• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Thực hư bệnh “lạ” trên lúa Hè thu

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 04/05/2012
Ngày cập nhật: 5/5/2012

Tuần qua, một số bà con nông dân ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) phát hiện loại dịch bệnh mới xuất hiện lần đầu tiên trên đồng ruộng và gây chết lúa Hè thu. Tất cả người dân đều cho đây là bệnh “lạ”.

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Châu Thành A, trên địa bàn huyện có trên 150 ha lúa Hè thu xuất hiện rải rác bệnh vàng lá gây chết lúa mà người dân cho là bệnh “lạ”, tập trung xã Trường Long A, Tân Hòa và thị trấn Bảy Ngàn.

Người dân hoang mang

Vụ Hè thu này, huyện Châu Thành A gieo sạ gần 9.200 ha lúa. Các trà lúa của huyện đang ở giai đoạn mạ, đẻ nhánh, làm đòng đến trổ. Hiện nay, các đối tượng sâu bệnh gây hại chính trên các trà lúa này là rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, bệnh đạo ôn lá, đốm vằn, nhất là bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Tuy nhiên, mật số và tỷ lệ sâu bệnh ở mức thấp nên khả năng gây hại không đáng kể. Ngoài các đối tượng sâu bệnh gây hại phổ biến đó, tại xã Trường Long A có khoảng 7 ha lúa Hè thu, tập trung ở giai đoạn làm đòng xuất hiện bệnh “lạ” gây chết lúa mà chưa biết bệnh gì khiến bà con nơi đây cảm thấy bất an.

Người dân xã Trường Long A hoang mang vì cho rằng bệnh “lạ” gây chết lúa Hè thu.

Hơn tuần qua, ông Võ Minh Hùng, ở ấp Trường Hưng, xã Trường Long A rất hoang mang, lo lắng cho hơn 1 ha lúa Hè thu khoảng 40 ngày tuổi của gia đình mình. Với kinh nghiệm trên 20 năm làm ruộng, từng chứng kiến và có thể nhận biết được nhiều loại dịch bệnh gây hại trên ruộng lúa, nhưng ông Hùng không thể nhận dạng được loại dịch bệnh, mà theo ông mới xuất hiện lần đầu tiên trên đồng ruộng nơi đây. Ông đành phải đến cửa hàng vật tư nông nghiệp mua thuốc về cứu vãn, thay vì đứng nhìn lúa chết. Ông Hùng cho biết, gia đình vẫn canh tác lúa theo quy trình kỹ thuật bình thường như các mùa vụ trước.

Thực hiện theo khuyến cáo chung của ngành nông nghiệp, vụ này ông Hùng chọn giống lúa xác nhận 1 là OM 4218 để sản xuất, đồng thời xuống giống đồng loạt để né rầy đúng theo lịch thời vụ của huyện. Thế nhưng, lúa đến giai đoạn làm đòng thì phát hiện rải rác trên ruộng có nhiều cây lúa bị vàng lá, trung bình khoảng vài chục cây/m2. Kiểm tra thấy gốc lúa khô dần lên ngọn gây khô lá đến chết. “Cũng may là bệnh chỉ làm thiệt hại khoảng 10% - 15% rồi ngưng lại mà không lây lan ra thêm, nếu không vụ này coi như lỗ chắc. Rất mong ngành chuyên môn sớm có kết luận đây là loại bệnh gì, cũng như hướng dẫn cách phòng trị để người dân yên tâm canh tác” - ông Hùng bày tỏ.

Ngành chuyên môn nói gì ?

Cách nhau bờ mẫu với ruộng ông Hùng, toàn bộ diện tích khoảng 1 ha lúa IR 50404 của ông Nguyễn Văn Bảnh cũng xuất hiện bệnh “lạ” tương tự nhưng mật số lúa chết trên ruộng có phần nhiều hơn. Anh Cũng Minh Triều, cán bộ khuyến nông xã Trường Long A cho rằng, phần lớn diện tích lúa của người dân bị ảnh hưởng bởi bệnh “lạ” đều gieo sạ đúng lịch thời vụ khuyến cáo. Thế nhưng, đối với những ruộng lúa gieo sạ giống lúa IR 50404 xuất hiện bệnh nặng hơn các giống lúa chất lượng cao khác. Sau khi nhận được phản ánh của người dân, ngành bảo vệ thực vật huyện, tỉnh đã đến địa bàn lấy mẫu gửi xét nghiệm để xác định nguyên nhân và khẳng định chính xác là loại bệnh gì.

Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Châu Thành A Ngô Xuân Hiền khẳng định, không có chuyện lúa chết là do bệnh “lạ”. Thực tế là ngành nông nghiệp huyện đã kiểm tra các trà lúa bị ảnh hưởng. Nhưng chỉ có xã Trường Long A là chưa thể khẳng định là bệnh vàng lùn do biểu hiện bệnh không điển hình, không rõ ràng mà phải chờ kết quả xét nghiệm chính thức của cơ quan chuyên môn. Còn ở xã Tân Hòa và thị trấn Bảy Ngàn có thể khẳng định đây là bệnh vàng lùn. Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Trần Ngọc Thể khuyến cáo, bà con không nên quá hoang mang, lo lắng và bước đầu có thể khẳng định đây là bệnh vàng lùn. Do các trà lúa đã được 35 - 40 ngày tuổi mới xuất hiện nên cây lúa bị bệnh đã trưởng thành, lá lúa đỏ nhưng không xòe ra mà thẳng đứng và cây lúa không lùn như bệnh vàng lùn thông thường.

Ông Thể cho biết thêm, chính vì triệu chứng không rõ nét, không điển hình nên người dân ngộ nhận là bệnh “lạ”. Chứ thực chất loại bệnh kiểu này đã xuất hiện trên một số trà lúa của năm trước. Đặc biệt, hiện nay loại bệnh vàng lùn xuất hiện khá phổ biến trên các trà lúa ở hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh mà không riêng gì Châu Thành A. Theo ông Thể, nguyên nhân có thể là do lúa bị nhiễm rầy nâu có mang vi-rút gây bệnh vàng lùn nhưng hoạt lực yếu mà kéo dài đến thời điểm lúa 35 - 40 ngày tuổi mới bộc phát. Hoặc bị ngộ độc hữu cơ do bà con tranh thủ xuống giống nhanh, không đảm bảo thời gian cách ly. Nhưng để có cơ sở thuyết phục hơn, ngành đã lấy mẫu gửi xét nghiệm để sớm khẳng định chính xác cho bà con.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, huyện Châu Thành A và TP.Vị Thanh đã có 204 ha lúa Hè thu bị ảnh hưởng bệnh vàng lùn. Trong đó, huyện Châu Thành A bị ảnh hưởng nặng từ 10% - 15% trên cùng diện tích sản xuất, các địa phương còn lại như Long Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp tuy chưa thống kê đầy đủ nhưng các trà lúa cũng xuất hiện bệnh vàng lùn.

N.NGUYỄN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang