• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bến Tre - khổ với con cừu!

Nguồn tin: CT, 17/11/2006
Ngày cập nhật: 19/11/2006

Bến Tre có nhiều người nuôi cừu là chuyện gây bất ngờ ở Đồng bằng sông Cửu Long vì cừu là vật nuôi vốn khá xa lạ với người chăn nuôi trong khu vực. Lúc đầu chỉ vài hộ nuôi, nhưng giá cừu ngày một tăng đã làm cho một số người chạy theo phong trào, đổ xô mua cừu về nuôi. Nhưng sau một thời gian sốt giá, con cừu đang giảm giá nhanh chóng. Đầu ra cho con cừu còn khó hơn con dê và nhiều người nuôi cừu đang chịu lỗ nặng.

CÁN BỘ KHÓ XỬ VỚI DÂN

Xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày được xem là nơi khởi đầu cho phong trào nuôi cừu ở tỉnh Bến Tre. Giữa năm 2002 toàn xã có mấy chục hộ nuôi cừu với số lượng chỉ vài chục con. Đến nay, đã tăng lên 329 hộ nuôi, với trên 1.600 con cừu. Khi con cừu có giá, xã Hương Mỹ trở thành mô hình cho nhiều nơi học hỏi để phát động người dân nuôi cừu nhằm xóa đói giảm nghèo. Thời điểm giá cừu mắc, phải bỏ ra khoảng 7 triệu đồng để mua một con cừu nái, nhưng nếu nó đẻ được cặp cừu con đều là cái thì người nuôi sẽ thu hồi vốn.

Thế nhưng, bây giờ nhiều cán bộ lãnh đạo xã “buồn xo” khi nói về chuyện nuôi cừu. Anh Lê Văn Lộc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hương Mỹ, phân trần: “Con dê nuôi phát triển tràn lan làm cho cung hơn cầu rớt giá đã đành. Còn con cừu không hiểu sao chỉ mới phát triển khiêm tốn ở Bến Tre, chưa mở rộng ra nơi khác bao nhiêu, vậy mà cũng rớt giá. Ở xã chúng tôi cách nay khoảng 2 năm, người nào nuôi cừu sẽ khá lên thấy rõ. Nhưng kể từ giữa năm 2005 đến nay, cừu rớt giá, nhiều người nuôi cừu đang trong tình thế lao đao”. Khi dẫn chúng tôi đi tham quan một hộ dân nuôi cừu mà địa phương vận động để đạt tiêu chí trang trại, anh Lê Văn Lộc cho biết thêm: “Trước đây vì nghe mình mà bà con đầu tư đàng hoàng, nuôi qui mô để đạt tiêu chí trang trại. Nhưng giờ họ gặp khó, tôi không có cách gì để giúp, thật khó xử vô cùng!”.

Hộ ông Trần Văn Phụng ở ấp Mỹ Thạnh, với trang trại nuôi gần 70 con cừu, hiện không có đầu ra. Cuối năm 2003, thời điểm cừu giống đang ở giá cao 7 - 8 triệu đồng mỗi con, cừu cái lứa 4 - 5 triệu đồng/con, ông Phụng đầu tư trên 100 triệu đồng mua 20 con cừu cái lớn nhỏ về nuôi. Sau đó, đàn cừu sinh sản ra cừu con, nếu như ông Phụng tách bầy bán chắc chắn sẽ lấy vốn. Được vận động nhân số lượng đàn cừu cho nhiều và đầu tư bài bản để lên trang trại, ông Phụng làm theo. Ông mạnh dạn vay thêm vài chục triệu đồng để làm chuồng trại rộng rãi và dành 1 ha đất trồng cỏ nuôi cừu.

Khi cơ sở nuôi cừu của ông Phụng được công nhận đạt tiêu chí trang trại năm 2005 thì cũng là lúc cừu bắt đầu sụt giá. Khi cừu đang sốt giá, nhiều người đến hỏi mua liên tục, nhưng khi sụt giá chẳng thấy ai đến. Vậy là đàn cừu của ông không bán được. Giá cừu ngày một giảm, nếu như một cừu nái tốt của ông Phụng lúc có giá, người ta trả 12 - 13 triệu đồng, hiện tại bây giờ giá 1 triệu đồng cũng không ai mua. Một cặp cừu cái lứa khoảng 4 tháng tuổi, trước đây có người trả ông 4 - 5 triệu đồng, giờ bán 400.000 đồng. Nếu như cừu đực bán thịt giá tạm chấp nhận được là 20.000 - 21.000 đồng/kg, thì cừu cái bán thịt chỉ 12.000 - 13.000 đồng/kg. Mà bán được con cừu bây giờ cũng “trần thân”, có khi cả tháng trời không thấy ai đi mua. Ông Phụng lắc đầu ngao ngán, nói: “Cả chuồng gần 70 con cừu, tôi phải mướn người cắt cỏ mỗi tháng mất 300.000 đồng. Trước đây, mỗi lần đẻ được cừu cái là mần gà ăn mừng, còn bây giờ thì rầu vì bán rất khó”. Đàn cừu ngày một tăng, trong khi ông Phụng phải lo đóng lãi ngân hàng vì còn nợ tiền vay 70 triệu đồng chưa trả nổi. Tính ra, giá trị đàn cừu của ông Phụng giờ cũng chỉ khoảng 30 triệu đồng.

BÁN RẺ CŨNG CHẲNG NGƯỜI MUA

Ở xã Minh Đức (huyện Mỏ Cày), phong trào nuôi cừu đi sau xã Hương Mỹ nhưng tốc độ phát triển cũng rất nhanh. Toàn xã hiện có 418 hộ nuôi trên 2.200 con cừu. Khi chúng tôi hỏi thăm thông tin về con cừu, anh Đoàn Văn Chấp ở ấp Tân Quới, lắc đầu ngao ngán: “Cừu dê gì nữa! Giá cừu rẻ như cho, nuôi cực muốn chết. Phải biết trước tôi nghỉ nuôi khi mới sụt giá thì có ăn. Còn giờ chịu thua!”. Thời điểm năm 2003 - 2004 khi cừu có giá, anh Chấp làm nghề lái cừu, mỗi con cừu sang tay, anh kiếm lợi bạc triệu. Nhưng vì ham lợi nhuận định gom cừu số lượng nhiều để “hốt bạc” một lần, nên anh Chấp cũng gặp cảnh: cừu bị ế. Đầu năm 2005, cừu đang giá cao, anh Chấp mua 7 cừu nái giống để nhân đàn và chờ giá cao hơn mới bán. Lúc đó, anh Chấp suốt ngày bận tiếp trà người đến mua cừu. Cừu con còn nằm trong bụng cừu mẹ có người đặt hàng mua 3 - 4 triệu đồng/cặp, nếu là cừu cái. Có người đeo kè kè cả lúc anh Chấp đi đám giỗ. Họ thuyết phục anh bán một cừu nái tốt, giá tới 13 triệu đồng, song anh cương quyết không chịu. Đầu năm 2005 cừu sụt giá, anh chạy kêu người hỏi mua cừu thì họ... nín thinh! Đợi đến cuối năm, đàn cừu nhân giống số lượng nhiều, anh kêu bán chịu cừu tốt giá 1 triệu đồng mà người này cũng lắc đầu không mua. Với vẻ hối tiếc, anh Chấp nói: “Phải chi lúc giá cừu đang cao, tôi bán kiếm lời 30 - 40 triệu đồng. Giờ 25 con cừu tôi bán không đủ phân nửa vốn lúc bỏ ra mua cừu giống”. Đàn cừu sinh sản ngày một nhiều, trong khi hoàn cảnh gia đình đơn chiếc nên bán cừu tại nhà không được, anh Chấp làm thịt cừu đem bỏ mối ở các quán nhậu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Bạn nuôi cừu đã từng thoát nghèo nhờ cừu của anh Chấp là anh Võ Thanh Lâm cũng ngao ngán với đàn cừu ngày một nhiều mà không tiêu thụ được. Với 24 con cừu hiện có (16 cừu cái), lúc giá cao anh Lâm sẽ có được trên 100 triệu đồng. Nhưng giờ anh phải cầm cự cắt cỏ hàng ngày mong có người đến mua giá vài trăm ngàn đồng một con là bán ngay.

Lý giải việc con cừu đột ngột giảm giá, những người nuôi cừu cho rằng nguyên nhân chính do các thương lái mua cừu. Lúc cừu lên giá, nhiều người cần mua thì thương lái đua nhau mua giá rất cao, làm tăng giá ảo. Nhưng khi nhu cầu người nuôi vừa chựng lại, các lái lại cùng nhau mua giảm giá làm cho giá cừu xuống rất thấp. Người nuôi cừu thấy vậy cùng nhau bán cừu, còn người mua nghĩ chuyện nuôi sẽ không hiệu quả, nên không đầu tư nữa. Và con cừu ở Bến Tre gần như bị bỏ rơi, người dân nuôi cừu tìm cách bán với giá cừu thịt, nhưng rất chậm. Không ít người dân nghèo ở Bến Tre vay tiền ngân hàng mua cừu về nuôi với hy vọng thoát nghèo, giờ không trả nổi nợ.

CAO DƯƠNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang