• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân liệu có giàu nếu chỉ trông chờ vào cây lúa?

Nguồn tin: Báo Thái Bình, 24/05/2012
Ngày cập nhật: 26/5/2012

Từ bao đời nay, cuộc sống của người nông dân Việt Nam luôn gắn liền với cây lúa. Thái Bình nổi tiếng là vựa lúa của khu vực đồng bằng sông Hồng, gần 90% dân số sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, điều đáng buồn là hiếm có một gia đình nông dân nào giàu lên nếu chỉ trông chờ vào cây lúa.

Người nông dân luôn nặng lòng với cây lúa

Không thể phủ nhận, những năm qua Nhà nước đã có nhiều chính sách đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn: xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, tập huấn KHKT, hỗ trợ tiền mua vật tư sản xuất, thu mua nông sản, bảo hiểm nông nghiệp... Bản thân nhiều nông dân luôn cần cù, sáng tạo, tích cực học tập, lao động, nỗ lực sản xuất để xoá đói, giảm nghèo. Vì vậy, phương thức canh tác, trình độ thâm canh lúa của họ từng bước được nâng lên.

Từ lao động thủ công vất vả, cực nhọc với cái cuốc, cái cày, con trâu, trục đá...; đến nay hầu hết các địa phương đưa máy tuốt, máy cày, máy gặt, công cụ sạ hàng, thậm chí máy cấy vào đồng ruộng để giải phóng sức lao động cho nông dân. Nhiều nơi hình thành vùng chuyên canh lúa giống, lúa chất lượng cao, bao tiêu đầu ra cho nông sản... góp phần tăng hiệu quả sản xuất. Năng suất lúa của Thái Bình năm sau cao hơn năm trước, từ 5 tấn/ha tăng lên 12 tấn/ha, thậm chí có nơi đạt hơn 13 tấn/ha/năm. Mỗi dịp vào mùa vụ thu hoạch, đi về các vùng nông thôn thấy nhà nào nhà nấy, thóc lúa chất đầy sân, ai cũng cảm nhận rõ niềm vui được mùa râm ran khắp thôn xóm.

Nhưng để đổi lấy những “hạt thóc vàng” ấy, người nông dân cũng phải đổ biết bao giọt mồ hôi, nước mắt, suốt mấy tháng trời nhọc nhằn, lo âu, chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh. Lão nông Nguyễn Văn Định (xã Thụy Việt, huyện Thái Thụy) làm một phép tính đơn giản trên thửa ruộng nhà mình: trung bình 1 sào Bắc Bộ (360 m2) cấy một vụ phải chi phí khoảng 50.000 đ tiền mua thóc giống, 200.000 đ công cày bừa - tuốt lúa, 250.000 đ phân bón, 50.000 đ thuốc bảo vệ thực vật, 50.000 đ cho các loại vật tư khác và định mức các khoản quỹ đóng góp cho địa phương. Nếu không phải bỏ công cấy - gặt, tổng chi phí cho mỗi sào trồng lúa hết khoảng 600 ngàn đồng.

Ông Định chia sẻ: "Vào thời điểm cuối năm 2010 và năm 2011, giá lúa gạo luôn ở mức cao, một tạ thóc bán từ 800 đến 900 ngàn đồng. Tính bình quân năng suất đạt 2 tạ/sào/vụ, tổng thu đạt từ 1,6 đến 1,8 triệu đồng, sau khi trừ chi phí nông dân còn lợi từ 1 đến 1,2 triệu đồng. Nếu mỗi người có 2 sào ruộng, cấy cả 2 vụ lúa, tính chi ly các khoản, sau đó chia bình quân mỗi tháng thu nhập từ 330 đến 400 ngàn đồng. Với mức đó, chúng tôi sống được với cây lúa đã khó chứ nói gì đến chuyện làm giàu". Đưa cây lúa xuống đồng, nông dân thấp thỏm lo âu vì thời tiết, dịch bệnh, đến khi được mùa, thóc lúa đầy bồ họ vẫn chưa hết lo bởi quy luật nghiệt ngã lâu nay của thị trường: “Được giá thì mất mùa, được mùa thì rớt giá”.

Sau thời gian ngắn ở mức cao, từ cuối năm 2011 đến nay giá lúa gạo xuống thấp, khiến nhiều hộ "đứng ngồi không yên". Giá lúa chất lượng giảm mạnh nhất, đầu vụ bán từ 900 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/tạ nay còn 650 đến 700 ngàn đồng/tạ; các loại lúa thuần, lúa lai giảm từ 750 ngàn đồng còn 550 đến 600 ngàn đồng/tạ. Giờ đây, khi lúa xuân đã cận kề vụ thu hoạch, khả năng được mùa lớn, nhiều nông dân lo giá lúa sẽ tiếp tục giảm nên ùn ùn chở thóc đi bán khiến giá càng giảm, thương lái càng được đà ép giá. Nông dân Nguyễn Thị Nga (Tây Tiến, Tiền Hải) cho biết: "Tây Tiến là vùng cấy lúa chất lượng làm hàng hóa, năng suất lúa dao động từ 1,5 đến 2 tạ/sào/vụ.

Đầu vụ mùa vừa rồi, HTX thu mua cho nông dân giá 900 ngàn đồng/tạ nhưng nhiều hộ giữ lại, cứ ngỡ theo quy luật như mọi năm đến khi giáp hạt giá còn tăng hơn. Giờ đây, giá thóc chỉ bằng 2/3 đầu vụ nhưng bán được đã là may, thóc tám cấy vụ mùa đại lý còn cân chứ cấy vụ chiêm năm ngoái họ trả về". Cũng trong tâm trạng lo lắng như bà Nga, nông dân Nguyễn Thị Nhài (An Thanh, Quỳnh Phụ) than thở: “Gia đình tôi có 1 tấn thóc, cần tiền vừa rồi bán trầy trật mãi mới hết, giá có 650.000 đ/tạ, so với đầu vụ vừa mất công trữ trong nhà vừa mất mấy triệu bạc. Nhưng nếu để lại, sang tháng sau hơn 1 mẫu ruộng thu hoạch, nhà có 2 vợ chồng mà thóc chất đầy ra đấy, không chăn nuôi thử hỏi ăn đến bao giờ cho hết?".

Không thể sống nhờ cây lúa nên lâu nay ở hầu hết các vùng nông thôn, sau những vụ thu hoạch, đàn ông, thanh niên rời làng lên thành phố kiếm việc làm, chị em cũng tìm đủ nghề: mua đồng nát, đi giúp việc gia đình, xuất khẩu lao động, đan mây tre, móc sợi, thêu… để lo cho cuộc sống. Chị Nguyễn Thị Hoa ở xã Thụy Sơn (Thái Thụy) cho biết: "Quanh năm cấy vài sào ruộng theo định mức chia thì nông dân cũng chỉ có hạt thóc ăn thôi. Không vất vả bươn trải làm thêm nghề khác thì chúng tôi lấy tiền đâu để chi tiêu hàng ngày, lo cho con cái học hành?". Rõ ràng, nếu chỉ trông vào cây lúa người nông dân khó có thể giàu lên được, nhưng cũng rất ít người dám bỏ ruộng lúa bởi trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay họ cũng không tìm được một việc làm khác ổn định hơn.

Thái Bình đang nỗ lực xây dựng nông thôn mới với mục tiêu: để nông dân có cuộc sống sung túc, xóm làng văn minh, sạch đẹp. Toàn tỉnh phấn đấu hết năm 2012, 100% xã sẽ hoàn thành dồn điền đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng tạo điều kiện để đầu tư nâng cấp, xây dựng hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, quy vùng tập trung, đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng, giảm bớt sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 42/2012 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa cùng chính sách hỗ trợ cho người sản xuất lúa hàng năm, hỗ trợ trong trường hợp thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Như vậy, chính sách Nhà nước đầu tư cho nông nghiệp - nông thôn - nông dân nói chung, nâng cao thu nhập cho người trồng lúa nói riêng không thiếu. Vậy tại sao người nông dân vẫn nghèo?

Để giải quyết vấn đề này không phải "một sớm, một chiều" mà cần có lộ trình và có lẽ cũng mất thời gian khá dài nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả lúc này là sự quyết tâm vào cuộc thực hiện chính sách của các cấp, các ngành và sự nỗ lực từ chính bản thân người nông dân để có thể sớm thay đổi "số phận" của chính mình.

Nguyễn Hình

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang