• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghệ An: Xanh hy vọng từ rừng cao su

Nguồn tin: Báo Nghệ An, 16/06/2012
Ngày cập nhật: 18/6/2012

Qua 2 năm kể từ khi những cây cao su đầu tiên của dự án “trồng và phát triển cây cao su trên đất” Nghệ An được trồng trên đất này đến thăm những vùng đồi núi của Anh Sơn, Thanh Chương… đã thấy phủ một màu xanh ngát, đời sống những người dân quanh vùng bắt đầu có những đổi thay...

Những đổi thay...

Trong cái nắng gay gắt của những ngày tháng 5, vượt qua quãng đường dài đồi núi gập ghềnh, bỗng gặp một màu xanh trải dài, ngút mắt của những đồi cao su ở xã Thanh Đức (Thanh Chương). Chỉ mới 2 năm kể từ khi Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan về dự lễ ra quân trồng cây cao su đầu tiên của dự án cây cao su đã lên xanh ngút trên những quả đồi hình bát úp.

Tranh thủ lúc đợi cái nắng hè bớt gay gắt để lên làm cỏ, chăm sóc cho cao su, cô công nhân trẻ Nguyễn Thị Nga (đội 1, Nông trường cao su 19/5) hào hứng kể: Nga quê ở xã Thanh Nho, bố mẹ đều là nông dân. Nhà nghèo nên tốt nghiệp cấp ba xong, em không có điều kiện đi học tiếp, cứ mùa vụ là lại đi làm thuê cho các chủ đồi chè trong vùng, phát thực bì, đốt rẫy thuê cho các nông, lâm trường, công việc nặng nhọc, nhưng thu nhập chẳng được là bao. Khi có dự án trồng cao su, Nga đã xin vào làm công nhân của Đội 1 - Nông trường 12/9 (Công ty CP Đầu tư và phát triển cao su Nghệ An) và được giao trồng, chăm sóc và bảo vệ gần 6 ha cây cao su. “Em vào làm được 2 năm rồi. Dù ban đầu cũng hơi vất vả nhưng mỗi tháng, em có thu nhập từ 4 - 5 triệu đồng, có tiền giúp bố mẹ nuôi các em ăn học chị ạ”.

Vườn ươm giống cao su của Nông trường 12/9 (Công ty CP Cao su Nghệ An). Ảnh: Văn Đoàn

Ông Nguyễn Sỹ Tuấn - Đội trưởng đội 1 Nông trường 12/9 cho biết: Những vùng đồi núi này trước đây vốn là của Công ty Lâm nghiệp, chủ yếu trồng keo, giá trị kinh tế không cao.Từ khi có dự án trồng và phát triển cao su, những quả đồi đồng loạt chuyển sang trồng cao su. Đội 1 có 40 công nhân, hầu hết đều là người địa phương, trong đó có 20 công nhân đã được chia lô, bình quân mỗi hộ có từ 5 - 6,5 ha, việc làm và thu nhập ổn định. Một số diện tích hiện đang được khai hoang, tiếp tục trồng mới và tiến hành chia lô cho những người còn lại, tạo điều kiện cho công nhân được thực sự làm chủ đất. Cây cao su phát triển rất tốt, hiện đã cao trên 3m, đang bắt đầu tạo tán. Để tăng thêm thu nhập, nhiều hộ công nhân đã trồng xen thêm cây rễ hương dưới tán cao su, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Vượt thêm quãng đường dài sang huyện Anh Sơn, trong cơn mưa chiều sắp đến, chúng tôi đi bộ trên con đường mới mở, dẫn vào khu đồi trồng cao su của gia đình anh Bá Trọng Biên và chị Lê Thị Thủy (công nhân đội 4 - Nông trường 19/5). Vốn quê ở xã Long Sơn, gia đình anh chị có gần một mẫu ruộng nhưng vẫn không đủ sống. Từ tháng 3/2011, anh xin vào làm công nhân và được nhận chăm sóc, bảo vệ 5 ha cao su. Thu nhập ổn định, việc làm đều, anh bàn với vợ gửi con cho ông bà nội rồi cả hai vợ chồng vào nông trường dựng lán ở, nhận thêm 4 ha “suất” của vợ. Hàng ngày, ngoài chăm sóc 5 ha cao su đã lên xanh, anh chị cần mẫn đào hố, chờ mưa xuống sẽ trồng mới trên 4 ha còn lại. Với mức thu nhập ban đầu ổn định gần 4 triệu đồng/người/tháng từ trồng và chăm sóc cao su, chị Thủy còn tranh thủ nuôi thêm hàng trăm con gà, ngan, vịt, mỗi đợt bán gà, chị thu về hàng chục triệu đồng.

Theo đánh giá ban đầu, cây cao su phù hợp với chất đất và khí hậu tại các vùng nguyên liệu ở Nghệ An. Qua 2 năm đưa vào trồng, cây đã phát triển tốt hơn cả một số vùng ở các tỉnh Nam bộ vốn đã có truyền thống trồng cao su từ rất lâu đời. Tuy mới được hai năm tuổi, hiện cây đã cao hơn 3 mét, lá xanh mơn mởn dưới cái nắng hè như đổ lửa.Phó Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển cao su Nghệ An, kiêm Giám đốc Nông trường cao su 19/5 - ông Nguyễn Đình Tuấn cho biết: Hầu hết diện tích trồng cao su đều được giao khoán cho người dân địa phương ở hai huyện Anh Sơn và Thanh Chương. Công nhân được đóng đầy đủ các loại bảo hiểm, được công ty hỗ trợ tiền ăn, tiền xăng xe đi lại, ngày lễ, tết đều có quà. Dịp này, đơn vị đang có kế hoạch bình xét những công nhân có thành tích xuất sắc để cho đi tham quan Thái Lan. Điều đáng nói, bà con được nhận vào làm mà không phải đóng góp bất cứ một khoản gì, thu nhập cao, ổn định nêntừ khi dự án trồng cao su ra đời, rất nhiều người dân lao động ở Anh Sơn và Thanh Chương đã xin vào làm công nhân cao su.

Được biết, đến tháng 5/2012, tổng số lao động không xác định thời hạn của Công ty CP Đầu tư và phát triển cao su Nghệ An đã lên tới 230 người và số lao động thời vụ là 300 người. Mức thu nhập bình quân 5 tháng đầu năm 2012 của các hộ lao động trực tiếp là trên 4 triệu đồng/người/tháng, thu nhập bình quân lao động nhận khoán là gần 5 triệu đồng/người/tháng.

Và không ít khó khăn

Với trên 13 nghìn hécta đất đỏ bazan, Nghệ An rất có tiềm năng trong phát triển cây cao su ở vùng Phủ Quỳ và các vùng phụ cận Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương... Theo tổng hợp của Sở NN&PTNT, đến năm 2007, toàn tỉnh có khoảng trên 4.000 ha cây cao su. Là địa phương có cây cao su từ rất lâu đời, nhưng mãi đến khi Công ty cổ phần Đầu tư phát triển cao su Nghệ An, sau 2 năm khảo sát, được tỉnh cho phép lập thủ tục, hồ sơ thuê gần 10.000 ha đất lâm nghiệp tại các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Quế Phong để triển khai thí điểm dự án trồng cây cao su, thì có thể nói, loại cây được coi là “vàng trắng” này mới có cơ hội thật sự khởi sắc.

Ngày 13/4/2010, UBND tỉnh đã có quyết định thu hồi diện tích đất do Công ty Lâm nghiệp Anh Sơn quản lý tại các xã Hội Sơn, Phúc Sơn (Anh Sơn) và xã Thanh Đức (Thanh Chương) với tổng diện tích là 5.354,9 ha để thực hiện dự án trồng cây cao su. Tiếp đó, tỉnh tiếp tục quyết định sáp nhập Tổng đội TNXP 7 - XDKT Nghệ An vào Công ty CP Đầu tư Cao su Nghệ An, với tổng diện tích 8.751,9 ha tại 2 xã Hạnh Dịch và Tiền Phong (Quế Phong).

Ngoài ra, tỉnh cũng đã nhất trí việc mở rộng quy hoạch vùng dự án trồng cây cao su tại Tổng đội TNXP2 - XDKT Nghệ An và chuyển đổi loại hình hoạt động của đơn vị này. Như vậy, theo quy hoạch đến năm 2015, có tính đến năm 2020, diện tích trồng cây cao su trên địa bàn toàn tỉnh sẽ là 4.666,6 ha.

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư phát triển cao su Nghệ An - ông Phạm Trung Thái cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận quỹ đất để chuyển đổi trồng cây cao su, Công ty đã phối hợp với hội đồng GPMB các huyện Anh Sơn, Thanh Chương và Quế Phong để kiểm đếm, đo đạc, lập hồ sơ đền bù cây cối, hoa màu, kiến trúc tài sản cho các hộ nhận khoán đã đầu tư trên đất nhận khoán. Quá trình thực hiện, Công ty đã vận động tập thể, hộ nhận khoán thỏa thuận bàn giao đất trước với diện tích 2.085,17 ha.

Ngoài ra, còn có 43 hộ khác và một liên doanh đã tự nguyện bàn giao mặt bằng với diện tích 1.041,39 ha, các công ty lâm nghiệp bàn giao trên 1.000 ha. Tính đến thời điểm này, trong điều kiện khó khăn, đơn vị đã khai hoang, trồng mới được 216,41 ha, trong đó, năm 2010 trồng mới được 111,22 ha và năm 2011 là 104,2 ha. Hiện tại, một đội sản xuất cây giống đã được thành lập, đồng thời tiếp nhận cây giống có chất lượng tốt từ một số đơn vị khác như Công ty cao su Phú Riềng, Công ty Phước Hòa, Eahleo, Phú Riềng. Theo kế hoạch, trong năm 2012, Công ty sẽ trồng mới 1.000 ha cao su, hiện đơn vị đang hợp đồng với Sư đoàn 324 huy động 800 chiến sỹ đào hố, xử lý khai hoang, đồng thời chuẩn bị giống đủ trồng cho 650 ha trong vụ xuân 2012...

Tuy nhiên, qua mấy năm triển khai, hiện dự án vẫn còn gặp khá nhiều vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, bàn giao đất trồng cây cao su. Ông Thái cho biết: Theo quyết định của UBND tỉnh, diện tích đất thu hồi để trồng cây cao su do Công ty lâm nghiệp Anh Sơn quản lý tại Anh Sơn và Thanh Chương sẽ là 5.354,8 ha.

Đến nay, diện tích đất Công ty CP Đầu tư và phát triển cao su Nghệ An đã tiếp nhận chỉ mới trên 2.000 ha. Trên 3.000 ha còn lại vẫn chưa được giải quyết để bàn giao dứt điểm, phục vụ trồng cây cao su đúng tiến độ, dù UBND tỉnh đã có rất nhiều cuộc làm việc nhằm giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện. Mới đây, tại cuộc làm việc giữa các bên liên quan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - ông Đinh Viết Hồng đã khẳng định: “Tỉnh sẽ giải quyết một cách kiên quyết và dứt điểm, vừa đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, nhưng phải sớm bàn giao đất để Công ty thực hiện dự án trồng cây cao su đúng tiến độ!”.

Được biết, khi tiếp nhận dự án, Nghệ An đã quy hoạch được 25.000 ha diện tích đất trồng cao su, phấn đấu đến năm 2015 sẽ đưa tổng diện tích cao su trồng mới đạt từ 5.000 - 7.000 ha.

Phú Hương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang