• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Xuất khẩu càphê: Cần bắt buộc kiểm định chất lượng

Nguồn tin: LĐ, 10/11/2006
Ngày cập nhật: 10/11/2006

Một con số đáng quan tâm, song sự thực lại không giống như một số báo cáo khi cho rằng, có đến 88% lượng càphê bị thải loại trên thị trường thế giới trong các tháng qua là của VN. Minh oan cho càphê

Chủ tịch Hiệp hội Càphê cacao VN (Vicofa) - ông Đoàn Triệu Nhạn phân trần, thông tin này hoàn toàn chính xác, nhưng dường như việc trích dẫn và sử dụng thông tin thiếu đầy đủ đang gây nên một hiểu lầm rất lớn.

Vicofa một lần nữa khẳng định, có đến 88% lượng càphê bị thải loại trên thị trường thế giới trong các tháng 10.2005-3.2006 là của VN và tăng đến 19% so với một năm trước đó.

"Song nếu so sánh lượng càphê bị thải loại với tổng lượng càphê xuất khẩu của VN trong cùng thời gian sẽ có một cách đánh giá hoàn toàn khác" - ông Đoàn Triệu Nhạn cho rằng, lượng càphê bị thải loại của VN quá lớn bắt nguồn từ phương thức xuất khẩu càphê của các DN trong nước.

Mặc dù là nước đứng thứ hai trên thế giới về xuất khẩu càphê, nhưng khác với Brazil, Columbia hay một số nước khác, các DN trong nước phần lớn đều xuất khẩu theo phương thức càphê "sô" không phân loại hay phân loại đơn giản. Người mua, các nhà nhập khẩu sau đó sẽ tiến hành phân loại càphê theo các thứ bậc tiêu chuẩn thế giới như loại I, loại II hay loại III.

Việc phân loại chi tiết càphê chỉ được tiến hành sau khi nhập khẩu, khiến lượng càphê bị thải loại càng nhiều và điều này giải thích vì sao lượng càphê của VN bị thải loại với số lượng lớn.

Vì sao không phân loại trước khi xuất?

Chủ tịch Nhạn cho rằng có nhiều lý do khiến các DN trong nước không tiến hành phân loại càphê một cách chi tiết trước khi xuất khẩu. Ngoài một số lý do về chi phí phân loại, chi phí đầu tư dây chuyền sàng chọn hạt càphê, các DN trong nước "thích" bán "sô" hơn còn bởi lý do dễ bán.

Một yếu tố khác, các nhà nhập khẩu lại có lãi hơn khi nhập càphê dưới dạng này dù phải gánh thêm các chi phí sàng và phân loại. Nhiều DN trong nước đưa lý do, nếu tính thêm chi phí sàng phân loại, mỗi tấn càphê sẽ đắt hơn khoảng 40USD.

"Người mua chấp thuận và người bán được dễ dàng thì không có lý do gì không duy trì phương thức xuất khẩu này. Song về lâu dài, cần phải xem lại nhằm nâng cao chất lượng cũng như uy tín của càphê VN" - Chủ tịch Đoàn Triệu Nhạn đưa ý kiến, cần sớm có quy chế bắt buộc đối với việc kiểm định chất lượng càphê xuất khẩu cũng như cấp giấy chứng nhận trước khi cho phép xuất khẩu càphê.

Nhiều bộ ngành liên quan cũng đang bàn đến việc có nên đưa càphê vào danh sách các mặt hàng buộc phải kiểm định tiêu chuẩn chất lượng hay phải có giấy chứng nhận chất lượng trước khi xuất khẩu hay không. Việc này dường như rất dễ dàng, bởi đối với càphê vối, bộ tiêu chuẩn của VN đang được thế giới chọn sử dụng như bộ tiêu chuẩn chung.

Ông Đoàn Triệu Nhạn khẳng định, việc phân loại chi tiết trước khi xuất khẩu sẽ nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của càphê VN, đồng thời không ảnh hưởng đến lượng xuất khẩu hàng năm.

Song rõ ràng các quy định bắt buộc như đề xuất trên cần được làm dần dần, làm từng bước và có một lộ trình cụ thể. Việc kiểm định cũng như cấp chứng nhận, do đó cũng phải được giao cho một cơ quan có đủ chức năng và quyền hạn.

Trong khi đó theo nguồn tin Bộ Thương mại, kim ngạch xuất khẩu càphê của VN trong năm nay có khả năng đạt đến 950 triệu USD và tăng khoảng 5% so với năm 2005. Hơn nữa, giá xuất khẩu càphê của VN từ đầu tháng 11 đang bám sát giá thế giới và hiện chỉ thấp hơn 20USD/tấn so với giá giao dịch tại thị trường London.

Cẩm Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang