• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

"Khuyến cáo hại nông dân" của Cty CP BVTV An Giang: Tại sao để khuyến cáo phản khoa học tồn tại?

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 14/06/2012
Ngày cập nhật: 15/6/2012

Theo các nhà chuyên môn, việc khuyến cáo của Cty CP BVTV An Giang về việc kết hợp “phun Boom Flower và Filia để vừa trừ bệnh, vừa kích hoạt cây lúa phục hồi nhanh nhứt” là phản khoa học, nhưng đáng tiếc điều này lại tồn tại từ năm 2011 cho đến bây giờ.

Ghi nhận của NNVN, qua phản ảnh của nhiều nông dân ở các xã như Thới Sơn, Tân Lập, Tân Lợi, Vĩnh Trung thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang và huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, cách đây khoảng 20 ngày trong vụ hè thu năm nay, cây lúa trong thời kỳ đẻ nhánh đã bị bệnh đạo ôn tấn công rất mạnh. Trong khi đó, các đại lý bán thuốc cũng như báo, đài ở địa phương lại tập trung tuyên truyền, giới thiệu về hiệu quả của “công thức hỗn hợp” giữa phân bón lá cao cấp Boom Flower (Cty Devi Cropscience Private Limited, Ấn Độ) và Filia 525 SE (Syngenta) do Cty CP BVTV An Giang (viết tắt AGPPS) độc quyền phân phối, nếu sử dụng phun vào cây lúa bị bệnh sẽ đạt kết quả cao.

Kết quả phun thí nghiệm theo khuyến cáo của Cty CP BVTV An Giang tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, An Giang (lúa cháy nhiều hơn so với đối chứng)

Điều đáng nói là, giá bán trên thị trường của hai loại thuốc này đứng vào hạng “top-ten”. Cụ thể, Boom Flower giá 87 ngàn/chai 500 ml (cao gấp 2 - 3 lần so với các sản phẩm phân bón lá của các DN khác - PV) với liều pha 40 - 50 ml/bình 16 lít, phun 2 bình/1.000 m2. Người nông dân thường phun 1 chai 500 ml cho 5.000 m2, tức 1 ha sử dụng 2 chai, tương đương số tiền 174 ngàn; còn Filia giá 104 ngàn/chai 250 ml, liều pha 25 ml/bình 16 lít, phun 2 bình/1.000 m2, tức phun 1 chai 250 ml cho 5.000 m2. Nghĩa là 1 ha cũng “mất” 2 chai tốn 208 ngàn. Nhưng theo khuyến cáo của AGPPS, không phải phun 1 lần là xong mà phun lúc nào hết bệnh thì thôi. Thế nên, nếu cộng cả hai khoản Boom và Filia, 1 ha lúa chí ít người nông dân phải mất chi phí cả triệu bạc để “chữa bệnh” đạo ôn.

Tuy nhiên, có đắt phải xắt ra miếng, đằng này cây lúa bị bệnh đạo ôn mà đưa công thức “hỗn hợp” này vào thì lúa cháy lá càng bạo, rút cục “tiền mất tật mang”! Điển hình là anh Lê Thanh Tâm ở ấp Tân Hòa, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên trồng 5 ha giống OM 4218 cho biết, lúc cây lúa ở giai đoạn đẻ nhánh vết bệnh đạo ôn còn chấm kim, nghe theo khuyến cáo của AGPPS, anh Tâm đã phun 6 chai Boom Flower và 6 chai Filia, nhưng sau 2 ngày nhận thấy vết bệnh càng lan rộng ra và phát triển nhanh, anh phát hoảng rồi ngưng. “Tui tốn mấy triệu đồng tiền thuốc của AGPPS nhưng không có kết quả, nay lúa đang làm đòng coi bộ yếu lắm, năng suất sắp tới chắc không đạt”. Anh Tâm tiết lộ.

Tương tự, anh Phạm Ngọc Kha cũng ở ấp Tân Hòa, trồng 4,2 ha giống OM 4218 hiện lúa đang trỗ, cách đây 20 ngày anh cũng sử dụng hỗn hợp “Boom Flower và Fillia” xịt vào cây lúa bị bệnh đạo ôn nhưng đã tốn tiền mà không có kết quả. “Người ta quảng cáo Boom như “sâm”, không chỉ là phân bón lá cao cấp mà còn tạo năng lượng, tăng cường sức khỏe cho cây trồng, còn Filia là thuốc đặc trị bệnh đạo ôn. Là nông dân tui nghĩ đơn giản đưa cả “sâm” và “thuốc bệnh” cùng dập một lúc thì bệnh sẽ giảm nhanh hơn. Hơn nữa, nhà phân phối cũng khuyến cáo theo phương pháp đó. Nhưng ai ngờ, càng xịt vào bệnh càng phát triển" - anh Kha nói.

Không chỉ ông Tâm, ông Kha, nhiều nông dân khác khi được hỏi đều có chung nhận định: sau khi phun hỗn hợp trên từ sau 2 - 3 ngày, bệnh đạo ôn chẳng những không thuyên giảm mà còn phát triển nhanh và nặng hơn so trước khi phun.

Ông Võ Minh Hùng, Trưởng trạm BVTV huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cho biết, Chi cục BVTV tỉnh cũng đã lập thí nghiệm phun Boom Flower và Filia 1 lần, 2 lần và 3 lần so với không phun Boom Flower trên ruộng lúa của ông Nguyễn Phước Tấn ở ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành. Kết quả cho thấy, những lô phun hỗn hợp với Boom Flower thì lúa bị bệnh đạo ôn tấn công nặng hơn, cháy chỏm nhiều hơn so với đối chứng không phun.

Ngày 13/6, khi được hỏi dùng chung thuốc đặc trị nấm với một loại phân bón lá để điều trị bệnh đạo ôn trên lúa được không, TS. Hồ Văn Chiến (GĐ Trung tâm BVTV phía Nam) khẳng định ngay rằng: không được kèm theo, đây là điều chắc chắn bởi kèm theo là “chết liền”.

Theo giải thích của TS. Chiến, trong khi cây lúa bị bệnh đạo ôn tức có dấu hiệu thừa đạm, trong khi phân bón lá hầu hết chứa tới 80% - 85% đạm nên khi phun vào thì hiện tượng cháy lá sẽ nặng thêm. “Riêng trường hợp của Boom Flower, trước đây báo NNVN đã nêu rõ rồi, tôi không đề cập nữa. Nó như đĩa rau muống ăn vào đã bị tiêu chảy thì đừng nên thọc đũa vào. Biết vậy nhưng mình không có quyền đem đổ nó đi. Ai ăn thì ăn, còn tôi làm thinh. Coi như tôi biết mà không quan tâm vậy!” - ông Chiến nói hình tượng.

Theo dự báo của Cục BVTV, cho đến hết vụ hè thu 2012, bệnh đạo ôn vẫn là đối tượng nguy hiểm cần hết sức cảnh giác khi có những chuyển biến thời tiết bất thường, đặc biệt là giai đoạn lúa sắp trỗ đến trỗ đều, ngậm sữa.

Thế nên hơn ai hết, bà con nông dân cần phải hết sức thận trọng trước những thông tin quảng bá, tiếp thị thuốc BVTV kiểu “nổ một tấc lên đến giời” như của AGPPS mà mải mê mua thuốc của họ, nhưng lại quên đi những khuyến cáo lâu nay của Bộ NN-PTNT và ngành BVTV trong quá trình sản xuất lúa, đó là: “Quản lý tổng hợp dịch hại - IPM”, “3 giảm, 3 tăng” (giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu bệnh, giảm lượng phân đạm, 3 tăng là tăng năng suất lúa, tăng chất lượng lúa gạo, tăng hiệu quả kinh tế), “1 phải, 5 giảm” (1 phải là dùng giống lúa xác nhận, còn 5 giảm là giảm lượng nước vừa đủ, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc BVTV và giảm phân bón). Trong đó, yếu tố giảm sử dụng thuốc BVTV luôn là một yêu cầu bức thiết.

+ “Tuyệt đối không được dùng chung phân bón lá với thuốc đặc trị nấm bệnh trong quá trình phun xịt trị bệnh đạo ôn trên cây lúa. Bởi phân bón lá sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh có điều kiện phát triển gây hại nặng hơn” - Tiến sĩ Vũ Anh Pháp - Trưởng Bộ môn Tài nguyên Cây trồng - Trường ĐH Cần Thơ.

+ Từ đầu tháng 6 đến nay, đã có hơn 70.000 ha lúa hè thu ở ĐBSCL bị bệnh đạo ôn. Bệnh xảy ra ở tất cả các tỉnh, nghiêm trọng nhất là đã có một số nơi như An Giang phải tiêu hủy hàng chục hecta do bệnh quá nặng (Nguồn: Trung tâm BVTV phía nam).

ĐỖ QUYÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang