• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gia Lai: Khẳng định thương hiệu khoai lang Lệ Cần

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 23/05/2012
Ngày cập nhật: 24/5/2012

Đến bây giờ, không một ai có thể khẳng định chính xác tên khoa học của khoai lang Lệ Cần (xã Tân Bình, huyện Đak Đoa ngày nay) là gì. Chỉ biết giống khoai lang này xuất hiện những năm 1954 và địa danh Lệ Cần được dùng để gọi cho loại khoai lang như một sự khẳng định thương hiệu. Gần 6 thập kỷ đi qua, khoai lang Lệ Cần trải qua nhiều thăng trầm; song tự trong ký ức của nhiều người dân vùng đất này vẫn chưa thể quên củ khoai lang thơm, bở, ngọt đặc trưng được trồng trên đất Lệ Cần.

Một thời hoàng kim

Người dân xã Tân Bình cho biết, muốn biết thông tin về khoai lang Lệ Cần, nên gặp anh Nguyễn Trình, thôn 3, xã Tân Bình (Đak Đoa - Gia Lai) vì anh là người bỏ nhiều thời gian, công sức tìm hiểu khoai lang Lệ Cần. Theo anh Trình, khoai lang Lệ Cần xuất hiện vào năm 1954 cùng hành trình di dân của các gia đình xã Trà Đỏa, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) ngày nay.

Chăm sóc lang Lệ Cần. Ảnh: Hoài Lâm

Ngày ấy, phần lớn dân cư sống ở Lệ Cần là đồng bào dân tộc thiểu số; đời sống thường ngày dựa vào lúa rẫy, hoa màu năng suất vụ được, vụ mất. Vì vậy, dòng người di dân đã mang theo giống khoai lang vào trồng trên vùng đất mới không ngoài mục đích định hình cây trồng mới, tăng thêm nguồn lương thực tại chỗ ổn định cuộc sống trong những ngày đầu lập nghiệp.

Đến năm 1957, dòng người ở dải đất miền Trung rời quê đi định cư vùng đất mới ngày một đông. Trong hành trình ấy, Lệ Cần với đặc thù đất rộng, người thưa được nhiều gia đình chọn làm nơi sinh sống lâu dài. Cùng hành trình khởi nghiệp của dân di cư, giống khoai lang của người dân Trà Đỏa mang theo được mở rộng diện tích. Chất đất Bazan màu mỡ đặc trưng của Lệ Cần là điều kiện để khoai lang cho năng suất cao, phát huy hết đặc tính củ to, mùi thơm lạ so với giống khoai lang khác, lại ngọt, bở, ruột vàng óng và những ưu điểm này bị mất đi nếu trồng ở vùng đất khác.

Khi sản lượng khoai lang thu hoạch mùa vụ vượt nhu cầu sử dụng, người dân Lệ Cần chở khoai lên thị xã Pleiku (nay là TP. Pleiku) và các địa bàn phụ cận bán lấy tiền trang trải cuộc sống. Với đặc trưng khác biệt so với giống khoai lang thông thường, khoai lang Lệ Cần nhanh chóng khẳng định giá trị trên thị trường Gia Lai - Kon Tum lúc bấy giờ. Nhiều người dân dùng khoai lang làm quà biếu mỗi khi đi xa, nên khoai lang Lệ Cần nổi danh khắp nước…

Ông Nguyễn Hường - Chủ tịch Hội người cao tuổi xã Tân Bình hồi nhớ: Vào thời hoàng kim, nhà nhà ở Lệ Cần đều trồng khoai lang và tiền bán khoai hàng vụ là nguồn thu nhập chính của nông dân Lệ Cần. Tiếc rằng, thời hoàng kim chỉ kéo dài đến những năm 90 của thế kỷ trước, rồi bắt đầu rơi vào thời kỳ suy giảm dần về diện tích bởi giá trị cũng như hiệu quả kinh tế của cây cà phê, cao su, hồ tiêu.

Sự xuất hiện của cây công nghiệp dài ngày này làm đổi đời cho nhiều hộ gia đình, cộng với quá trình trồng bằng dây nên củ khoai mất dần đặc trưng riêng, người tiêu dùng nghi ngại về chất lượng. Đến những năm đầu thế kỷ 21, hầu hết diện tích trồng khoai lang Lệ Cần chuyển sang trồng các cây công nghiệp dài ngày, khoai lang Lệ Cần mất dần từ đó.

Hầu hết người dân khi nhắc về giống lang này đều cảm thấy tiếc, nhưng vì cuộc sống đành chấp nhận bỏ đi giống khoai lang mà họ đã bỏ khá nhiều thời gian, công sức để gây dựng thành một “thương hiệu” nổi tiếng. Hiện nay, diện tích khoai lang Lệ Cần ở xã Tân Bình còn khoảng trên dưới 40 ha được trồng bằng giống suy giảm chất lượng. Nhiều khả năng, diện tích này sẽ tiếp tục giảm nữa bởi sự phát triển mạnh mẽ của cây cà phê, hồ tiêu.

Để khoai lang Lệ Cần phát triển bền vững

Cần nhân rộng khoai lang Lệ Cần. Ảnh: Hoài Lâm

Không thể khoanh tay đứng nhìn giống lang quý ngày một lụi tàn, năm 2008, Trung tâm nghiên cứu giống cây trồng tỉnh Gia Lai đã lập đề án “phục tráng giống khoai lang Lệ Cần ở huyện Đak Đoa” do kỹ sư Vũ Văn Típ làm chủ nhiệm đề tài. Qua gần 4 năm nghiên cứu, ông Típ và các cộng sự đã phục tráng thành công giống khoai lang Lệ Cần năm xưa (đã được Hội đồng nghiệm thu - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh công nhận). Không bao lâu nữa người dân xã Tân Bình, huyện Đak Đoa nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung sẽ lại được thưởng thức mùi vị thơm, ngon của giống khoai lang có một không hai này.

Tuy nhiên, để thực hiện việc nhân rộng giống khoai lang Lệ Cần không phải là điều dễ dàng. Bởi nhiều ý kiến cho rằng, quỹ đất hiện nay trên địa bàn xã Tân Bình không còn nhiều, đồng thời giá trị kinh tế của những cây công nghiệp dài ngày cao hơn nhiều so với khoai lang, nên để người dân phá bỏ bớt cà phê, hồ tiêu để trồng lang Lệ Cần là điều gần như không thể. Mặt khác, năng suất cũng như chất lượng của lang Lệ Cần khi mang trồng ở những vùng đất khác vẫn còn là dấu hỏi, vì lang Lệ Cần khá kén đất.

Đề cập đến vấn đề này, ông Phạm Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa cho rằng: Để việc nhân rộng giống khoai lang Lệ Cần khả thi, trước tiên nên rà soát lại toàn bộ quỹ đất ở địa phương, đồng thời đánh giá chất lượng, hiệu quả các cây trồng trên địa bàn, qua đó tiến hành chuyển đổi những cây trồng kém hiệu quả. Điển hình, nên chuyển đổi những vùng lúa cao, bị hạn, những vùng đất không trồng được cà phê, cao su, hồ tiêu… đồng thời phải tận dụng triệt để quỹ đất, kể cả diện tích đất trong vườn hộ.

Cũng theo ông Cường, thực tế giá trị kinh tế của khoai lang không hề nhỏ, cả dây lẫn củ đều tận dụng được. Mặt khác, khoai lang hàng năm thu hoạch 2 vụ, mức đầu tư thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt. Nên khi nhân rộng thành công, đây sẽ là nguồn thu nhập không nhỏ cho các hộ nông dân trồng lang, thậm chí không thua kém các cây công nghiệp dài ngày. Mặt khác, nên tiếp tục trồng thí điểm ở các địa bàn khác, nếu phù hợp thì việc nhân rộng càng đạt kết quả cao.

Ông Trương Minh Thắng - Phó Chủ tịch UBND xã Tân Bình hoàn toàn ủng hộ việc nhân rộng giống khoai lang Lệ Cần. Theo ông Thắng, nếu khoai lang Lệ Cần được phục hồi, khả năng giá cả sẽ còn tăng cao (hiện nay khoảng 5 ngàn đồng/kg) vì Tân Bình vẫn đang là địa phương độc quyền về sản lượng khoai lang Lệ Cần.

Tuy vậy, để lang Lệ Cần phát triển bền vững, không lặp lại quá trình suy giảm diện tích một lần nữa, các cơ quan chức năng nên tìm đầu ra ổn định, hạn chế tình trạng đại lý, thương lái thu mua o ép giá hiện nay. Đồng thời có những chính sách hỗ trợ bước đầu việc nhân giống để các hộ nông dân yên tâm trồng, vì khoai lang nếu nhân giống bằng dây sẽ bị giảm sút chất lượng. Còn nhân giống bằng củ, người trồng lang Lệ Cần sẽ chịu thiệt vì phải trích lại một phần sản lượng để nhân giống.

Hoài Lâm - Quang Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang