• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lo đầu ra cho cánh đồng mẫu lớn

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 25/06/2012
Ngày cập nhật: 27/6/2012

Hầu hết nhà nông ở Hậu Giang đều đồng tình tham gia canh tác theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, nhưng mối lo về đầu ra sản phẩm còn canh cánh bên lòng.

Ảnh: LÝ ANH LAM

Không riêng gì hạt lúa mà các loại nông, thủy sản khác cũng đều gặp khó khăn tìm đầu ra. Bởi rất ít công ty, doanh nghiệp đứng ra ký kết hợp đồng tiêu thụ hàng hóa có lợi cho dân. Vì thế hầu hết nhà nông tham gia vào mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) vẫn còn hoài nghi về tính hiệu quả của nó khi mà giá cả, đầu ra của hạt lúa do mình làm ra chưa thể kiểm soát.

Tránh “vết xe đổ” hợp đồng

Mấy vụ lúa vừa qua, mô hình cánh đồng mẫu lớn ở tỉnh An Giang đã khẳng định một bước tiến vượt bậc trong quy trình sản xuất lúa hàng hóa. Nhà nông có thể an tâm sản xuất. Bởi từ khâu sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm được giải quyết đồng bộ thông qua mối liên kết 4 nhà gắn kết chặt chẽ. Thế nhưng, không phải địa phương nào khi bắt tay thực hiện mô hình CĐML đều phát huy hiệu quả sản xuất như mong muốn. Trong vụ lúa Đông xuân vừa qua, hàng trăm héc-ta lúa trong CĐML của người dân xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp bị doanh nghiệp “bỏ rơi” không chịu thu mua theo hợp đồng đã ký kết với lý do lúa chưa chín, dời ngày thu hoạch.

Tình cảnh này không chỉ là cú sốc lớn đối với người dân đang canh tác theo mô hình CĐML ở xã Phú Cường mà còn là kinh nghiệm, đồng thời là lời nhắc nhở, cảnh báo cho các cơ quan quản lý Hậu Giang phải thận trọng hơn nữa trong giai đoạn tập tành canh tác theo mô hình CĐML. Nhìn nhận vấn đề này, nông dân Phan Bửu Ton, ở ấp 1, xã Vị Thanh, chia sẻ: “Doanh nghiệp đơn phương “bẻ chỉa” chỉ vì không thống nhất thời gian thu hoạch với người dân là điều bất hợp lý. Vì vậy ngành chức năng quan tâm nghiên cứu xây dựng hợp đồng có mối quan hệ ràng buộc rõ ràng và có tính pháp lý cao. Tránh trường hợp “bẻ kèo” mà thiệt hại trước hết vẫn thuộc về nhà nông”.

Người dân chưa thực sự an tâm tham gia vào CĐML khi chưa có công ty, doanh nghiệp đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Chủ tịch UBND xã Vị Thanh Mai Văn Bình cho rằng, cần có sự hợp tác chặt chẽ của doanh nghiệp, đảm bảo đầu ra sản phẩm lúa hàng hóa cho người dân thông qua hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa doanh nghiệp và người dân đòi hỏi phải hết sức rõ ràng và có tính ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau, tránh tình trạng một bên bẻ kèo. Cũng theo ông Bình, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang, Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang cần nhanh chóng triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng kho chứa lúa gạo tại địa bàn, cùng với kế hoạch thu mua lúa hàng hóa của người dân trong khu vực CĐML. Trong đó, cho biết cụ thể về quy mô kho chứa? Khả năng thu mua? Vụ nào bắt đầu? Điều kiện ra sao?... để người dân mạnh dạn và yên tâm sản xuất.

Đầu ra - Nỗi lo hàng đầu

Cách đây không lâu, các xã viên của HTX Nông nghiệp Phước Trung từng đối mặt với tình cảnh trắc trở hợp đồng, dẫn đến mua bán không thành với doanh nghiệp thu mua, chế biến lúa gạo. Từ đó mà các xã viên của HTX không còn mặn mà với lúa GlobalGAP nữa. Đến nay, toàn bộ diện tích đất trồng lúa của HTX đều thuộc khu vực CĐML của xã Trường Long Tây.

Điều này được xem là thời cơ thuận lợi, nhưng cũng là thách thức mới đối với các xã viên khi đăng ký tham gia mô hình CĐML. Theo nông dân Dương Sơn Thủy, xã viên HTX Nông nghiệp Phước Trung, một số tiêu chí quy định của mô hình CĐML như sạ hàng, sử dụng giống lúa chất lượng cao, áp dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng”, “1 phải - 5 giảm”, IPM, thậm chí là ghi chép sổ tay đều được các xã viên như ông thực hiện khá bài bản trong các vụ sản xuất lúa theo quy trình GlobalGAP trước đây. Ông Thủy khẳng định: “Rút kinh nghiệm từ mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP thì mô hình CĐML đối với các xã viên HTX là không khó. Mà cái khó lớn nhất, cũng chính là nỗi lo hàng đầu, quyết định thành công của mô hình CĐML là ở khâu giải quyết đầu ra sản phẩm cho người dân”.

Theo kế hoạch dự kiến của tỉnh được Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Nguyễn Thành Nhơn nêu ra tại buổi tọa đàm “Tìm giải pháp triển khai cánh đồng mẫu lớn hiệu quả” tổ chức tại xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy vào giữa tháng 6 vừa qua, thì trong vụ lúa Đông xuân 2012 - 2013 tới đây, tỉnh sẽ đẩy mạnh công tác kêu gọi các doanh nghiệp thu mua chế biến lương thực tiến hành ký kết bao tiêu toàn bộ lúa hàng hóa của nông dân trong CĐML. Ngoài ra, phối hợp với các doanh nghiệp tiến hành xây dựng các tổng kho chế biến và tạm trữ lúa gạo trên địa bàn. Nhưng trước mắt, tỉnh sẽ đầu tư ban đầu về cơ giới hóa cho nông dân ở các HTX nông nghiệp, giống lúa chất lượng cao, khoa học kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông… để tạo tiền đề triển khai xây dựng mô hình CĐML đạt hiệu quả.

Cũng tại buổi tọa đàm “Tìm giải pháp triển khai cánh đồng mẫu lớn hiệu quả” tại xã Vị Thanh, đại diện các doanh nghiệp như Công ty Cổ phần Lương thực Hậu Giang, Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang cho biết, sẽ sẵn sàng hỗ trợ về mặt kỹ thuật, cung cấp giống và tiến tới ký kết hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa cho nông dân. Cụ thể, Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang dự kiến xây dựng kho chứa, nhà máy chế biến có công suất ban đầu 100.000 tấn/năm vào năm 2013 trên địa bàn huyện Vị Thủy.

GIA NGUYỄN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang