• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiền Giang: Không tuân thủ lịch thời vụ, nguy cơ phía trước

Nguồn tin: Tiền Giang, 09/06/2012
Ngày cập nhật: 11/6/2012

Dự kiến hệ thống công trình dự án Phú Thạnh - Phú Đông (Tân Phú Đông, Tiền Giang) vận hành lấy nước phục vụ sản xuất từ đầu tháng 7. Tuy nhiên, đến thời điểm này, phần lớn diện tích sản xuất lúa trong vùng dự án đã xuống giống.

Xuống giống sớm lịch thời vụ bằng hình thức sạ khô trong vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Nguy cơ

Trong những ngày cuối tháng 5, nước kênh trong vùng dự án Phú Thạnh - Phú Đông vẫn còn nhiễm phèn nặng, độ mặn ngoài sông còn cao, hệ thống công trình trong vùng dự án vẫn chưa vận hành lấy nước phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, nông dân vùng dự án thuộc 2 xã Phú Thạnh, Phú Đông đã tất bật xuống giống từ nhiều ngày trước. Nhiều cánh đồng, lúa đã lên xanh. Những diện tích còn lại, nông dân đã làm đất xong, đang tích cực chuẩn bị xuống giống. Anh Lê Văn Tốt, Trưởng ấp Cả Thu 1 (Phú Thạnh) cho biết, toàn ấp có 262 ha sản xuất lúa, đến thời điểm này, người dân đã xuống giống 238 ha. Hiện nay, nước trong các tuyến kinh nội đồng còn rất xấu nhưng người dân vẫn bơm cấp vào ruộng. Thói quen lâu nay của người dân vùng này khi ăn Tết Nguyên đán xong là bắt đầu cày ải, khi xuất hiện những cơn mưa đầu mùa, nông dân tiến hành sạ khô. Nếu độ mặn trên sông xuống chậm, nắng hạn kéo dài những diện tích lúa này rất khó cầm cự được.

Anh Lương Công Thạnh, Trưởng ấp Cả Thu 2 (Phú Thạnh) cho biết, dù khuyến cáo người dân xuống giống bắt đầu từ ngày 1/7 theo lịch thời vụ nhưng họ vẫn không tuân thủ. Hiện nay, nước trong lòng kinh rất cạn, rác và phèn đọng rất nhiều sau nhiều tháng không thoát được, nguồn nước này không đảm bảo cho cây lúa phát triển.

Tại xã Phú Đông, tình trạng cũng tương tự. Tính cuối tháng 5, ấp Bà Tiên 1 đã xuống giống khoảng 95% diện tích. Trà lúa có rất nhiều lứa tuổi: mới xuống giống, xuống giống từ 15 - 20 ngày tuổi cũng có. Tất cả các diện tích này đang gặp khó khăn về nước, nông dân chỉ còn biết trông chờ trời mưa. Nhiều diện tích lúa đang bị cỏ tấn công nhưng không thể phun thuốc diệt trừ vì ruộng không có nước. Còn ấp Bà Tiên 2 có 118 ha sản xuất lúa đến nay đã xuống giống trên 80 ha. Số diện tích còn lại, người dân đang tích cực xuống giống.

Ông Võ Văn Ngân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Đông cho biết, trước mùa vụ, ngành Nông nghiệp huyện và các địa phương bàn rất kỹ để đưa ra lịch thời vụ né mặn đảm bảo sản xuất an toàn, đồng thời khuyến cáo nông dân sản xuất tuân thủ theo lịch. Tuy nhiên, thói quen lâu nay của nông dân nơi đây xuống giống khi có mưa đầu mùa vẫn chưa bỏ và không đồng loạt nên thường xảy ra sâu bệnh. Hiện nay trên địa bàn xã, người dân xuống giống trên 90% diện tích, khả năng hết tuần này, 100% diện tích sản xuất lúa trong vùng dự án của xã sẽ xuống giống hết. Nhờ thời gian qua có mưa nên lúa còn cầm cự được. Nếu xảy ra hạn, những diện tích này có nguy cơ bị thất trắng. Vấn đề hiện nay là tranh thủ vận hành công trình lấy nước sản xuất khi điều kiện cho phép để cứu những diện tích lúa trong vùng dự.

Rủi ro cao, hiệu quả thấp

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Tân Phú Đông, việc vận hành công trình trong vùng dự án thời gian qua cho thấy thường khoảng giữa tháng 7 các cống mới có thể lấy nước phục vụ sản xuất. Vì thế lịch thời vụ hợp lý là xuống giống từ đầu tháng 7 đến ngày 10/7. Tuy nhiên, dù còn khoảng hơn 1 tháng nữa mới đến lịch xuống giống, nhưng mới đến cuối tháng 5, toàn khu vực dự án Phú Thạnh - Phú Đông đã xuống giống khoảng 1.200 ha, trong đó, lúa đang ở giai đoạn từ 1 - 10 ngày tuổi khoảng 274 ha, trong khi độ mặn ngoài sông và chất lượng nước trong kinh nội đồng chưa đảm bảo xuống giống. Tất cả các diện tích đã xuống giống trong thời gian qua đều sạ khô và phần lớn giống sử dụng OM 3536. Họ tranh thủ xuống giống sớm để kịp thời gian sản xuất vụ 3 (vụ lúa ngành nông nghiệp khuyến cáo không sản xuất). Đối với hình thức sạ khô mà người dân đang áp dụng đã nảy sinh ra một vấn đề quan tâm. Đó là sạ khô phải sử dụng nhiều giống trong tình hình giá giống đang rất cao làm tăng chi phí sản xuất. Sạ khô sẽ dễ bị lộn với lúa hàng hóa của vụ trước còn sót lại trên ruộng dẫn đến chất lượng lúa thấp, giá lúa bán bị giảm. Hơn nữa, việc sạ theo hình thức này trong điều kiện thiếu nước sẽ rất khó phòng trị sâu rầy và cỏ tấn công.

Mặt khác, việc sản xuất trong điều kiện nguồn nước không đảm bảo, trời không mưa kéo dài vào đầu vụ, cây lúa phát triển kém và đến khi có nước đầy đủ cũng là lúc cây lúa đã già, bụi không nở được nên năng suất thường thấp. Thực tế các năm qua cho thấy, những diện tích xuống giống trong điều kiện nguồn nước không đảm bảo cho sản xuất như vào thời điểm này, năng suất rất thấp chỉ khoảng 3 tấn/ha.

"Trước đây chưa bao đê, mùng 5 tháng 5 (al) là thời điểm họ bắt đầu xuống giống. Những năm qua, đê bao trữ ngọt của dự án đã có, họ vẫn làm như thế. Giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương cần phải tuyên truyền cho dân biết, ngành nông nghiệp tăng cường triển khai các mô hình điểm để người dân thay đổi dần thói quen; đồng thời cần làm việc với các chủ máy cày và yêu cầu họ chỉ bắt đầu cày làm đất từ giữa tháng 6. Chúng ta đã tham mưu chỉ đạo sản xuất thì cũng cần phải điều hành sản xuất theo hướng đã chỉ đạo, có như thế sản xuất mới đạt hiệu quả, không thể để tình trạng như thế tiếp diễn. Trong tình hình biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt theo hướng khắc nghiệt hơn, rủi ro trong những trường hợp sản xuất như thế sẽ càng cao hơn" - ông Hải nói.

Trong tình thế giải pháp trước mắt để cho cây lúa cầm cự khi thiếu nước, cơ quan bảo vệ thực vật cho biết, nông dân nên phun phân bón lá để cho rễ lúa có thể bám sâu vào trong đất và khi đó cây lúa có thể cầm cự thêm khoảng 7 ngày. Để tránh cỏ, lúa mầm, nông dân cần phun thuốc diệt mầm trước khi xuống giống từ 5 - 7 ngày.

Trước tình trạng người dân xuống giống ồ ạt sớm lịch thời vụ, ông Trần Hoàng Bá, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT chỉ đạo, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi theo dõi chặt chẽ diễn biến mặn trên sông, khu vực nội đồng, khi độ mặn cho phép cần tranh thủ lấy nước vào. Đối với việc lấy nước tháo rửa phèn chưa phục vụ sản xuất trong trong tháng 6 này, các cơ quan chức năng cần thông báo cho dân biết để nông dân không lấy nước lên ruộng. Bên cạnh đó, công tác thủy lợi nội đồng trong vùng dự án còn rất yếu, khả năng trữ nước ngọt của các tuyến kinh thấp, các xã, ấp cần làm tốt công tác vận động nhân dân hưởng ứng việc nạo vét kinh mương, tích cực lên kế hoạch nạo vét các tuyến kinh hàng năm nhằm tăng khả năng trữ nước ngọt hoàn thiện dần dự án.

N. Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang