• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hàm Yên (Tuyên Quang): Hiệu quả đưa KHKT vào sản xuất nông nghiệp

Nguồn tin: Báo Tuyên Quang, 30/06/2012
Ngày cập nhật: 3/7/2012

Từ năm 2006 đến nay, các cấp, ngành huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã tích cực phối hợp đưa khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.

Vụ xuân năm 2006, giống lúa thuần HT1 đã được trồng thử tại huyện. HT1 là giống lúa thơm ngắn ngày, có nguồn gốc từ Trung Quốc, được Bộ NN&PTNT công nhận năm 2004. Sau khi áp dụng giống lúa thuần HT1 đã cho hiệu quả cao: Bông dài 22 - 25 cm, hạt nhỏ, thon; số hạt chắc/bông là 110 - 120 hạt; gạo thơm và mềm; năng suất từ 55 - 70 tạ/ha. Giống HT6 được trồng thử vào vụ mùa năm 2009. Đây là giống chịu thâm canh khá, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn, bạc lá, rầy nâu, thích hợp với chân đất cao, thời gian sinh trưởng 105 - 110 ngày, năng suất từ 55 - 75 tạ/ha. Giống lúa lai LS1 được trồng thử vụ xuân 2009 tại xã Bằng Cốc. Đặc điểm, khóm to, cây khỏe, lá đòng to, xanh đậm, tỷ lệ chắc hạt cao. Năng suất vụ xuân đạt 70 - 80 tạ/ha, vụ mùa 70 tạ/ha. Vụ xuân 2012 đã được đưa vào dự án TNSP.

Giống ngô SSC 557 được trồng thử nghiệm tại thôn Khánh Hùng, xã Hùng Đức (Hàm Yên - Tuyến Quang).

Giống ngô CP3Q được sản xuất tại xã Nhân Mục vụ đông 2006. Đây là giống ngô lai có năng suất cao (120 - 130 tạ/ha/vụ), chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều chân đất và trồng được nhiều vụ trong năm. Từ mô hình 1 ha, vụ xuân này đã phát triển 211 ha, chiếm 18,5% diện tích trồng ngô của huyện, tập trung nhiều ở các xã Phù Lưu, Yên Phú, Nhân Mục, Đức Ninh và thị trấn Tân Yên. Gia đình anh Hoàng Văn Tin, thôn Khánh Hùng, xã Hùng Đức đã thực hiện hơn 2 sào thử nghiệm giống SSC 557 vụ hè thu 2011. Giống ngô này cho bắp dài (38 - 42 hạt/hàng), lõi nhỏ, tỷ lệ hạt/bắp cao. Năng suất 8 - 10 tấn/ha, ổn định qua các mùa vụ.

Bên cạnh việc sử dụng giống mới, huyện còn áp dụng các phương pháp canh tác mới. Trồng đậu tương trên đất 2 vụ lúa bằng phương pháp làm đất tối thiểu đã được huyện xây dựng bằng mô hình trình diễn vụ đông năm 2007 tại xã Bình Xa, vụ đông 2008 tại xã Nhân Mục và Minh Hương. Đến nay phương pháp này đã phổ biến đối với nhân dân trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung của huyện, giải quyết được sự căng thẳng về thời vụ, giảm công làm đất, phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây đậu tương, giữ được độ ẩm của đất trong vụ đông. Phương pháp gieo thẳng lúa bằng dàn sạ kéo tay đã giảm chi phí sản xuất, khắc phục được tình trạng thiếu lao động, giải phóng sức lao động cho phụ nữ. Thời gian gieo được rút ngắn, chỉ còn 10 - 12 phút/sào. Theo tính toán, 2 người gieo 1 ngày được 2 ha, bằng 40 người vừa xúc mạ, gánh và cấy. Năng suất lúa vẫn đạt tương đương, có nơi cao hơn so với cấy lúa thông thường, chi phí giảm từ 15 - 20% so với phương pháp cấy. Gieo mạ khay và cấy lúa bằng phương pháp ném đã giảm nhân công, tiết kiệm 0,7 - 1 kg giống/sào, thời gian sinh trưởng rút ngắn được 5 - 7 ngày. Phương pháp này đã được nhân dân xã Bằng Cốc và Nhân Mục áp dụng đại trà.

Vụ xuân năm 2012, Trạm Khuyến nông huyện đã phối hợp với Công ty cổ phần Giống - Vật tư nông lâm nghiệp tỉnh đưa giống lúa lai Hoa ưu số 2 và giống lúa thuần chất lượng cao QR1 vào sản xuất thử nghiệm tại xã Minh Hương với diện tích 1,5 ha. Qua theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển cho thấy Hoa ưu số 2 là giống lúa có thể gieo trồng cả hai vụ, khả năng kháng bệnh cao, năng suất cao hơn các loại lúa Tạp giao. Giống lúa thuần chất lượng cao QR1 có thời gian sinh trưởng ngắn, vụ xuân từ 100 - 110 ngày và vụ mùa từ 90 - 95 ngày. Bông lúa to, số hạt trên bông nhiều, đẻ nhánh khỏe, thích ứng rộng, phù hợp với nhiều vùng đất, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời điểm lúa trỗ bông tập trung, chất lượng gạo thơm ngon, dẻo, gieo cấy được cả hai vụ trong năm, năng suất đạt 60 - 65 tạ/ha.

Việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp cũng được huyện chú trọng. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện Hàm Yên có 1.365 máy cày, bừa. Trung bình mỗi vụ có 3.481,5 ha đất nông nghiệp được bà con nông dân làm bằng máy, trong đó có hơn 2.500 ha đất lúa. Trong năm 2011, huyện đã xây dựng mô hình máy làm đất trồng mía đa năng tại xã Bình Xa và Thái Hòa. Bên cạnh đó, các loại máy nông nghiệp khác như máy hái chè, máy gieo hạt đậu tương… đã được bà con nông dân áp dụng nhiều trong sản xuất.

Ông Nông Huy Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Hàm Yên cho rằng, nông nghiệp là một trong những thế mạnh của huyện để phát triển kinh tế. Vì vậy việc áp dụng KHKT vào sản xuất rất cần thiết, nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp của huyện theo hướng sản xuất hàng hóa.

Phan Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang