• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiểm họa ve sầu

Nguồn tin: KTSG, 16/11/2006
Ngày cập nhật: 17/11/2006

Giữa tháng 8 vừa qua, khi cây cà phê ở Tây Nguyên bắt đầu cho trái thì bỗng dưng bị ve sầu tấn công khiến nhiều cây úa vàng, rụng trái hoặc bật gốc vì không còn rễ. Đây là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng này nên cả nông dân lẫn các ngành chức năng đang rất lúng túng và thiệt hại đã lên đến cả trăm triệu đô la Mỹ.

Đầu tháng 8, các rẫy cà phê ở thôn 2 và thôn 3 của xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng, bắt đầu xảy ra hiện tượng ve sầu đeo bám trên cây cà phê khiến cây bị úa vàng, rụng cả lá và trái. Đào gốc cà phê lên thì thấy bộ rễ bị tróc ra đồng thời có rất nhiều ấu trùng của ve sầu. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có trên 29.000 héc ta trong 36.000 héc ta cà phê ở huyện Di Linh bị ve sầu phá hại với mật độ từ 2-15 con/gốc, có nơi từ 30-50 con/gốc.

Ông Đặng Văn Sỉu, ở khu 8, thị trấn Di Linh, cho biết ông có 3 héc ta cà phê đang trĩu quả nhưng đã bị ve sầu tấn công trên diện rộng. Ông Sỉu đã sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để diệt ve sầu nhưng đều không có hiệu quả. Tương tự, trên 400 héc ta cà phê ở khu vực nông trường Đinh Trang Thượng cũng cùng chung cảnh ngộ. Ông Dương Cựu, Phó giám đốc Trung tâm Nông nghiệp huyện Di Linh, cho biết đến nay vẫn chưa có biện pháp phòng trừ ve sầu hữu hiệu.

Lâm Đồng là tỉnh có diện tích cà phê lớn thứ 2 của Việt Nam và đến nay, theo thống kê sơ bộ đã có hơn 30.000 héc ta trong tổng số 116.740 héc ta cà phê bị ve sầu tấn công. Không chỉ riêng Lâm Đồng, dịch ve sầu đã lan ra cả huyện Dak Mil của tỉnh Dak Nông. Ông Nguyễn Bá Quý, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Dak Mil, cho biết toàn huyện có 18.500 héc ta cà phê thì đã có hơn 10.000 héc ta bị nhiễm ve sầu, nhiều nơi có mật độ từ 40-50 con/gốc. Các xã bị nhiễm nghiêm trọng nhất là Đức Mạnh, Đức Minh, Đăk Ndrót. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Dak Nông, đến nay đã có 12.000 héc ta trong tổng số 70.000 héc ta cà phê của tỉnh bị thiệt hại. Trong khi đó, tỉnh Daklak cũng có khoảng 3.000 héc ta cà phê bị nhiễm ve sầu, trong đó nặng nhất là huyện Buôn Hồ với 1.100 héc ta.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vùng Tây Nguyên hiện có 434.355 héc ta cà phê trong tổng số 500.000 héc ta cà phê của cả nước và nay đã có 45.000 héc ta bị thiệt hại do ve sầu, tương ứng với 90.000 tấn cà phê nhân. Với giá hơn 20.000 đồng/ký cà phê nhân như hiện nay, tính ra con số thiệt hại đã lên đến 1.800 tỉ đồng, tương đương 112 triệu đô la Mỹ.

Điều đáng báo động là cho tới nay vẫn chưa có thuốc đặc trị ve sầu trong khi tốc độ lây lan lại rất nhanh nên thiệt hại sẽ càng lớn hơn trong thời gian tới. Trong khi đó, giá cà phê sau nhiều năm ở mức thấp, nay đã hồi phục và ở mức cao khiến nông dân càng bị thiệt hại nhiều hơn.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, nhiều nông dân ở huyện Di Linh đã dùng thuốc Nitox phun vào gốc cây để diệt trừ ve sầu. Biện pháp này tuy có kết quả bước đầu nhưng rất tốn kém và gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Mục tiêu của Lâm Đồng hiện nay là tập trung sức phòng chống dịch ve sầu tái phát vào năm sau. Con cái trưởng thành thường đẻ trứng vào cành nhỏ theo từng chùm khoảng từ 10-20 trứng/ổ, mỗi con cái đẻ từ 400-600 trứng. Thời điểm phát dục là từ 4-14 tuần tùy theo điều kiện khí hậu, nhiệt độ, trứng nở rụng xuống đất và ấu trùng sẽ đào hang sâu từ 15-40 cen ti mét và sống kéo dài từ 12-17 năm. Ấu trùng ve sầu chủ yếu sống bằng cách chích hút bộ rễ của cây cà phê và thường trồi lên mặt đất vào ban đêm. Do vậy ngay từ bây giờ phải tăng cường chăm sóc cây cà phê, đồng thời ngăn chặn không cho ve sầu đẻ trứng bằng các kỹ thuật canh tác hoặc xịt thuốc hóa học.

Nhất Hùng - Hồng Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang