• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Bệnh héo ngọn mía: Có khả năng xuất hiện nhiều nơi

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 05/07/2012
Ngày cập nhật: 6/7/2012

Thời gian qua tại xã Hòa Hội (Phú Hòa - Phú Yên), người dân phát hiện có nhiều diện tích mía bị chết nhưng không rõ nguyên nhân. Đây là loại bệnh trên cây mía hiếm gặp, người dân lo ngại dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Báo Phú Yên phỏng vấn ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên xung quanh vấn đề này.

Nông dân huyện Sơn Hòa chăm sóc mía - Ảnh: H.NAM

* Người dân xã Hòa Hội đang lo lắng nhiều diện tích mía bị chết mà không rõ nguyên nhân, ông cho biết đây là loại bệnh gì và mức độ gây hại như thế nào?

- Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên đã tiến hành kiểm tra vùng mía bị chết tại xã Hòa Hội, qua giám định, chúng tôi kết luận đây là triệu chứng của bệnh héo ngọn mía với tác nhân gây hại là nấm Cephalosporium sacchari. Bệnh héo ngọn là một trong những bệnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây mía.

Bệnh héo ngọn mía xuất hiện suốt kỳ gió mùa tây nam. Triệu chứng của bệnh là gân của lá mía chuyển sang màu vàng, trong khi các phiến lá có thể vẫn còn màu xanh lá cây. Khi bị bệnh, mía sẽ suy kiệt, cây mía nhẹ và khô. Chẻ cây mía bị bệnh ở giai đoạn đầu thì thấy vệt màu tím hoặc màu đỏ bùn như một mảng hình nón trên mỗi đốt mía. Ngoài ra, trên các đốt bị bệnh nặng thấy một hoặc hai sọc đỏ (sợi mạch máu) đi từ lóng này đến lóng khác.

Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, các đốt của cây mía bị xốp, khoảng cách giữa hai đốt ngắn lại và các mô khô nhanh. Khi cây mía bệnh nặng, phần gốc cây bị khô héo.

* Bệnh lan truyền như thế nào và liệu có bùng phát trên diện rộng không?

- Bệnh héo ngọn được lan truyền qua đất, hom giống, gió, mưa và nước tưới. Bệnh phát tán từ những cây bệnh sang cây không bệnh. Nấm xâm nhập vào cây qua vết thương. Các tổn thương do tuyến trùng, sâu đục gốc, mối, rệp sáp… và các ảnh hưởng khác như hạn hán, ngập nước đều làm cho cây mía bị bệnh héo ngọn. Nhiệt độ cao và độ ẩm thấp cũng làm mía dễ nhiễm bệnh héo ngọn.

Nhận định trong thời gian tới bệnh héo ngọn mía có thể sẽ phát triển lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mía và nếu bị hại nặng cây mía sẽ chết, làm giảm hay mất năng suất. Do có cùng điều kiện thời tiết, giống, thời gian trồng và biện pháp chăm sóc nên có khả năng bệnh héo ngọn mía cũng đã xuất hiện tại nhiều vùng mía trong tỉnh.

* Biện pháp ngăn chặn như thế nào, thưa ông?

Biện pháp phòng trừ hiệu quả là xử lý hom giống với nước ấm 54°C trong 150 phút, tiếp theo là ngâm hom giống 10 - 15 phút trong dung dịch Carbendazim 0,1%. Ngoài ra, sâu đục gốc, bọ hung cũng là tác nhân gây bệnh héo ngọn, vì vậy bón vào đất Diazan hay Vibasu 10 GR để chống lại sâu đục gốc cũng là biện pháp nhằm ngăn ngừa bệnh.

Bên cạnh đó, cần xử lý hom với thuốc trừ nấm trước khi trồng, nồng độ 0,1% Bavistin hoặc 0,1% Bayleton (100 gam thuốc trừ nấm trong 100 lít nước), nhúng hom từ 10 đến 15 phút. Đối với vùng đất nhiễm bệnh cần luân canh với cây trồng khác như sắn, đậu phộng…

* Xin cảm ơn ông!

MẠNH HOÀI NAM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang