• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Bệnh đạo ôn hoành hành lúa hè thu

Nguồn tin: Báo An Giang, 20/05/2012
Ngày cập nhật: 22/5/2012

Sử dụng giống nhiễm, sạ dày, bón thừa phân đạm cộng với thời thiết mưa nắng thất thường khiến hàng ngàn héc-ta lúa giai đoạn đẻ nhánh bị nhiễm bệnh đạo ôn và nhiều nơi phải trục bỏ để ngừa lây lan.

Suốt tuần qua, nhiều nông dân ấp Hòa Lợi 2, xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang phải chạy đôn, chạy đáo tìm mua thuốc bảo vệ thực vật để chữa trị cho lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, trong đó có 3 héc-ta lúa của ông Hồ Văn Đền bị nhiễm rất nặng. Lo lắng bệnh phát tán sang các thửa ruộng lân cận, sáng ngày 16-5, ông Đền bóp bụng thuê máy cày vào trục bỏ 1 héc-ta lúa 32 ngày tuổi do bị nhiễm trên 85% diện tích. Tuy nhiên, mức độ nhiễm bệnh 2 héc-ta còn lại cũng khá nặng, trên 50%. Ông Trần Trọng Trí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Lợi lo lắng: “Nếu trục bỏ luôn 2 héc-ta lúa còn lại, xem như hộ ông Đền mất trắng, thiệt hại khoảng 50 triệu đồng. Còn giữ lại để tiếp tục phun xịt thuốc chữa trị, may ra còn vớt vát được 50% năng suất. Tuy nhiên, tôi rất lo bệnh lây lan cho các ruộng lúa lân cận. Hiện ngành Nông nghiệp cùng chính quyền địa phương đang theo dõi sát, nếu bệnh giảm dần thì giữ lại, còn nặng thêm đành phải trục bỏ”.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, trong tuần giữa tháng 5-2012, toàn tỉnh đã có thêm 9.800 héc-ta lúa bị nhiễm mới bệnh đạo ôn, nâng tổng diện tích bị nhiễm trên 15.000 héc-ta. Bệnh bộc phát mạnh trên trà lúa từ 20 - 30 ngày tuổi. Qua khảo sát, các vùng lúa có diện tích bị nhiễm bệnh cao là huyện Thoại Sơn và Châu Thành, kế đến là xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú và xã Vĩnh Châu, thị xã Châu Đốc. Bệnh phát sinh nhiều trên các ruộng trồng giống lúa OM 4218 và IR 50404, đây là 2 bộ giống đã được khuyến cáo nhiễm bệnh đạo ôn cao hơn các giống lúa khác. Nguyên nhân do thời tiết thất thường như mưa nắng xen kẽ đã tạo độ ẩm cao trong ruộng lúa, nhất là ở những ruộng sạ dày, bón thừa phân đạm, bị ngộ độc hữu cơ (do khâu làm đất không kỹ) và một số vùng đất còn bị nhiễm phèn như xã Ô Long Vĩ và Vĩnh Châu làm phát sinh bệnh đạo ôn.

Vì sao vụ hè thu năm nay bệnh đạo ôn bộc phát mạnh và lây lan nhanh ở các vùng lúa huyện Thoại Sơn và Châu Thành? Thạc sĩ Nguyễn Hữu An cho biết, qua khảo sát các xã đang có diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng như ở Vĩnh Lợi, Vĩnh Thành, Vĩnh Nhuận, Hòa Bình Thạnh, Tân Phú của huyện Châu Thành; các xã Phú Thuận, Tây Phú, thị trấn Phú Hòa… của huyện Thoại Sơn, nhiều nông dân sử dụng phân bón hữu cơ sinh học dạng dung dịch lỏng có tên gọi “AMI AMI” có hàm lượng đạm nguyên chất rất cao, bơm trực tiếp vào ruộng lúa, gây tác dụng ngược, do thừa đạm, cộng với thời tiết làm tăng độ ẩm trong ruộng lúa, làm phát sinh nấm bệnh đạo ôn. Ông An giải thích: “Theo khuyến cáo của Chương trình “1 phải, 5 giảm”, công thức bón phân đạm từ 60 - 80 N/héc-ta cho cả vụ lúa nhưng phải chia làm 3 đợt bón. Tuy nhiên, công thức của sản phẩm “AMI AMI” bón lót từ 1.500 - 2.500 lít/héc-ta/vụ và bón thúc lần 1 từ 500 - 1.000 lít/héc-ta/vụ. Trong khi thành phần đạm nguyên chất (N) có trong dung dịch phân hữu cơ sinh học dạng lỏng “AMI AMI” từ 4% - 5% N. Như vậy, đợt bón lót từ 1.500 - 2.500 lít/héc-ta đã vượt hàm lượng N cho cả vụ theo khuyến cáo của Chương trình “1 phải, 5 giảm”, chưa kể đợt bón thúc từ 500 - 1.000 lít/héc-ta, khiến cây lúa bị bội thực phân đạm làm phát sinh bệnh”.

Ông Trần Trọng Trí, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vĩnh Lợi (Châu Thành) cho biết, hầu hết các ruộng lúa của nông dân tại địa phương có sử dụng phân “AMI AMI” đều “dính” bệnh đạo ôn nặng. Hiện xã đang thống kê số hộ sử dụng phân “AMI AMI” bị nhiễm bệnh đạo ôn. Ông Lê Thanh Tòng, nông dân ấp Phú Thiện, thị trấn Phú Hòa (Thoại Sơn) cho biết, khu vực này có 60% - 70% nông dân sử dụng phân “AMI AMI” bón cho lúa đều bị nhiễm bệnh đạo ôn nặng. Ông Tòng canh tác 2 héc-ta lúa và sử dụng phân đơn nhưng ruộng lúa của hai hộ lân cận bơm phân loại “AMI AMI” dạng lỏng vào ruộng làm rò rỉ qua đê, khiến ruộng lúa của ông cũng bị nhiễm đạo ôn. Thạc sĩ Nguyễn Hữu An cho biết, sẽ kiến nghị Cục Trồng trọt và Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn loại sản phẩm phân bón hữu cơ sinh học dạng lỏng “AMI AMI” ra khỏi danh mục phân bón cho cây lúa.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu An, phòng trị bệnh đạo ôn trên những thửa ruộng đang bị nhiễm, trước hết phải ngừng ngay việc bón phân đạm, phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn thật kỹ theo từng đợt khuyến cáo, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Tăng cường bón phân kali nhiều hơn cho lúa, không sử dụng bất kỳ loại thuốc kích thích nào, khi vết bệnh khô mới bón phân đạm trở lại nhưng bón liều lượng vừa phải theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Những ruộng bị nhiễm nặng với mật độ trên 50% diện tích mới tính đến việc hủy (sử dụng máy cày trục bỏ lúa). Tuy nhiên, ngành Nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân nên tăng cường phun xịt thuốc điều trị. Đây là giải pháp tốt nhất, vừa ngăn ngừa bệnh lây lan, phát tán, vừa giảm thiệt hại trong sản xuất. Trừ các trường hợp khả năng bất khả kháng mới trục bỏ lúa và xem như nông dân mất trắng 100%.

HÒA BÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang