• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Giã (Bà Rịa - Vũng Tàu): Nguy cơ mất mùa tiêu

Nguồn tin: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, 06/07/2012
Ngày cập nhật: 8/7/2012

Ông Trương Đình An bên vườn tiêu bị rụng bông sớm.

Hơn 1 tháng qua, nhiều vườn tiêu ở xã Bình Giã (Bà Rịa - Vũng Tàu) bỗng nhiên rụng nhiều bông hơn so với mọi năm, người trồng tiêu đang lo lắng về mùa tiêu có nguy cơ bị thất thu.

70% VƯỜN TIÊU RỤNG BÔNG

Ông Nguyễn Lưu Vương, cán bộ Ban nông nghiệp xã Bình Giã, huyện Châu Đức cho biết, xã Bình Giã có 418 ha diện tích trồng tiêu, tuy nhiên hiện nay có đến hơn 70% diện tích vườn tiêu trên địa bàn xã bỗng nhiên bị rụng bông rất nhiều, cá biệt nhiều vườn có tỷ lệ rụng bông đến hơn 30%. “Nhiều chủ vườn đang rất lo lắng vì nguy cơ mất mùa”, ông Vương nói.

Ông Trương Đình An chủ vườn của hơn 4 sào tiêu ở ấp Lộc Hòa, xã Bình Giã cho biết, năm nay vườn tiêu của ông ra bông không đều bằng các năm trước đã vậy, tiêu lại rụng bông rất nhiều, mặc dù ông đã sử dụng một số loại thuốc xịt để diệt các loại côn trùng chích hút, nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện.

Tưng tự tại các vườn tiêu của ông Nguyễn Bảo Bình, Bạch Đình Cận tại ấp Vĩnh An, xã Bình Giã cũng bị rụng bông đến hơn 30%. Kỹ sư Tô Hữu Lộc, nguyên Trưởng Phòng Kỹ thuật Nông nghiệp của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư nhận định, không chỉ riêng ở xã Bình Giã, mà năm nay hầu hết các vườn tiêu trên địa bàn tỉnh đều rụng bông rất nhiều so với các năm trước.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Theo kỹ sư Lộc có nhiều nguyên nhân làm cho các vườn tiêu bị rụng bông, trong đó nguyên nhân hàng đầu là do thời tiết năm nay không được thuận lợi. Cụ thể là cơn bão số 1 vừa qua đã làm cho tiêu tại nhiều vườn bị kiệt sức, thêm vào đó thời tiết tại các đợt tiêu ra bông năm nay bị nắng gắt, mưa dập (nắng nhiều, mưa to) làm cho tiêu bị sốc. “Trong điều kiện tiêu vừa bị kiệt sức, vừa bị sốc thời tiết do đó bị rụng bông nhiều”, ông Lộc nói.

Cũng theo ông Lộc, trong trường hợp này người trồng tiêu cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý để cho tiêu có “đủ sức khỏe” - vượt qua điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Cần bón phân NPK theo tỷ lệ 16:16:21 để bổ sung đầy đủ lượng K giúp cho tiêu đậu trái hiệu quả hơn. Qua thực tế chuyển giao kỹ thuật ông Lộc đúc kết, hầu hết các chủ vườn tiêu thường bón phân theo tỷ lệ 16:16:8, cách bón phân như trên làm cho vườn tiêu xanh mướt nhưng kết quả đậu trái không cao.

Việc bón phân đợt 2 nên thực hiện sớm hơn ½ tháng (nhất là trong điều kiện cơn bão làm suy yếu vườn tiêu như năm nay) sẽ giúp cho các vườn tiêu kịp phục hồi có khả năng chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Người trồng tiêu nên sử dụng các loại thuốc như Co-Cyfos, comexyl, Cropcare… để diệt nấm và các côn trùng chích hút, đây cũng là những “thủ phạm” làm cho vườn tiêu rụng bông và trái.

TRẦN ÂN PHONG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang