• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quản lý rầy nâu, bài học SX lúa ở ĐBSCL

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 24/04/2012
Ngày cập nhật: 26/4/2012

Rầy nâu (Nilaparvata lugens) là loài côn trùng rất nhỏ lại sống ở dưới gốc lúa nên rất khó phát hiện, chúng có khả năng sinh sản rất cao với vòng đời rất ngắn (không đầy một tháng lại có một lứa rầy) nên dễ bùng phát thành dịch gây ra “cháy rầy” đồng loạt.

Nếu quanh năm lúc nào cũng có lúa ở ngoài đồng, nhưng trong ruộng lại thiếu các loài thiên địch kìm giữ mật số của rầy thì rầy càng cháy mạnh. Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975), ĐBSCL đã chịu một trận dịch rầy nâu rất lớn (1977 - 1978) gây ra cảnh “lúa cao gạo kém” chưa từng thấy, đến nỗi phải ăn độn bo bo với bắp và khoai mì, thầy trò Trường ĐH Cần Thơ đã phải đóng cửa trong một tháng để về nông thôn diệt rầy cứu lúa.

Thuốc trừ sâu lúc bấy giờ không còn hiệu quả nữa, nhưng may nhờ tìm ra được giống lúa kháng rầy (IR36 hay Nông nghiệp 3A) và nhân nhanh lên thành vũ khí sắc bén, nên cuối cùng đã chặn đứng được dịch rầy nâu vào năm 1979. Kể từ đó giống lúa kháng rầy được phổ biến rộng rãi, kết hợp với biện pháp phòng trừ tổng hợp dựa vào cân bằng sinh thái, nên SX lúa đã đi vào ổn định và đến năm 1989 thì đã có dư và Việt Nam bắt đầu gia nhập thị trường xuất khẩu gạo.

SX lúa ngày một gia tăng do đẩy mạnh thâm canh tăng vụ liên tiếp nhau, nên sau một thời gian dài bị khống chế, rầy nâu đã phát dịch trở lại trên diện rộng từ năm 2006 do thích nghi được với khả năng kháng rầy của các giống lúa và việc bùng phát của các loại thuốc BVTV đã phá vỡ sự cân bằng sinh thái trong ruộng lúa.

Rầy nâu bộc phát thành dịch gây “cháy rầy” và truyền bệnh vàng lùn, làm lúa không trổ đồng loạt

Tình hình nghiêm trọng đến nỗi Thủ tướng Chính phủ phải ban bố tình trạng khẩn cấp và Ban chỉ đạo chống rầy đã được thành lập bao gồm cả hệ thống chính quyền các cấp… Nhưng thay vì sử dụng hết hàng trăm tấn thuốc trừ sâu dự trữ được tung ra cho các địa phương, Ban chỉ đạo chống rầy đã có sáng kiến thành lập hệ thống bẫy đèn đều khắp các tỉnh để theo dõi mật số rầy di cư nhằm chỉ đạo chiến thuật gieo sạ đồng loạt “né rầy” để bảo vệ ruộng lúa và sự bền vững của hệ sinh thái ngay từ đầu.

Có tất cả trên 300 bẫy đèn được bố trí đều khắp các tỉnh của ĐBSCL từ đó đến nay, mật số rầy được theo dõi hàng đêm và mỗi ngày số liệu được gửi về Trung tâm BVTV phía Nam để tổng kết cho Cục BVTV dự báo hàng tuần.

Chiến thuật độc đáo và quy mô này đã mang lại hiệu quả thật bất ngờ là, mặc dù rầy nâu vẫn còn nhiều ở ngoài đồng, nhưng ruộng lúa không bị rầy nâu tấn công và truyền bệnh virus sớm nên bảo đảm được năng suất lúa và hạn chế được việc sử dụng thuốc trừ sâu.

Kể từ đó nông dân bỏ được thói quen tranh thủ sạ sớm hơn người, để cùng theo dõi dự báo tình hình rầy nâu di cư và tuân thủ chặt chẽ việc gieo sạ đồng loạt né rầy trên diện rộng. Nhờ đó năng suất lúa dần được ổn định và sản lượng tăng nhanh, mặc dù phải canh tác 3 vụ lúa trong năm nhưng nhờ gieo sạ né rầy và áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” như sạ thưa, bón ít phân đạm đầu vụ và không phun thuốc trừ sâu sớm đã khống chế được sự gây hại của rầy.

Đến năm 2010 thì lúa ở ĐBSCL đồng loạt trúng mùa và sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước lên đến trên 6 triệu tấn, và dự kiến trong năm 2012 này sẽ trên 7 triệu tấn với gần 70% là gạo đến từ ĐBSCL. Trong khi đó thì nhiều nước SX lúa lân cận lại bị rầy nâu tấn công, do họ cũng chuyển sang thâm canh tăng vụ để tăng khả năng tự túc lương thực như Philippines, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc, hay tăng lượng gạo xuất khẩu như Thái Lan.

Qua các phiên họp thảo luận cấp vùng, chuyên viên điều phối của Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã đánh giá cao công tác quản lý rầy nâu hiệu quả của Việt Nam hiện nay và khuyên các nước bạn nên rút kinh nghiệm này để áp dụng. Năm nay Thái Lan đã dự báo là có khả năng mất hàng triệu tấn gạo xuất khẩu trong do trận lụt vừa qua và dịch rầy đang phát triển. Điều đó có nghĩa là Việt Nam sẽ vượt qua Thái Lan để đứng đầu về xuất khẩu gạo nếu như đạt được dự kiến xuất khẩu trên 7 triệu tấn gạo trong năm nay.

Đó là điều đáng mừng nhưng cũng giống như “cưỡi lưng cọp”, phải làm gì để không rớt xuống và bị cọp ăn? Vậy hãy cùng nhau kiểm điểm qua những gì chúng ta đã và đang làm được:

1. Nhờ có gieo sạ né rầy đồng loạt, rồi lúa cũng chín đồng loạt nên đã thúc đẩy công cuộc cơ giới hóa SX lúa từ khâu gieo sạ cho đến thu hoạch. Ngoài máy sạ hàng, gặt xếp dãy, ĐBSCL có trên 7.000 máy gặt đập liên hợp, nhưng cũng chỉ giải quyết được cho trên 60% diện tích lúa khi cần thu hoạch rộ.

2. Cũng nhờ gieo sạ né rầy đồng loạt mà mô hình SX theo cánh đồng mẫu lớn cũng đang được triển khai mạnh với sự hưởng ứng nhiệt tình của tập thể nông dân. Từ đó sân phơi, máy sấy và kho dự trữ được phát triển để bảo vệ phẩm chất và giá trị lúa hàng hóa.

3. Chiến thuật “3 giảm 3 tăng” rồi “1 phải 5 giảm” đã được nông dân tích cực hưởng ứng và thực hiện ở cấp cộng đồng, từ đó giảm được việc sử dụng thuốc trừ sâu.

4. Các mô hình “Cộng đồng cùng quản lý rầy nâu” và “Công nghệ sinh thái” bằng cách trồng hoa trên bờ ruộng để thu hút thiên địch đến tiêu diệt sâu hại đã được nghiên cứu thành công và được các địa phương cùng nông dân hưởng ứng nồng nhiệt.

Phụ nữ Tiền Giang tham gia phát triển mô hình công nghệ sinh thái ruộng lúa bờ hoa để quản lý rầy

Tỉnh Tiền Giang và An Giang đã tổ chức lễ phát động nhân phong trào lên cho toàn tỉnh trong năm 2010, 2011. Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 vừa qua tỉnh Tiền Giang tổ chức hội thi phụ nữ cùng tham gia thực hiện mô hình công nghệ sinh thái. IRRI đã tham gia tài trợ, cùng phát động phong trào sang các quốc gia khác trong chương trình như một điển hình độc đáo.

5. Chấn chỉnh việc sử dụng thuốc trừ sâu bằng phổ biến kiến thức cho nông dân và quy định chặt chẽ việc quảng cáo và bán hàng của các công ty thuốc BVTV nhằm tránh lạm dụng thuốc để bảo vệ thiên địch của sâu hại trong ruộng lúa và sự cân bằng sinh thái.

Xa hơn, nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững để duy trì vùng SX lúa hàng hóa cho an toàn lương thực trong nước và của cả khu vực, cần:

1. Bố trí mùa vụ cho thật chặt chẽ để cắt đứt sự lây lan của rầy từ vụ này sang vụ khác, làm thế nào để có thời gian cách ly khoảng 3 tuần lễ giữa 2 vụ lúa trong cùng một khu vực.

2. Đa dạng hóa nguồn gen của bộ giống lúa để khai thác tính đa dạng sinh học nhằm khống chế khả năng thích nghi của các quần thể rầy (mặc dù không có nghĩa là duy trì quá nhiều giống lúa tự phát như hiện nay). Rút kinh nghiệm của Thái Lan bị rầy nâu bùng phát nhanh là do họ chỉ canh tác 1 - 2 giống lúa cho mỗi mùa/vùng. Trung Quốc bị rầy lưng trắng bùng phát mật số và khả năng truyền bệnh virus (lùn sọc đen) là do dùng giống lúa lai có cha mẹ đã bị tự thụ (inbred).

3. Xúc tiến việc áp dụng quy trình nông nghiệp bền vững (VietGAP, GlobalGAP) vì lúa của chúng ta làm ra là sản phẩm hàng hóa hướng đến thị trường cao cấp, xuất khẩu.

Thái Lan đã mất hàng triệu tấn lúa trong 2 năm qua, và thông báo năm nay rầy nâu vẫn đang bùng phát mật số và gây hại nặng do họ bắt đầu tăng vụ bằng giống luá cao sản có thời gian sinh trưởng dài (khoảng 120 ngày) và không có khả năng kháng rầy.

Nông dân vẫn canh tác theo cá thể và thuốc trừ sâu vẫn là biện pháp chính, được bày bán như bánh kẹo ngay trong tiệm tạp hóa (!). Họ tuyên truyền, vận động bằng cách bố trí các xe lưu động để phát thanh, chiếu hình và giăng bẫy đèn để bắt rầy!

TS NGUYỄN VĂN HUỲNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang