• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cơ hội cho nghề trồng nấm

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 06/06/2012
Ngày cập nhật: 7/6/2012

Đồng Nai là tỉnh có sản lượng nấm lớn của khu vực phía Nam. Thị trường tiêu thụ nấm của tỉnh chủ yếu là TP. Hồ Chí Minh và xuất khẩu. Nghề trồng nấm từng giúp nhiều hộ trong tỉnh có của ăn, của để.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 1.400 hộ trồng nấm. Loại nấm được trồng nhiều ở Đồng Nai là: mèo, rơm, bào ngư, sò… Nấm ở Đồng Nai đa số được trồng quy mô lớn và tập trung thành từng vùng như ở TX. Long Khánh, huyện Trảng Bom, Xuân Lộc và Nhơn Trạch.

* Thị trường rộng mở

Ở Đồng Nai, nấm mèo hiện chiếm khoảng 60% tổng sản lượng, còn lại là các loại nấm khác, như: rơm, bào ngư, sò, linh chi… Bình quân mỗi hộ trồng 30 ngàn bịch/năm, hộ trồng nhiều 150 ngàn bịch/năm. Hàng năm, Đồng Nai cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng ngàn tấn nấm các loại.

Gia đình chị Xoan ở xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom trồng nấm mèo đạt hiệu quả cao. Ảnh: H. Giang

Mới đây, tại hội thảo “Thực trạng sản xuất và các giải pháp phát triển nấm tại các tỉnh phía Nam”, Đồng Nai được coi là một trong những tỉnh có tiềm năng lớn về phát triển nghề trồng nấm. Thị trường tiêu thụ các loại nấm hiện nay khá phong phú. Ngoài tiêu thụ trong nước, nấm của Việt Nam còn được xuất khẩu sang trên 30 nước và kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đều tăng.

Theo TS. Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Việt Nam đang nuôi trồng khoảng 16 loại nấm, sản lượng hàng năm đạt khoảng 250 ngàn tấn nấm tươi, kim ngạch xuất khẩu năm 2009 là 60 triệu USD, đến năm 2011 đã tăng lên 90 triệu USD. Nguồn nguyên liệu trồng nấm ở Việt Nam dồi dào và phong phú, như: rơm, rạ, mùn cưa, bã mía, lõi ngô… Sản lượng nguyên liệu này có thể lên đến 40 triệu tấn. Nếu nông dân sử dụng 10 - 15% số nguyên liệu này để trồng nấm có thể tạo ra 1 triệu tấn nấm/năm và hàng ngàn tấn phân hữu cơ. Bên cạnh đó, nghề trồng nấm đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, thích hợp với những vùng còn ít đất, tận dụng lao động nông thôn ở nhiều lứa tuổi.

Theo các nhà khoa học, thời tiết ở khu vực phía Nam rất thuận lợi cho phát triển các loại nấm quanh năm. Với thời tiết nắng nóng quanh năm có thể phát triển mạnh nghề trồng nấm rơm, linh chi, bào ngư, nấm mèo… Còn các tỉnh phía Bắc, có mùa đông lạnh có thể phát triển trồng nấm mỡ, nấm hương, nấm sò. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nấm trên thế giới ngày một gia tăng vì nấm không chỉ là món ăn ngon mà còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch… Do đó, thị trường xuất khẩu nấm mỡ, nấm rơm, nấm muối, sấy khô, đóng hộp rất lớn và sản lượng nấm trong nước chưa đáp ứng đủ các đơn đặt hàng lớn.

* Cơ hội cho ngành nấm

Theo Quyết định 439 của Thủ tướng Chính phủ ngày 16-4-2012, nấm ăn, nấm dược liệu được đưa vào danh mục sản phẩm quốc gia được ưu tiên đầu tư phát triển. Dựa trên quyết định này, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tiến hành xây dựng đề án phát triển nấm đến năm 2020. Mục tiêu nhằm sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng hàng hóa, từng bước ứng dụng công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ và tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên thị trường quốc tế, góp phần giải quyết việc làm nâng thu nhập cho các vùng nông thôn.

Nấm kim châm được trồng ở xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom.

Dự kiến đến năm 2015, cả nước sản xuất và tiêu thụ khoảng 400 ngàn tấn nấm các loại, xuất khẩu đạt 150 - 200 triệu USD/năm. Đến năm 2020, sản xuất tiêu thụ nấm tăng lên 1 triệu tấn/năm tạo thêm 1 triệu việc làm cho lao động nông thôn và đưa giá trị xuất khẩu lên 450 - 500 triệu USD/năm.

Tại Đồng Nai, nghề trồng nấm được tỉnh hỗ trợ đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để tiêu thụ đầu ra. Nhiều hộ từ trồng nấm đã trở nên khá giả, như: ông Ngọc ở xã Bàu Trâm (TX. Long Khánh), anh Đình ở xã Sông Trầu (huyện Trảng Bom), anh Kiểm ở thị trấn Gia Ray (huyện Xuân Lộc)…

Ông Phan Minh Báu, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông cho biết: “Nghề trồng nấm ở Đồng Nai đang hướng đến sản xuất hàng hóa với chủng loại đa dạng, chất lượng tốt để đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu”. Để làm được điều này, tỉnh khuyến khích các hộ trồng nấm liên kết lại thành tổ hợp tác, tiến tới thành lập các hợp tác xã nghề nấm. Ngoài ra, tỉnh cũng tiến hành quy hoạch phát triển nấm theo từng vùng, qua đó xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các hộ trồng nấm.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bùi Bá Bổng nhấn mạnh, để nghề trồng nấm phát triển, ngoài việc đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về nấm, chọn ra các giống nấm có năng suất cao, chất lượng tốt thì chúng ta phải xây dựng hoàn thiện ngành trồng nấm từ Trung ương đến cơ sở, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ. Đồng thời, đẩy mạnh công tác thị trường và tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực. Có như vậy, mục tiêu sản xuất 1 triệu tấn nấm vào năm 2020 mới nằm trong tầm tay.

Khánh Minh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang