• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gia Lai: Quy hoạch cây trồng luôn bị phá vỡ

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 23/04/2012
Ngày cập nhật: 24/4/2012

Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp và PTNT)- ông Văn Phú Bộ khẳng định: Gia Lai là tỉnh nông nghiệp, vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng luôn được tỉnh và các địa phương quan tâm. Ở tầm vĩ mô, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 làm cơ sở để chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa. Thế nhưng, thực tế quy trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh hiện tại lại mang tính tự phát nên ẩn chứa nhiều rủi ro và thiếu bền vững.

Làm rõ vấn đề này, ông Phạm Cường - Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa cho rằng: Đất canh tác được giao cho nông dân làm chủ; tiền đầu tư do dân bỏ ra; lời dân hưởng, lỗ dân chịu. Vì vậy, cơ quan chuyên ngành chỉ làm nhiệm vụ định hướng chứ không quyết định nông dân phải trồng cây gì trên diện tích đất canh tác của dân. Quyền tự quyết thuộc về dân vì họ nhìn nhu cầu tiêu thụ của thị trường để chọn cây trồng.

Ảnh: Đức Thụy

Điển hình, năm 2011, huyện xây dựng chỉ tiêu tái canh 500 ha cà phê già cỗi, kém năng suất, song kết quả lại không như chủ trương đề ra. Cụ thể, đến thời điểm này, diện tích hồ tiêu trồng mới trên địa bàn huyện đã vượt con số 100 ha; trong khi đó diện tích tái canh cà phê chỉ đạt 282 ha. Sở dĩ có tình trạng này là vì một số hộ phá bỏ diện tích cà phê già cỗi lấy đất trồng hồ tiêu thay vì chọn giải pháp nhận hỗ trợ giống để thực hiện quy trình tái canh cây cà phê.

Cung cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng tự phát dựa vào nhu cầu tiêu thụ của thị trường hiện nay được xác định là nguyên nhân chính phá vỡ quy hoạch cây trồng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, làm nảy sinh nhiều hệ lụy là điều không tránh khỏi. Phát biểu tại cuộc họp gần đây, Chủ tịch UBND thị xã An Khê - ông Nguyễn Văn Thắng cho rằng, việc tiêu thụ nguyên liệu mía trên địa bàn thị xã An Khê gần đây xuất hiện đầu nậu thao túng, chèn ép giá thu mua mía để thu lợi. Hệ lụy này có một phần từ thực tế tổng diện tích mía trên địa bàn tỉnh lên đến 29.000 ha, vượt 4.000 ha so với quy hoạch.

Tổng sản lượng mía năm 2011 ước đạt trên 1.500.000 tấn; trong khi đó công suất ép của các nhà máy đường trong và ngoài tỉnh ở mức 1.200.000 tấn; sản lượng mía thừa 300.000 tấn. Tổng sản lượng mía vượt công suất ép của các nhà máy dẫn đến việc thu mua mía chậm ảnh hưởng thu nhập của người trồng mía và tiến độ gieo trồng vụ sau.

Khảo sát của Sở Nông nghiệp và PTNT cho thấy một số cây trồng khác đang biến động diện tích từ cung cách chuyển đổi cây trồng tự phát. Nhìn lại lộ trình phát triển cây cà phê cho thấy, quy hoạch cà phê là 60.000 ha; song thực tế phát triển trên 81.000 ha. Khi tỉnh có chủ trương không phát triển mới diện tích cà phê, mà tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất; tái canh hơn 27.447 ha cà phê già cỗi, thiếu nước thì có không ít hộ dân phá bỏ cà phê già cỗi để trồng hồ tiêu, cao su. Việc tự phát trên dẫn đến tổng diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh hiện tại đạt 7.300 ha, trong khi đó quy hoạch đến năm 2015 ở mức 6.000 ha. Tiếp nữa, diện tích mì năm 2011 đạt 63.352 ha, vượt 13.352 ha so với quy hoạch.

Tốc độ tăng trưởng cây mì, mía kéo diện tích bắp từ năm 2006 đến nay giảm bình quân 1,9%/năm; lúa cạn giảm 6,6%/năm và cà phê giảm 0,4%/năm… Điều quan ngại là diện tích tăng, nhưng năng suất cây trồng không tăng, hoặc tăng không đáng kể. Đồng thời mở rộng diện tích trồng mới trong điều kiện người dân tự chọn giống là nguy cơ du nhập mầm mống sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Giá vật tư cao, thị trường tiêu thụ không ổn định nên người dân không yên tâm đầu tư, dẫn đến việc chuyển giao tiến bộ khoa học vào sản xuất gặp trở ngại. Hơn nữa, tác động biến đổi khí hậu toàn cầu, hạn hán, sâu bệnh hại làm năng suất cây trồng không như mong đợi, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành nông nghiệp.

Năm 2011, tổng sản lượng lương thực ước đạt 500.674 tấn, giảm 28.158 tấn so với năm 2010. Nguyên nhân, sản lượng lương thực giảm là do diện tích cây trồng các loại trong vụ Đông Xuân năm 2011 bị hạn lên đến 17.929 ha; trong đó lúa mất trắng trên 4.224 ha. Tác động của hạn làm sản lượng bắp giảm trên 11.954 tấn; sản lượng lúa giảm 16.963 tấn; năng suất một số cây trồng như: Hồ tiêu, cà phê, mì, mía… giảm so với năm 2010.

Quang Văn - Anh Khoa

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang