp sẽ có lúc gặp rủi ro. Nhiều loại rủi ro, trong đó có tình trạng rớt giá. Nhưng cao su là cây lâu năm, đầu tư lớn không thể như rau, cỏ mà có thể thay đổi một sớm một chiều. Vì vậy người nông dân cần tỉnh táo để có biện pháp ứng phó thích hợp. Một trong những biện pháp tích cực là cần có sự tích luỹ tạo sự “trường vốn” từ những lúc giá cao để chịu đựng được với sự thất thường của thị trường, không phải “dị ứng” khi bị rớt giá.

Được biết mùa trồng cao su năm nay cả tỉnh trồng mới khoảng 1000 ha. Đất trồng cao su đã được các đơn vị, địa phương và người dân chuẩn bị khá kỹ. Đoàn Kinh tế- Quốc phòng 79 thuộc Binh đoàn 15- Bộ Quốc phòng, đơn vị đang thực hiện dự án kinh tế- quốc phòng tại phía nam tỉnh cũng có kế hoạch trồng mới 320 ha cao su trong năm nay. Đại tá Nguyễn Văn Quốc, Đoàn trưởng cho biết, việc giá cao su xuống thấp không ảnh hưởng gì đến kế hoạch trồng mới cao su của đơn vị. Mọi công việc chuẩn bị cho vụ trồng cao su đã được tiến hành đúng kế hoạch. Trở lại với Hoà Trạch, nhiều hộ gia đình vẫn tiến hành các công việc chuẩn bị cho mùa trồng cao su mới...

Văn Hoàng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang