• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Độc đáo phương pháp trồng trọt không cày xới đất

Nguồn tin: Báo Tin Tức, 24/04/2012
Ngày cập nhật: 26/4/2012

Ông nông dân Mike Starkey ở bang Indiana (Mỹ) có kiểu làm ruộng rất đặc biệt. Ông không cày xới cánh đồng của mình mà cũng hiếm khi dùng phân bón. Thế nhưng, cách làm ruộng đặc biệt này lại là một xu hướng ngày càng phổ biến trong ngành nông nghiệp Mỹ.

Những người ủng hộ phương pháp trồng trọt không cần cày xới của ông Starkey cho rằng phương pháp này có thể mang lại những vụ mùa với chi phí thấp, thân thiện với môi trường - điều mà ngành nông nghiệp Mỹ tìm kiếm nhiều năm nay.

Trông mảnh ruộng của ông Starkey không hề giống những mảnh ruộng được cày bừa kỹ lưỡng. Nó là một đám lộn xộn gồm gốc ngô, cỏ dại, rơm rạ. Ông Starkey cho biết: “Trong suốt 12 năm qua, chúng tôi hoàn toàn không cày xới đất”.

Một nông dân Mỹ làm việc trên cánh đồng. Ảnh: Internet

Phương pháp trồng trọt truyền thống luôn có công đoạn cày xới để làm đất thông thoáng, loại trừ cỏ dại và giúp phục hồi chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, cày xới cũng làm xói mòn đất và phá hủy một phần sinh vật hữu cơ trong đất.

Do đó, trồng trọt không cày xới sẽ giúp giữ lại một phần dinh dưỡng tự nhiên của mảnh ruộng mà không cần đến phân bón. Phương pháp này được sử dụng cách đây 20 năm và có ba đặc điểm chính: giữ nguyên thực vật phủ, không cày xới, và quay vòng vụ mùa.

Thực vật phủ là những loại cây như cỏ ba lá, rơm rạ, cỏ linh lăng. Chúng tạo thành một thảm thực vật bảo vệ đất khỏi bị xói mòn đồng thời hút khí nitơ từ không khí, lưu khí này trong các mấu rễ cây để làm giàu cho đất.

Vào tháng 4, ngay trước khi gieo hạt, nông dân Mỹ trồng trọt theo phương pháp không cày xới thường phun thuốc diệt cỏ. Ông Barry Fisher, một chuyên gia về phương pháp trồng trọt không cày xới của Cơ quan Bảo tồn tài nguyên quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, cho biết: “Khi chúng ta diệt những loại thực vật họ đậu, những mấu nhỏ ở rễ cây sẽ trở thành một nguồn nitơ tốt hơn so với phân bón thông thường. Khí nitơ được giải phóng từ đây sẽ trở thành nguồn cung cấp nitơ cho vụ mùa sắp tới”.

Thực vật phủ giúp các loại phân bón tự nhiên phát huy tối đa tác dụng. Các loại phân bón tự nhiên có thể mang lại hiệu quả tốt hơn phân bón nhân tạo.

Một điều quan trọng nữa là gieo hạt hoa màu trực tiếp đòi hỏi phải có các máy kéo có thể tạo các đường rãnh nông, gieo hạt và lấp đất trong cùng một thời điểm để tránh làm tổn thương đất.

Ngô và đậu tương được trồng theo phương pháp không cày xới sẽ sống nhờ chất dinh dưỡng dồi dào từ các thực vật bị phân hủy còn lại từ vụ mùa trước đó hoặc thực vật phủ.

Ông Tony Vyn, Giáo sư nông học thuộc trường Đại học Purdue - trường đã nghiên cứu phương pháp này từ năm 1975, cho biết: “Trồng trọt không cày xới kết hợp với các máy móc trồng trọt và công nghệ hiện đại đã cho năng suất không kém gì phương pháp trồng trọt có cày xới đất”.

Theo hãng tin AFP, khoảng 35% mùa màng ở Mỹ sử dụng phương pháp không cày xới. Đối với cây đậu tương, con số này vào khoảng 50%.

Trước tác dụng về nhiều mặt như vậy, chính phủ Mỹ đang khuyến khích phát triển phương pháp này bằng cách trợ cấp về hạt giống và máy móc đặc biệt - hai yếu tố đầu vào có thể chiếm tới 50% chi phí sản xuất.

Thùy Dương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang