• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chú cháu “Hai lúa” với chiếc máy diệt rầy nâu.

Nguồn tin: Lao Động, 23/11/2006
Ngày cập nhật: 26/11/2006

Chú cháu “Hai lúa” với chiếc máy diệt rầy nâu trên cánh đồng.

Hai người nông dân (xã Tiên Thuận, huyện Bến Cầu, Tây Ninh), trông khác nhau từ cách ăn mặc cho đến tính cách. Người chú lếch thếch đi đôi dép hai quai mòn đế, còn cháu thì lịch lãm với đôi giày tây màu đen.

Chú 56 tuổi, có vợ và 4 con, trong khi người cháu đã sắp bước sang tuổi 42 vẫn... “lính phòng không”... Nhưng ở họ lại có cùng một điểm chung rất đáng trân trọng, đó là sự đam mê nghiên cứu khoa học, tìm tòi, chế tạo ra những sản phẩm phục vụ người nông dân.

Trình làng máy diệt rầy tự động hoá

Trời nóng hầm hập. Tiếng chó sủa khi người lạ xuất hiện, làm mọi người trong nhà thức giấc. Hai người đàn ông xuất hiện, bước ra từ ngôi nhà tường gạch cũ kỹ. Một trong hai người hỏi: “Chú tìm ai?”. Nghe tôi tự giới thiệu và lý do tìm đến, người đàn ông ốm nhom, mặc áo đen luộm thuộm, đi đôi dép 2 quai, cười rất tươi, nói giọng đặc sệt miền Nam: “Tui là Lâm Văn Thắng - mọi người hay gọi Út Thắng. Đây là thằng Trung - Trần Quốc Trung - con của người anh bà con cô cậu, nó gọi tui bằng chú. Thằng Trung còn là em ruột của Trần Quốc Hải - “Hai luá” chế tạo máy bay - chắc chú biết ?”.

Ông Út Thắng mời tôi vào nhà. Tôi đề nghị ngồi ngoài sân vườn cho mát. Mảnh vườn bên hông nhà ông không thể chê vào đâu. Cây cối cao phủ tán mát rượi, lấn át hẳn cái nắng hừng hực từ ngoài trời hắt vào. Vừa lúc hai người vào nhà lấy ghế, nước uống tiếp khách, tôi tranh thủ dạo vòng qua khu vườn. Một nhà xưởng rộng chừng 18m2, lợp mái tole, bề bộn những rổ bùlon, ốc vít, một đống thanh sắt hình chữ “V”, máy cưa sắt, máy hàn xì, và cả những bo mạch điện tử nằm ngổn ngang dưới nền đất.

Một vài tờ giấy treo lơ lửng trên thanh xà gồ, ghi nguệch ngoạc vài thông số gì đó liên quan đến sản phẩm đang được 2 chú cháu làm dang dở, mà người “ngoại đạo” như tôi có đọc cũng chẳng hiểu. Một chiếc ghế gỗ tre đã ngả màu đen - tôi đoán chắc ông Út Thắng thường ngả lưng những lúc mệt lả vì công việc - đặt ngay góc nhà xưởng... Nhưng quan sát mãi, tôi vẫn không thấy bóng dáng chiếc máy diệt rầy nâu của chú cháu nhà “Hai lúa” đang gây xôn xao đâu cả... “À, chiếc máy đang đặt ngoài ruộng kìa. Nó cách đây khoảng 100 mét. Để tụi tui dẫn anh ra xem” - anh Trung xuất hiện, giải thích...

Một cánh đồng xanh mượt như đang nhún nhảy giữa làn gió chiều nhẹ thoáng qua. Trước mắt tôi là hai chiếc khung bằng lưới kim loại (rộng chừng 1-1,5m2/chiếc), được đặt cố định trên trụ điện cách mặt đất hơn 1m. Mỗi khung gắn 2 chiếc đèn ion, phía dưới là một chiếc “hộp đen” - chiếc hộp kỹ thuật được sơn màu đen. Tiến đến gần, nhìn xuống dưới chân - nơi đặt chiếc máy - tôi thấy hàng triệu triệu con rầy nâu, côn trùng nằm la liệt chồng chất lên nhau, bốc mùi hôi. Ông Út Thắng, cười mãn nguyện: “Mấy hôm nay, đêm nào cũng diệt hơn cả chục kilôgam bọn rầy phá hoại”.

Dịch rầy nâu phá hoại mùa màng đang hoành hành nhiều nơi ở nước ta, dĩ nhiên nó cũng chẳng chừa đám ruộng, vườn cây nhà ông Út Thắng. Rầy nâu lại chính là một trong những thủ phạm truyền virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên cây lúa. Làm thế nào để tiêu diệt lũ rầy phá hoại? Phun thuốc trừ sâu - nên hay không? Bởi, khi Việt Nam gia nhập WTO, bước vào hội nhập, thì việc tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch (không có dư lượng thuốc trừ sâu) hết sức cần thiết...

Xưởng làm việc của ông Út Thắng và Trần Quốc Trung.

Tất cả những điều này đã khiến “lão nông” phải bao đêm trằn trọc, lo lắng. Trong những đêm thao thức đó, ông bất chợt nghĩ đến thằng cháu chế tạo thành công chiếc máy làm sạch không khí và bắt muỗi cách đây vài năm. Không chần chừ, Út Thắng lập tức gọi điện “triệu tập” ngay thằng cháu từ Bình Phước về Tây Ninh cùng thực hiện ý tưởng bắt rầy. “Tui phụ trách thiết kế, làm chiếc máy; thằng Trung lo phần điện, điện tử - nó rất giỏi về mấy cái vụ điện này lắm à nghen!” - Út Thắng bộc bạch. Sau nhiều đêm thức đến 2-3 giờ sáng để tranh luận, trao đổi, nghiên cứu, mày mò chế tạo, cuối cùng hai chú cháu đã cho ra đời một chiếc máy diệt rầy nâu...

Giữa đồng lúa mênh mông đang thi nhau trổ bông, anh Trung thao tác một số kỹ thuật vận hành chiếc máy, và giới thiệu: Máy hoạt động nhờ nguồn điện 220V hoặc bình ắcquy đều được. Sự phối hợp hài hoà giữa hai chiếc đèn ion (loại cực tím và sáng trắng) giữ chức năng dẫn dụ côn trùng, rầy nâu rất hiệu quả. Và khi chúng chạm vào lưới kim loại, lập tức banh xác ngay. “Mắt thần” - một thiết bị khá quan trọng trong chiếc “hộp đen” có thể cảm quang ánh sáng giúp cho máy tự động ngưng hoạt động vào ban ngày - thời điểm không có rầy - còn bộ phận dò ẩm thì tự động ngắt điện mỗi khi có trời mưa, đảm bảo an toàn cho người sử dụng...

“Hai lúa” làm khoa học

Thân hình hơi cao, thao tác nhanh nhẹn, với nụ cười tươi và có duyên, mọi người khó thể đoán tuổi của anh Trung. Đề cập đến tuổi tác của mình, anh Trung lấy tay rơ qua, rơ lại hàng ria mép, nói: “Ý là tui để râu rồi đó, chứ không mọi người còn lầm chết nữa”. “Đã 42 tuổi rồi, sao anh không lập gia đình?” - tôi buột miệng hỏi. Anh nông dân tủm tỉm, triết lý: “Chưa lấy, đâu phải là không lấy. Tôi dự định thành công 1-2 công trình nữa, sự nghiệp ổn định trong tay sẽ tính đến chuyện vợ con. Ham mê điện tử từ thuở bé, sau khi học hết phổ thông, anh đã chọn hướng đi học nghề lắp ráp điện tử ở những tiệm sửa chữa tivi tư nhân gần nhà. Vừa làm công, vừa mày mò học hỏi, anh đã tích luỹ cho mình một vốn kiến thức nghề nghiệp đủ để tự bước vào đời.

Năm 1984, anh hợp đồng xử lý kỹ thuật, sửa chữa tổng đài cho bưu điện huyện Bến Cầu. Vì lý do sức khoẻ sau một cơn bệnh thập tử nhất sinh, năm 1987, anh đã xin nghỉ, về nhà tự mở tiệm sửa chữa tivi kiếm sống. Ở vùng quê, muỗi nhiều vô số kể. Những hôm thức khuya sửa chữa tivi cho khách, anh trở thành món mồi béo bở cho bầy muỗi cứ vo ve, bay lượn chích nổi mẩn khắp cả người. Chịu không nổi sự tấn công của muỗi, và với suy nghĩ về những dịch bệnh nguy hiểm do muỗi truyền cho con người, anh Trung đã bắt tay vào nghiên cứu chiếc máy quạt làm sạch không khí và bắt muỗi. Tự nghiên cứu, thí nghiệm, kết quả sau không ít lần bị điện giật, sét đánh làm hư hại thiết bị - đặt tụ điện cao tầng lên trụ ăngten khi nghiên cứu ion hoá không khí - anh Trung tìm ra giải pháp làm sạch không khí, diệt muỗi bằng lưới tĩnh điện đặt sau quạt gió.

“Năm 2004, tui có gửi hồ sơ đăng ký công trình với Sở KHCN tỉnh Bình Phước. Nhưng hồ sơ bị trả về, và nghe người ta bảo lại rằng, công trình không có tính thẩm mỹ, khó khả thi (!?)” - anh Trung tâm sự. Thế là, máy chế tạo xong, chẳng được cơ quan nào công nhận, anh đành đem quạt về... bắt muỗi ở nhà. Dần dần, chòm xóm láng giềng cho đến một số nông trại chăn nuôi ở các tỉnh hay tin và thấy được hiệu quả của chiếc quạt, nên đã đặt mua hàng với giá chưa đến 2 triệu đồng/máy.

Nghe anh Trung kể về chiếc quạt bắt muỗi, ông Út Thắng ngồi bên cạnh, ngớp một ngụm trà, nét mặt trầm ngâm, rồi thở dài, trăn trở: “Nông dân như tụi tui, suốt ngày chỉ quanh quẩn bên những đám ruộng, con trâu, con bò, nên kiến thức hẹp. Những khó khăn hay gặp trong nghề nông khiến tụi tui phải tự mày mò, chế tạo, cải tiến cái này cái kia để sao cho sản xuất đạt hiệu quả. Đôi lúc, ý tưởng có đấy, song điều kiện tài chính không cho phép, bản thân nông dân khó có thể biến nó thành một công trình hoàn hảo cả về mặt hình thức lẫn nội dung. Giá được sự hỗ trợ, quan tâm hơn nữa từ những cơ quan quản lý...”.

Một nông dân chân đất, ít học hành, nhưng bù lại với niềm đam mê nghiên cứu, cộng với kinh nghiệm tích luỹ trong hơn 30 năm gắn bó với nghề nông, ông Út Thắng đã làm rạng danh người nông dân Việt Nam vốn tính “cần cù, sáng tạo”. Cách chưa đầy chục năm, ông đã chế tạo thành công lò sấy nguyên liệu đun bằng than tổ ong vừa đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, vừa đem lại hiệu quả kinh tế và môi trường, thay vì sử dụng củi đốt...

Với công trình này, ông Út Thắng đã vinh dự nhận được 2 giải thưởng về sáng tạo do tỉnh Tây Ninh và Trung ương Hội Nông dân VN trao tặng. Nhưng đằng sau 2 tấm bằng khen cùng với 3 triệu đồng tiền thưởng, mấy ai biết, để hoàn thành công trình của mình, ông Út Thắng đã phải mạo hiểm, cầm cố cả giấy tờ nhà - đất, vay mượn hàng trăm triệu đồng thực hiện những cuộc nghiên cứu, thử nghiệm, và đến nay số tiền nợ còn đến gần 100 triệu đồng vẫn chưa trả dứt.

Dù còn nhiều trăn trở, song chú cháu “Hai lúa” vẫn không dừng lại với chiếc quạt máy làm sạch không khí, lò sấy nguyên liệu hay máy diệt rầy nâu. Hiện nay, họ vẫn ngày đêm miệt mài làm việc để chuẩn bị cho ra lò tiếp chiếc máy vớt lục bình trên sông, được chế tạo từ một giàn xới của máy cày... Nhìn những mảng lục bình trôi dày đặc cản trở ghe tàu lưu thông trên dòng sông Vàm Cỏ Đông, sông Sài Gòn, Đồng Nai..., người dân hy vọng một ngày gần đây, chú cháu “Hai lúa” tiếp tục thành công với chiếc máy vớt lục bình, góp phần làm thông thoáng những dòng sông.

Trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 28.10.2006, ông Lâm Văn Thắng viết: Qua thông tin đại chúng, tôi được biết rầy nâu đang gây hại nặng nề trên những cánh đồng lúa. Vừa qua, chúng tôi đã chế tạo thành công máy diệt rầy nâu, và đã thử nghiệm trên đồng lúa ấp Tân Lập, xã Tiên Thuận, Bến Cầu, Tây Ninh. Tôi là nông dân nghèo không có điều kiện để phát huy công trình này. Nay tôi viết thư này, kính trình Thủ tướng xem xét, mong các cấp lãnh đạo quốc gia quan tâm đến công trình nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đảm bảo đời sống của người nông dân.

Phóng sự của Trần Phan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang