• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cỏ ngọt không dễ ngọt

Nguồn tin: Kinh Tế Đô Thị, 23/04/2012
Ngày cập nhật: 25/4/2012

Anh Hòa bên ruộng cỏ ngọt. Images: Đinh Loan

Với độ ngọt cao gấp 300 lần mía đường, được mệnh danh là “đường của thế kỷ XXI” hay “chất ngọt hoàng gia”, cỏ ngọt đang được nông dân nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội đưa vào trồng.

Tuy nhiên, do Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến nên người dân cần tránh trồng ồ ạt loại cây này.

Hiệu quả

Cỏ ngọt cho thu hoạch 5 – 6 lứa/năm, sau 4 năm mới phải trồng lại cây mới. Hơn nữa, giống cây này ít sâu bệnh, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hạn chế nên chi phí sản xuất thấp. Theo tính toán, tổng chi phí trồng cỏ ngọt năm thứ nhất là 85,3 triệu đồng/ha, năm thứ hai là 50,8 triệu đồng/ha. Mỗi hecta cỏ ngọt thu được khoảng 7 tấn cây khô, doanh thu đạt 210 triệu đồng/ha, trừ chi phí đi cho thu 130 – 150 triệu đồng/ha.

Cỏ ngọt đã được đưa vào trồng tại Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Lâm Đồng… Qua kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm, sản xuất thử cho thấy cỏ ngọt phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu của nhiều vùng sinh thái tại Việt Nam. Năng suất bình quân đạt 6 – 9 tấn lá khô/ha. Theo GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam, cỏ ngọt là loại thảo dược không calo, ngọt tự nhiên, độ ngọt cao gấp 250 – 300 lần đường mía. Đây là cây trồng có giá trị kinh tế cao, thân thiện với môi trường, có thị trường tiềm năng và là hướng đi mới cho nông nghiệp Việt Nam.

Phải sản xuất đồng bộ

Trước những thông tin khả quan về cây cỏ ngọt, thời gian gần đây nhiều nông dân ngoại thành đã tìm đến mua giống về trồng. Anh Nguyễn Ngọc Chiến, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng vừa đầu tư trên 20 triệu đồng xây dựng hệ thống tưới nước tự động để trồng một héc ta cỏ ngọt ở Hòa Lạc cho biết: “Nghe bạn bè nói về giống cỏ ngọt hay quá nên trồng thử xem hiệu quả ra sao”. Tại vườn cỏ ngọt của gia đình anh Hòa, tôi gặp anh Nguyễn Quốc Tài, thôn Cổ Điển, xã Hải Bối, huyện Đông Anh cũng đến tìm hiểu để đưa cây cỏ ngọt về trồng trên diện tích 5 ha ở bãi giữa sông Hồng thay cho vườn cây ăn quả.

Mặc dù là giống cây có triển vọng phát triển nhưng hiện nay người nông dân nên tránh cách làm ồ ạt bởi Việt Nam vẫn chưa chủ động được công nghệ chế biến cỏ ngọt. Như cơ sở của anh Hòa vẫn phải phơi khô rồi bán nhỏ lẻ cho các công ty sản xuất chè dây và một số cơ sở làm thuốc Bắc. Thực tế, tại một số địa phương như Bắc Giang, Hải Dương, người dân trồng các giống cỏ ngọt có độ ngọt không cao, chăm sóc không đúng kỹ thuật nên không có đầu ra dẫn đến thua lỗ.

Theo GS.VS Trần Đình Long, những năm gần đây diện tích cỏ ngọt của nước ta chỉ đạt 100ha do chưa có giống tốt, chưa được đầu tư thỏa đáng. Đặc biệt, sản xuất còn manh mún, mang tính tự phát và đầu ra cho sản phẩm chưa ổn định. Ông Long cho rằng, cỏ ngọt đòi hỏi ứng dụng công nghệ cao từ khâu nhân giống cho đến canh tác và đặc biệt là hệ thống thiết bị tinh chế. Tuy nhiên, mỗi dây chuyền đầu tư công nghệ chế biến khoảng 5 triệu USD. Do đó, Nhà nước nên có chính sách kêu gọi đầu tư dây chuyền chế biến cỏ ngọt ở trong nước. Đồng thời, quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu ổn định.

Bộ NN&PTNT vừa đề nghị Hiệp hội Giống cây trồng Việt Nam phối hợp với Cục Trồng trọt, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và một số đơn vị chuyên môn xây dựng Đề án nghiên cứu, sản xuất, chế biến và tiêu thụ cỏ ngọt theo hướng công nghệ cao tại Việt Nam để phát huy lợi thế sẵn có của nước ta.

Đinh Thị Loan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang