• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Về đâu, cây tràm?

Nguồn tin: KTSG, 7/12/2006
Ngày cập nhật: 8/12/2006

Vừa qua, hàng trăm héc ta tràm ở ĐBSCL đã bị đốn trụi để biến thành đất trồng lúa, nuôi tôm… Vậy tương lai cây tràm sẽ đi về đâu? Và tác động của việc cây tràm biến mất đến đời sống kinh tế - xã hội, đến môi trường của địa phương sẽ ra sao?

Nhu cầu giảm

Thời gian qua, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp trên các vùng đất phèn hầu hết để thỏa mãn mục tiêu an toàn lương thực và xuất khẩu gạo. Mọi nguồn lực của xã hội đều tập trung cho cây lúa, trong đó việc chuyển các vùng đất phèn đang trồng tràm hoặc có rừng tràm tự nhiên thành đất lúa, là nguyên nhân chính làm cho diện tích tràm bị thu hẹp đáng kể trong thời gian từ năm 1976-1990.

Chính sách đổi mới đã tạo ra nhu cầu xây dựng tăng vọt ở khu vực thành thị - nhất là TPHCM trong những năm 1990-1995. Vì diện tích trồng tràm giảm trước đó, nay nhu cầu tăng đột ngột, tạo ra mất cân đối giữa cung - cầu, đẩy giá cừ tràm tăng cao. Năm 1998-1999, thương lái mua tràm đám từ 70-80 triệu đồng/héc ta mà vẫn không có. Nhờ giá tăng mà diện tích trồng tràm của khu vực ĐBSCL đã tăng từ dưới 100.000 héc ta năm 1995 lên gần 200.000 héc ta vào năm 2000.

Nhưng từ năm 2000 đến nay, giá cừ tràm liên tục giảm. Có nhiều nguyên nhân, nhưng việc thay cừ tràm bằng cọc bê tông (cừ sạn) trong các công trình xây dựng được xem là nguyên nhân chính. Cừ sạn giá rẻ, chi phí vận chuyển và bốc xếp thấp, sản xuất được tại công trường, có thể nối dài để đóng sâu hơn và để ngoài trời lâu mà không sợ mối mọt.

Hiện nay, một héc ta tràm tốt có giá khoảng 30-40 triệu đồng, nếu trồng không chăm sóc giá còn thấp hơn.

Bỏ tràm trồng lúa, nuôi tôm: không dễ!

Thử phân tích chuyện đốn tràm để thay bằng cây lúa hoặc nuôi tôm là lợi hay hại? Đất trồng tràm vừa qua ở ĐBSCL chủ yếu là phèn nặng, nằm trong các vùng trũng nên dễ bị ngập sâu vào mùa lũ, thiếu nguồn nước ngọt để tưới tiêu vào mùa khô. Vì vậy phá tràm đang trồng để thay bằng sản phẩm khác chưa chắc sẽ có lợi nhuận cao hơn. Ngoại trừ một số vùng không phải là đất phèn nặng (đã từng trồng được lúa), nay muốn đốn tràm để trồng lại lúa, thì có thể chấp nhận được. Vì sau thời gian trồng tràm, chất hữu cơ do lá rụng xuống hàng năm và phân hủy tạo ra dinh dưỡng cho đất, sẽ giúp lúa có năng suất cao, ít tốn phân bón. Nhưng diện tích này không lớn.

Đáng chú ý nhất là một số nơi đang đốn tràm để nuôi tôm sú! Tràm là cây thuộc sinh thái nước ngọt, nên khi đưa nước mặn vào nuôi tôm sú sẽ làm xáo trộn toàn bộ môi trường đất - nước. Trong một, hai năm đầu tiên, do môi trường mới nên ít dịch bệnh, nhất là việc phân hủy chất hữu cơ do rừng tràm để lại tạo ra môi trường giàu dinh dưỡng, nên tôm lớn nhanh. Điều này sẽ kích thích nông dân đầu tư thêm, ngân hàng cũng dễ cho vay và chính quyền địa phương cũng chấp nhận. Nhưng sau vài năm, chất hữu cơ bắt đầu cạn dần do không còn cây tràm cung cấp và dịch bệnh cũng sẽ phát sinh, năng suất tôm sẽ giảm. Lo hơn là nước mặn sẽ làm các chất gây chua trong đất phóng thích vào môi trường nước, làm nước chua thêm. Và khi con tôm thất bại, thì việc quay lại trồng tràm hay trồng lúa sẽ phải tốn rất nhiều chi phí để cải tạo môi trường và cần thời gian dài. Nơi nào có lượng mưa lớn hay nước lũ tràn về hàng năm thì cần ít nhất từ 3-5 năm.

Ngay cả cây lúa, cây thuộc loại chiến lược, có lúc người nông dân cũng phải điêu đứng vì giá cả. Cây tràm, dù đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng cũng cần thấy tràm khác hơn những cây khác. Trước tiên là thời điểm thu hoạch, với cây tràm, không nhất thiết phải thu hoạch ngay sau sáu hay bảy năm; nếu thu hoạch trễ hơn thì cây có kích thước lớn hơn và có thể bán giá cao hơn. Cây tràm không giống như lúa hay mía khi đến vụ là phải thu hoạch ngay nên người trồng không bị áp lực về thời gian thu hoạch mà chủ yếu là áp lực trả nợ ngân hàng. Vì vậy nếu ngân hàng có thể “neo” nợ cho nông dân thì có thể làm giảm đáng kể khó khăn hiện nay

Tương lai của cây tràm

Từ năm 2004, trường Đại học Cần Thơ đã liên kết với các cơ quan chức năng trong và ngoài nước để tìm cách giải quyết đầu ra - phương cách tốt nhất để cứu cây tràm. Với sự hợp tác của Tổ chức Liên kết quốc tế Nhật Bản, từ tháng 3 đến tháng 9-2005, chúng tôi đã tiến hành khảo sát hiện trạng cây tràm ở một số tỉnh vùng ĐBSCL và tìm hiểu về thị trường nguyên liệu gỗ của Việt Nam và trong khu vực. Hàng tấn mẫu nguyên liệu cây tràm đã được gửi đến các nhà máy sản xuất bột giấy như Oji Paoer Ltd. Co. của Nhật Bản, và các công ty xuất khẩu đồ gỗ gia dụng khu vực TPHCM. Kết quả bước đầu cho thấy là cây tràm có thể làm bột giấy và sản xuất đồ gỗ gia dụng xuất khẩu, tương tự như cây keo (Acacia) hay cây cao su.

Tuy nhiên, cũng có không ít khó khăn. Do trong thời gian qua, tràm chủ yếu được trồng với mục đích lấy cừ nên bị nhược điểm là đường kính thân cây nhỏ, xẻ ván không có hiệu quả. Vì vậy, khả năng sử dụng để sản xuất đồ gỗ gia dụng không nhiều, mặc dù các doanh nghiệp của TPHCM đang phải lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Khả năng sử dụng để làm bột giấy có khả quan hơn, nhưng tại ĐBSCL chưa có nhà máy giấy! Do đó, chọn giải pháp sản xuất gỗ băm (woodchip) và ván ép là khả thi nhất. Để có thể tiêu thụ nhanh tràm “tạp nham” hiện tại, nông dân nên tuyển các cây đạt tiêu chuẩn để bán cừ (có giá cao), phần còn lại bán làm nguyên liệu gỗ băm với giá rẻ hơn. Với cách này, mỗi héc ta tràm mang lại trung bình từ 30-40 triệu đồng, tương đương với giá tràm tốt hiện nay.

Hiện nay các công ty sản xuất gỗ băm và chế tạo ván ép đã xúc tiến hợp tác với các địa phương có vùng nguyên liệu tập trung như Long An, Kiên Giang, và Cà Mau. Do đó, sắp tới, từng địa phương cần rà soát kỹ diện tích và sản lượng nguyên liệu đang có. Xây dựng kế hoạch sản xuất và quy trình quản lý kỹ thuật phù hợp cho từng vùng với các tiêu chuẩn quy định về rừng để cơ quan chức năng xét cấp chứng chỉ rừng. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng xác nhận xuất xứ và chất lượng nguyên liệu nhằm giúp cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu này có ưu thế cạnh tranh hơn trên thị trường. Đặc biệt nên ưu tiên cho các doanh nghiệp triển khai quy trình công nghiệp có sử dụng nhiều lao động tại chỗ, đào tạo tay nghề công nhân, hỗ trợ nông dân sản xuất, có sản phẩm bán tại thị trường nội địa và xuất khẩu, và không làm ô nhiễm môi trường.

Sẽ có khoảng một triệu dân nghèo đang sinh sống trên các vùng đất phèn nặng được hưởng lợi từ sự phát triển này. Với khoảng 300.000 héc ta đất phèn nặng, mỗi năm có thể cho 2,8 triệu tấn gỗ, cây tràm sẽ giúp ổn định nguồn nguyên liệu cho công nghiệp giấy và sản xuất đồ gỗ gia dụng của Việt Nam.

TS. Dương Văn Ni - Đại học Cần Thơ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang