• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làng ở chung với rắn

Nguồn tin: VNN, 31/10/2006
Ngày cập nhật: 3/11/2006

Đi ra ngoài, nhiều người đã kể lại với dân làng rắn những chuyện "bí ẩn" được đồn thổi về chính họ, nhưng với dân bản địa, nuôi rắn độc cũng chỉ đòi hỏi phải tỉ mẩn hơn đôi chút so với nuôi con gà, con vịt mà thôi. Lời lãi thì lớn hơn nhiều...

Nhường nhà cho rắn

"Nhà có 5 gian thì vợ chồng già ở 3 gian, còn lại nhường cho rắn", ông Vũ Văn Bạn, hiện đang làm việc tại Trại Rắn của xã Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) bắt đầu câu chuyện.

Có đêm, vợ chồng ông đang ngon giấc thì nghe tiếng phun phì phì sát gối. Hai ông bà nằm im, không dám cử động. Thì ra một chú Hổ mang bành đang đêm "phởn chí" lượn ra ngoài sân đi chơi. Loằng ngoằng chán, chú ta lại chui vào nhà, luồn qua đầu giường để về hang. Con cái đi xa, việc chăm bẵm cho từng chú Hổ mang hay ăn chóng lớn đã chiếm hết thời gian của ông bà.

Không riêng gì ông Bạn mà hiện, mỗi gia đình ở xã Vĩnh Sơn đều có trong nhà dăm chục hang Rắn (mỗi hang khoảng chục con) và theo lời Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tục thì có tới gần 90% hộ dân Vĩnh Sơn "sống được" bằng nghề gia truyền này.

Còn ai là ông tổ, hay nghề "phất" từ khi nào thì ngay những cao niên trong làng cũng chỉ nghe "truyền lại", rằng xưa kia mỗi vụ nông nhàn trai tráng trong làng lại trèo đèo lội suối lùng bắt rắn hoang, ban đầu là đưa về bán cho những gia đình giàu có ngâm rượu, làm thuốc.v.v... Thấy có lời, dần dà, cả xã rủ nhau đi bắt rắn về vỗ béo, rồi cho sinh sản. Ngoài việc bán rượu rắn, cao rắn, nhà nào nuôi rắn sinh sản kiêm luôn vai trò cung ứng rắn giống cho dân địa phương. Cứ thế, phát triển thành làng rắn như bây giờ. Đặc biệt là từ sau năm 1994, khi Nhà nước cho phép được kinh doanh gây nuôi, nhân giống rắn tại các trại nuôi hợp pháp, nghề nuôi rắn ở đây có cơ hội phát triển mạnh, đem lại nguồn thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

... Vùng bán sơn địa, đất đai rộng, thoáng, mỗi gia đình chỉ cần một khoảnh đất trống là đã có thể đắp lên được dăm chục hang. Rắn thương phẩm nườm nượp xuất sang Đài Loan, Trung Quốc và đổ về các quán đặc sản Hà Nội. Về Vĩnh Sơn, thay vì những vườn cây trái xum xuê như quang cảnh thường thấy ở thôn quê, là nối tiếp những hang rắn xây bằng xi măng rộng chừng 40x40cm, có cửa gỗ lắp chốt phía trên được xây thẳng hàng ngay lối giữa vườn nhà..

Ngủ chung với rắn

Biết chúng tôi hỏi đường về Vĩnh Sơn, một nhóm thanh niên ngay lập tức cảnh báo: "Trong xã rắn đó toàn rắn cỡ 5-7kg. Tháng vừa rồi xuất đi mấy con tầm vài yến". Rồi cả bọn quay sang tranh cãi về chuyện rắn cỡ vài ba yến thì to bằng cái gì...

5 người đàn ông đang trông coi trại rắn cười ngất ngư khi nghe thuật lại câu chuyện trên, bởi ngay cả họ cũng chưa từng tận mắt nhìn thấy một cụ rắn "tầm vài yến" nào.

Đi ra ngoài, đã có nhiều người kể lại với họ những chuyện "bí ẩn" được đồn thổi về làng rắn, nhưng với dân bản địa, nuôi rắn độc cũng chỉ đòi hỏi phải tỉ mẩn hơn đôi chút so với nuôi con gà, con vịt mà thôi. Lời lãi thì lớn hơn nhiều...

Vào thời điểm trong xã chưa nuôi rắn sinh sản, dân trong làng còn bắt về cả cạp nong, cạp nia.v.v... nhưng đến giờ, chỉ còn lại Hổ mang là dễ thích nghi nhất bởi theo lời ông Bạn giải thích thì, hổ mang không hay làm mình làm mẩy, khó chiều như các chủng loại khác, lại tạp ăn. Cứ thịt chuột, thịt cóc đổ vào là chúng tấn công sạch.

Theo lời chị Hà Thị Thanh Mai, một trong số các hộ gia đình có thu nhập tương đối cao ở Vĩnh Sơn thì, sống chung với loài bò sát này không thể dùng bạo lực, bởi chúng cũng ưa được nâng niu, vỗ về. Chỉ cần mạnh tay, hay tỏ ra bực dọc là những chú rắn phản ứng liền. Thế nên "những ngày tinh thần không thoải mái, đang có chuyện vướng víu, bận bịu thì không nên vào thăm nom, chăm bẵm làm gì".

Sở hữu gần 1.000 con rắn đủ lứa tuổi, ngày hai lần, vợ chồng chị Mai, anh Hùng chỉ đủ thời gian để dạo qua một lượt tiếp thức ăn (2, 3 ngày tiếp một lần), kiểm tra sức khỏe. Tủ thuốc nhà anh chị luôn trữ sẵn nhiều chủng loại thuốc, không chỉ dành cho người mà còn để chữa các bệnh thông thường của rắn.

Với ông Vũ Văn Bạn, người đang trông nom trại rắn thì ông luôn phải lường trước "lịch ăn, lịch chơi" hàng ngày của lũ bò sát này để bắt mạch xem con nào bệnh tật, ốm yếu, "Từ 8h sáng đến 5h chiều là thời điểm "lũ trẻ con" này hiếu động nhất. Chúng luồn lách từ hang nọ sang hang kia". Còn sau đó, các chú bò sát háu ăn nhoài ra khỏi hang tìm mồi. Chỉ vào những vết trám xi măng loang lổ trên các bức tường quanh trại rắn, ông Bạn cắt nghĩa: "mỗi lần chúng vượt rào là phải xiết chặt lại kỷ luật".

Trưa nắng chang chang. Trại rắn bặt gió, chỉ nghe tiếng quạt máy phần phật. Rắn thân nhiệt thấp, chỉ ưa lạnh và sống nơi ẩm thấp, vậy nên các cửa gỗ lắp chốt phía trên chỉ đục khe cho thoáng khí. Hễ dịp nào các ông chủ trại rắn buộc phải mở cửa hang để thỏa "nhãn quan" của những vị khách hiếu kỳ là ổ rắn trong hang ấy có thể bỏ ăn một vài ngày vì chúng không thích phơi ra dưới ánh sáng mặt trời.

Mưu sinh

Chìa đôi bàn tay chằng chịt những vết sẹo, anh Phùng Văn Nghiệp, cán bộ kỹ thuật ở trại rắn kể lại những kỷ niệm đáng nhớ với các "ông" hổ mang. Anh bảo, người nuôi rắn, không người nào không có những bàn tay sẹo. Thậm chí có người còn mất một ngón tay. Và theo lời chủ tịch xã thì, trong làng rắn này, đã có ít nhất sáu người chết vì bị rắn độc cắn.

"Cũng là tai nạn lao động cả thôi, sinh nghề tử nghiệp mà", ông Bạn ở trại rắn cho biết. Ông nói thêm, dân Vĩnh Sơn mưu sinh được với con rắn độc cũng từ những kinh nghiệm gia truyền. Thế nên, nếu vào một buổi sáng bình thường, ai đó đang mở cửa hang bỗng nhiên bị một chú hổ mang "khó ở" thình lình lao ra tấn công không phải là chuyện bất ngờ. Để làm bạn được với rắn dữ, người trong nghề phải rèn cho mình tính cẩn thận, tỉ mỉ, khéo léo và học cách để nắm bắt tâm lý loài bò sát này. Đặc biệt, khu nuôi rắn của các gia đình có trẻ nhỏ luôn được đặt cách xa khu vực sinh hoạt. Và "thanh niên" 16, 17 trở lên mới được phép tiếp xúc với rắn dữ.

Từ năm 1979, các nhà khoa học đã giúp người dân nơi đây xây dựng trại rắn trung tâm để nuôi rắn sinh sản và chế biến rượu rắn, cao rắn. Cho đến sau năm 1994, khi ngành nghề này được Nhà nước công nhận một cách hợp pháp, người Vĩnh Sơn đã nghĩ đến chuyện mở rộng thị trường tiêu thụ cho mình . Với lượng rắn thương phẩm tiêu thụ năm 2005 lên tới 80 tấn, thu về 9 tỷ đồng (trong khi tổng thu nhập toàn xã là 28,4 tỷ), ở Vĩnh Sơn đã xuất hiện không ít triệu phú từ nghề nguy hiểm này...

Thật hiếm hoi để tìm thấy một bàn tay của người nuôi rắn nào mà chưa từng có vết sẹo do rắn cắn. Nhưng dân trong xã đã có những bài thuốc nam bí truyền của các thầy lang chuyên trị rắn độc, đó là ông Hạ Văn Vừa, ông Nguyễn Văn Dánh... Không hiếm trường hợp, người bị rắn cắn bất ngờ khi đưa tới thầy lang đã sập mí mắt, ngắn lưỡi, phải đưa lên tuyến trên. Nhưng đa phần, với những vết cắn thông thường của rắn hổ mang, các thầy đều cắt đúng thuốc.

Và người nuôi rắn ở Vĩnh Sơn, ai nấy đều lạc quan tin rằng, đã là nghề gia truyền thì, tương lai, người tiêu dùng của họ sẽ chính là thị trừơng nội địa chứ không chỉ là Đài Loan hay Trung Quốc như lâu nay...

Lê Nhung - Mỹ Tuyệt

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang