• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Nai: Đầu tư ít vẫn cứu được vườn tiêu bệnh

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 10/06/2012
Ngày cập nhật: 12/6/2012

Vào mùa mưa, các vườn tiêu hay bị sâu bệnh, có hộ mất vài chục triệu đồng vẫn không cứu được cây tiêu. Thế nhưng, anh Nguyễn Văn Thanh ở ấp 8, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom - Đồng Nai) có cách làm ít tốn kém song cứu được vườn tiêu khỏi sâu bệnh và cho năng suất cao.

Anh Nguyễn Văn Thanh ở ấp 8, xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom) đang phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu. Ảnh: H. Giang

Đồng Nai nằm trong tốp 3 tỉnh có diện tích, sản lượng tiêu lớn của cả nước với 8 ngàn hécta. Gần 3 năm nay, giá tiêu luôn ở mức cao giúp nông dân trong tỉnh thu lời lớn. Vì vậy, nhiều nhà vườn rất kỹ lưỡng trong phòng trừ sâu bệnh và chăm sóc cây tiêu. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng “khó tính” nếu chăm sóc, phòng bệnh không đúng cách có thể mất trắng.

* Cứu vườn tiêu bệnh

Hơn hai năm trước, ai đi ngang qua vườn tiêu rộng gần 2 hécta của anh Thanh cũng đều tặc lưỡi tiếc rẻ. Vì tiêu đang thời điểm có giá mà chủ nhân của nó lại để vườn cây xơ xác, nọc nghiêng hướng Đông, nọc ngả hướng Nam, cỏ dại đầy vườn. Hàng xóm thấy cảnh gia đình anh với vợ giáo viên đi dạy suốt ngày, còn chồng là cán bộ địa chất nay đây mai đó, năm bữa nửa tháng mới ghé về nhà gọi thợ đến chăm sóc qua loa thì khuyên vợ chồng anh nên phá bỏ vườn tiêu để trồng loại cây khác ít tốn công chăm sóc và có thu nhập ổn định hơn. Sau một thời gian suy nghĩ, anh Thanh quyết định xin nghỉ làm để ở nhà gắn bó với vườn tiêu mà vợ chồng anh đã tích cóp hơn 10 năm mới mua được. Anh Thanh tâm sự: “Cứ tưởng làm nông dân là dễ nhất chỉ cần chịu khó là được. Không ngờ khi bắt tay vào việc mới hay muốn cho khu vườn của mình tươi tốt cho thu nhập cao thì phải chịu khó học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật để áp dụng”.

Thấy cây tiêu đang có giá nếu phá bỏ trồng lại thì phải 3 năm sau mới cho thu hoạch, anh Thanh liền tầm sư học đạo mong cứu vãn vườn tiêu đang ngập đầy sâu bệnh. Nghe mọi người nói, ở vùng lân cận cán bộ nông nghiệp đang mở lớp tập huấn phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây tiêu, anh liền tìm tới xin được làm học viên. Sau lớp học, anh vỡ ra nhiều điều và quyết áp dụng khoa học kỹ thuật vào để cứu vườn tiêu. Vườn tiêu tưởng như phải phá bỏ để trồng mới, ai ngờ chỉ sau gần một năm áp dụng kỹ thuật mới như được thổi phép màu đã xanh tốt trở lại, năng suất cải thiện rõ rệt.

* Hứa hẹn mùa bội thu

Trước đây, vườn tiêu của anh Thanh được trồng xen cà phê, chuối, đu đủ. Sau lớp tập huấn biết tiêu là cây trồng nhạy cảm, nếu trồng xen với các loại cây trồng khác rất dễ sâu bệnh, anh Thanh đã chặt bỏ hết các cây trồng xen tập trung thâm canh cây tiêu. Biện pháp của anh làm để cứu vườn tiêu sắp mất trắng thực tế không mấy khó khăn. Cụ thể, anh thực hiện đúng theo quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, tăng lượng phân bón hữu cơ và giảm phân bón hóa học. Vào mùa mưa, khai thông cho vườn tiêu thoát nước tốt để tránh một số loại nấm bệnh lây lan.

Anh Thanh cho biết: “Nhờ áp dụng quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp nên vườn tiêu của tôi đã phục hồi và cho năng suất tương đối ổn định. Với lượng bông nhiều như hiện nay, tới đây vườn tiêu của tôi chắc chắn sẽ cho năng suất tăng gấp 2 lần vụ trước”.

Áp dụng kỹ thuật vào chăm sóc cây tiêu ngoài phục hồi được vườn tiêu già cỗi, sâu bệnh, chi phí đầu vào cũng giảm hơn so với chăm sóc theo phương pháp truyền thống. Theo tính toán của anh Thanh, với phương pháp mới này tiền mua phân bón hóa học giảm 2/3 so với trước đây, trong khi vườn tiêu lại ít sâu bệnh, bớt tiền mua thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Nguyễn Văn Dần, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật Trảng Bom khẳng định: “Các vườn tiêu áp dụng quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp, tăng lượng phân hữu cơ thay thế bớt phân hóa học sẽ giúp cây tiêu phát triển bền vững, ít sâu bệnh và năng suất sẽ tăng cao. Có những vườn sau 2 - 3 năm áp dụng quy trình này, năng suất đạt 4 - 7 tấn/hécta”.

Hương Giang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang