• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bắc Cạn lo đầu ra cho cây dong riềng

Nguồn tin: Nhân dân, 27/04/2012
Ngày cập nhật: 29/4/2012

Dong riềng mang lại nguồn thu lớn cho nông dân.

Ở tỉnh Bắc Cạn, dong riềng là cây bản địa dễ trồng, dễ chăm sóc, nhưng lại mang lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay toàn tỉnh đang nỗ lực giải quyết đầu ra cho củ dong riềng nhằm phát triển sản xuất, giúp đồng bào dân tộc thiểu số giảm nghèo, tiến tới có thể làm giàu. Cây giảm nghèo

Năm 2011 gia đình anh Hứa Hùng Bích, người dân tộc Tày ở thôn Cốc Muồi, xã Mỹ Phương, huyện Ba Bể trồng 1200 m2 dong riềng trên đất bãi, mặc dù chưa có kỹ thuật, bón ít phân mà vẫn thu được gần mười tấn củ, bán được gần 14 triệu đồng. Anh Bích cho biết: “Trồng dong riềng không phải đầu tư nhiều, mỗi ha chỉ hết khoảng sáu triệu đồng mua giống, ba triệu đồng mua phân bón, cuốc hố trồng, một hai lần rẫy cỏ, vun gốc là chờ đến kỳ cho thu hoạch”. Năm nay được huyện hỗ trợ toàn bộ giá giống, lại được dự lớp tập huấn nên nắm bắt được quy trình kỹ thuật, anh Bích đầu tư thâm canh trồng 3200 m2 dong riềng. Nhìn ruộng dong riềng lên xanh mơn mởn, anh Bích tin tưởng chắc chắn sẽ cho năng suất, sản lượng cao, cuối năm thu hoạch bán sẽ được nhiều tiền.

Năm 2011 xã Mỹ Phương trồng được 50 ha dong riềng, năng suất cao nhất đạt hơn 100 tấn củ/ ha, bán thu lãi khoảng 110 triệu đồng/ ha, mang lại cho bà con trong xã khoảng sáu tỷ đồng, nguồn thu không nhỏ đối với một xã nghèo, phần lớn là người dân tộc thiểu số. Năm nay diện tích trồng dong riềng của xã tăng lên 117 ha, cả huyện Ba Bể là 470 ha, dự tính sẽ thu khoảng 60 tỷ đồng, cao hơn hai lần so với giá trị trồng lúa.

Cây dong riềng phù hợp với đất dốc, đồi bãi, tập quán canh tác của đồng bào dân tộc thiểu số, khí hậu trên địa bàn tỉnh và đến nay ở Bắc Cạn chưa có loại cây nào mang lại giá trị kinh tế cao như cây này. Với mục tiêu đưa dong riềng trở thành cây chủ lực giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho nhân dân, năm 2012 hai huyện đặc biệt khó khăn là Ba Bể và Pác Nặm dùng kinh phí sự nghiệp Chương trình 30a hỗ trợ nông dân toàn bộ giống trồng cây dong riềng. Thấy giá trị trị kinh tế mang lại rất cao nên năm nay cây dong riềng được trồng ở hầu hết các huyện trong tỉnh với diện tích hơn 1.800 ha, tăng ba lần so với năm trước.

Giải bài toán đầu ra

Giá củ dong riềng năm 2011 giữ ở mức cao là do được tiêu thụ, chế biến ngay trên địa bàn tỉnh. Chế biến trên địa bàn, củ dong riềng còn mang lại chuỗi giá trị tăng thêm 20% khi nghiền thành bột, sản xuất thành miến sẽ tăng thêm 30% nữa. Việc chế dong riềng trên địa bàn cũng giải quyết việc làm cho khoảng 500 lao động tại chỗ trong thời gian bốn tháng với mức thu nhập ba triệu đồng/ người/ tháng. Nhưng năm nay diện tích và sản lượng tăng ba lần, trong khi đó công suất của các cơ sở chế biến hiện có gần như không tăng.

Dự kiến năm nay huyện Na Rì sẽ thu được hơn 49 nghìn tấn củ dong riềng, trong khi đó các dây chuyền chế biến mới chỉ tiêu thụ hết khoảng 21 nghìn tấn, thừa 28 nghìn tấn củ. Tương tự như vậy, huyện Ba Bể sẽ thu khoảng 35 nghìn tấn củ, dự kiến sẽ thừa 20 nghìn tấn. Huyện Pác Nặm sẽ thu hoạch gần chín nghìn tấn củ, huyện Bạch Thông thu gần mười tấn củ, huyện Chợ Đồn là hơn năm nghìn tấn, nhưng ở các huyện này chưa có dây chuyền chế biến nào có công suất đáng kể.

Một số nhóm hộ nông dân và Công ty TNHH Hoàng Giang đang đầu tư và có ý định mua sắm mới 18 dây chuyền chế biến củ dong tại các huyện Ngân Sơn, Ba Bể và Na Rì. Nếu các dây chuyền này hoạt động đúng tiến độ, công suất, cùng các cơ sở chế biến hiện có trên địa bàn thì sẽ thu mua hết sản lượng củ dong riềng cho nông dân. Thế nhưng, hầu hết các cơ sở này đang đứng trước khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất, điện để chạy máy, kinh nghiệm quản lý.

Trong các buổi làm việc với nhiều cơ quan chức năng, các cơ sở chế biến dong riềng thời gian gần đây, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo: “Dong riềng là một cây rất có tiềm năng, lợi thế trên địa bàn tỉnh, dễ canh tác và mang lại nguồn thu nhập lớn cho nông dân. Do đó, các cấp, ngành chức năng phải tìm mọi cách giúp các cơ sở chế biến tiêu thụ hết sản lượng dong riềng cho nông dân, chế biến dong riềng ngay trên địa bàn nhằm ổn định giá cả, “giữ” chuỗi giá trị tăng thêm khoảng 50% nữa”.

Thực hiện sự chỉ đạo này, các địa phương đưa các hộ và nhóm hộ đi học tập kinh nghiệm tại các mô hình chế biến dong riềng trong và ngoài tỉnh; cơ quan chức năng bố trí nguồn vốn khuyến công để hỗ trợ kinh phí cho các hộ và nhóm hộ mua máy móc, dây chuyền chế biến mới. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cam kết đáp ứng đủ vốn cho các cơ sở chế biến bột và sản xuất thu mua nguyên liệu cho nông dân. Thời gian tới Công ty Điện lực tỉnh thay thế máy biến áp công suất lớn hơn tại xã Côn Minh, huyện Na Rì, khảo sát nhu cầu sử dụng điện của các cơ sở chế biến ở huyện Ba Bể để có biện pháp đáp ứng về điện. Sở Khoa học và Công nghệ làm tiến hành đăng ký thương hiệu, xây dựng chỉ dẫn địa lý, quảng bá sản phẩm miến dong Bắc Cạn thơm ngon, dẻo dai, bảo đảm vệ sinh an toàn sản phẩm đến người tiêu dùng. Những nỗ lực này nhằm giúp đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn yên tâm phát triển cây dong riềng để thúc đẩy tiến trình giảm nghèo một cách bền vững.

THẾ BÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang